Tiểu luận Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ việc xây dựng đạo đức sinh viên - pdf 13

Download Tiểu luận Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ việc xây dựng đạo đức sinh viên miễn phí



MỤC LỤC
Phần A : Lời mở đầu
Phần B : Nội dung
I. Phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Trung với nước hiếu với dân
I. Phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Trung với nước hiếu với dân
2. Thương yêu con người
3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
4. Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
II. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong việc rèn luyện và xây dựng đạo đức của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
1. Trách nhiệm đối với Tổ Quốc
a. Thực trạng
b. Trách nhiệm của chúng ta là gì?
2. Thái độ với con người.
a. Thực trạng
b. Chúng ta nên làm gì?
3. Đạo đức, tác phong, lối sống
a. Thực trạng
b. Giải pháp
• Đối với sinh viên
• Đối với nhà trường
Phần C: Kết luận
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35078/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

óa đã ảnh hưởng không nhỏ tới bộ phận này. Những giá trị đạo đức truyền thống, những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam gần như đang bị phai nhạt trong đời sống sinh viên. Chính vì vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cho sinh viên đang trở thành một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Thực tế đã chứng minh và sau khi học tập, tìm hiểu sâu sắc môn tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn ân cần của cô giáo Vũ Thị Tố Vân và các thầy cô trong bộ môn Mac-lênin, em đã chọn đề tài: “ Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ việc xây dựng đạo đức sinh viên trong giai đoạn đại học lao động xã hội hiện nay” .
Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Phương Thảo
B. NỘI DUNG
I. Phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Trung với nước hiếu với dân
Đây là phẩm chất, là chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của người cách mạng bởi mỗi con người đều có nhiều mối quan hệ khác nhau nhưng quan hệ với dân với nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là tâm điểm khi xét đạo đức của con người, của mỗi chiến sỹ cách mạng.
Hồ Chí Minh bàn đến trung hiếu với nghĩa là bổn phận và trách nhiệm của con người nhưng đã gạt bỏ nội hàm của khái niệm cũ, những hạn chế trong tư tưởng đạo đức của nho Nho giáo, đưa vào đó là những nội dung đạo đức mới là trung với nước hiếu với dân.
Nội dung chủ yếu của trung với nước là :
Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.
Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng.
Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước.
Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là :
Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
2. Thương yêu con người
Dưới góc độ đạo đức Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: trên thế giới này chỉ có 2 giống người bóc lột và bị bóc lột. Những người bị bóc lột dù màu da, tiếng nói, chủng tộc có khác nhau vẫn có thể thương yêu nhau như anh em một nhà, vẫn có thể đại đoàn kết đại hoà hợp. Trên thế giới chỉ có tình hữu ái thật sự là tình hữu ái vô sản.
Sự thương yêu con người của Hồ Chí Minh không phải là chung chung trìu tượng mà luôn được được nhận và giải quyết lập trường của giai cấp công nhân. Tình thương yêu đó hướng tới các dân tộc bị áp bức, hướng tới giai cấp vô sản, hướng tới người nô lệ, người cùng khổ.
Tình thương yêu đó vừa bao la vừa rộng lớn, vừa gần gũi với từng bộ phận con người. Những số phận càng nhiều đau khổ thì tình cảm của Hồ Chí Minh giành cho họ càng nồng cháy.
Tình thương đó vừa gắn với nhân loại đồng thời luôn gắn với những hành động cách mạng của Hồ Chí Minh.
3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức cũ được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc đưa vào những yêu cầu và nội dung mới. Người chỉ ra rằng: phong kiến nêu ra cần kiệm, liêm, chính nhưng không thực hiện, ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiệnlàm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất "trung với nước, hiếu với dân".
Hồ Chí Minh khẳng định " cần, kiệm, liêm, chính" là vấn đề cần thiết và quan trọng đối với cán bộ Đảng viên bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đối với cá nhân của họ mà còn ảnh hưởng đến Đảng và Nhà nước, đến quá trình cách mạng. nếu họ là người có quyền hành là người lãnh đạo mà thiếu lương tâm, không có đạo đức thì dễ trở nên hủ bại, dễ biến thành sâu mọt đục khoét của dân.
Cần, kiệm, liêm, chính còn có ý nghĩa to lớn đối với cả một dân tộc "là thước đo sự giàu có về vật chất, sự vững mạnh, tiến bộ về mặt tinh thần của dân tộc". Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc văn minh tiến bộ.
Chí công vô tư: đây là khái niệm nối tiếp với cần, kiệm, liêm, chính nhưng nó cũng có những nội hàm riêng:
+ Chí công vô tư theo Hồ Chí Minh: đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của tổ quốc và nhân dân lên trên hết, lên trước lợi ích của bản thân “ lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, là “ Đảng viên đi trước làng nước theo sau”.
+ Đây là cái đối lập với chủ nghĩa cá nhân bởi chủ nghĩa cá nhân như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: đó là giặc nội xâm, giặc trong lòng, là thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh, là trở lực trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa cá nhân không chỉ nguy hại với mỗi con người mà còn nguy hại cho cả dân tộc. Vì vậy Hồ Chí Minh cho rằng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa cá nhân, xây dựng tinh thần chí công vô tư.
+ Hồ Chí Minh cũng lưu ý phân biệt đâu là chủ nghĩa cá nhân đâu là lợi ích cá nhân con người. Theo quan điểm của Hồ Chí minh, chỉ ở trong chế độ XHCN thì mỗi người mới có điều kiện cải thiện đời sống của riêng mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình.
4. Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung
Tư tưởng Hồ Chí minh là sự thống nhất, hòa quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và của xã hội chủ nghĩa.
Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ chí Minh rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc. Người khẳng định: bốn phương vô sản; bốn bể đều là anh em, giúp bạn là giúp mình, thắng lợi của mình cũng là thắng lợi của nhân dân trên thế giới. Người đã góp phần to lớn, có hiệu quả xây đắp tình đoàn kết quốc tế, tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới, đối thoại thay cho đối đầu, kiến tạo một nền văn hóa hòa bình trên thế giới.
II. Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong việc rèn luyện và xây dựng đạo đức của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
1. Trách nhiệm đối với Tổ Quốc
a. Thực trạng
Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn, thương người sống nghĩa tình, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Nhờ những điều kiện khách quan hết sức thuận lợi ấy mà phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa trong sạch, lành mạnh khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập, sống c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status