Tiểu luận Tìm hiểu sự vận dụng quy luật qua hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - pdf 13

Download Tiểu luận Tìm hiểu sự vận dụng quy luật qua hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước miễn phí



Mục lục
 
Chương 1 3
1. Khái niệm cách sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. 3
1.1. cách sản xuất : 3
1.2. Lực lượng sản xuất (LLSX). 3
1.3- Quan hệ sản xuất : (QHSX). 5
2. Biện chứng giữa các yếu tố của phát triển sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất . 8
Chương 2 11
1. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa ở nước ta : 11
2. Đặc điểm của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 11
3. Sự vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất của Đảng ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 12
Kết luận 26
Tài liệu tham khảo 27
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34878/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

t định và chi phối việc tổ chức quản lý quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm làm ra.
Trong các hình thái kinh tế - xã hội mà loài người đã từng trải qua, lịch sử đã được chứng kiến sự tồn tại của hai loại hình sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất : Sở hữu tư liệu và sở hữu công cộng. Sở hữu tư nhân, tư hữu : tư liệu chỉ nằm trong tay một số ít người nên của cải xã hội không thuộc về số đông mà thuộc về số ít đó, dẫn đến các quan hệ xã hội trở thành bất bình đẳng, quan hệ thống trị và bị trị. Đối kháng xã hội trong các xã hội tồn tại chế độ tư hữu tiềm tàng khả năng trở thành đối kháng gay gắt . (Chủ nghĩa Tư bản là đỉnh cao của loại sở hữu này). Ngược lại, sở hữu công cộng là loại hình sở hữu mà tư liệu sản xuất thuộc ề mọi thành viên của mỗi cộng đồng. Trên cơ sởđó về mặt nguyên tắc, các thành viên của mỗi cộng đồng bình đẳng với nhau trong tổ chức lao động và trong phân phối sản xuất. Quan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. C.Mác và P.Ănghen đã chứng minh rằng chế độ tư bản chủ nghĩa không phải là hình thức sở hữu cuối cùng mà chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, dù sớm hay muộn cũng sẽ đóng vai trò phủ định đối với chế độ tư hữu.
Quan hệ quản lý sản xuất và tổ chức có khả năng quyết định một cách trực tiết quy mô, tốc đô, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cụ thể. Các quan hệ về mặt tổ chức và quản lý sản xuất luôn có xu hướng thích ứng với kiểu quan hệ sở hữu thóng trị của mỗi nền sản xuất cụ thể. Do vậy, việc sử dụng hợp lý các quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất sẽ cho phép toàn bộ hệ thống . Quan hệ sản xuất có khả năng vươn tới tối ưu. Ngược lại thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh các quan hệ trên, quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Nó có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người, nên các quan hệ phân phối là “chất xúc tác” của các quá trình kinh tế - xã hội. Quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sự sản xuất nhưng trong trường hợp ngược lại nó có khả năng kìm hãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
2. Biện chứng giữa các yếu tố của phát triển sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất .
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau để hình thành nên cách sản xuất . Trong mối quan hệ đó, lực lượng sản xuất là yếu tố động, là nội dụng quyết định quan hệ sản xuất, còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, là hình thức biểu hiện và có tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự tác động lẫn nhau giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ mang tính chất biện chứng. quan hệ này biểu hiện thành quy luật cơ bản nhất của sự vận động của đời sống xã hội - quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Trình độ lực lượng sản xuất nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên nhằm bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện ở :
Trình độ của công cụ lao động.
Trình độ tổ chức lao động xã hội.
luật cơ bản nhất của sự vận động của đời sống xã hội - quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Trình độ lực lượng sản xuất nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên nhằm bảo đảm cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện ở :
Trình độ của công cụ lao động.
Trình độ tổ chức lao động xã hội.
Trình độ ứng dụng khoa học và sản xuất.
Trình độ phân công lao động.
Kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người
Trình độ lực lượng sản xuất quy định các hìnhtwhcs tổ chức sản xuất như phân công lao động, hợp tác lao động, tập trung sản xuất… đòi hỏi những hình thức sở hữu, quản lý, phân phối phù hợp. Điều này có nghĩa là lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất như thế ấy.
Bên cạnh khái niệm trình độ của lực lượng sản xuất còn có khái niệm tính chất của lực lượng sản xuất. Chính P.Ănghen đã sử dụng khái niệm này để phân tích lực lượng sản xuất trong các cách sản xuất khác nhau. Khi sản xuất ở trình độ sử dụng các công cụ thủ công thì lực lượng sản xuất mang tính chất cá nhân là chủ yếu. Còn khi nền sản xuất được thực hiện với các máy móc hiện đại thì sẽ mang tính chuyên môn hoá, có sự hợp tác rộng rãi. Tuy nhiên trên thực tế, tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất không tách biệt với nhau.
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất cũng tác động trở lại lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất sẽ có tác dụng “mở đường làm cho lực lượng sản xuất phát triển . VD : Nhờ có quan hệ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 1960 - 1970 mà nhiều công trình thuỷ lợi và hệ thống đường giao thông trên đồng ruộng được hình thành . Quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. VD :cơ chế phân phối mang nặng tính bình quân, bao cấp trong những năm trước đổi mới đã hạn chế nhiều tới sự năng động, sáng tạo của người lao động và thủ tiêu động lực phát triển sản xuất kinh doanh.
Quan hệ sản xuất nhất thiết phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là một quy luật khách quan vận động trong cách sản xuất.
Trong cách sản xuất thì lực lượng sản xuất là yếu tố thường xuyên biến đổi vì khoa học kỹ thuật biến đổi không ngừng, còn quan hệ sản xuất thường biến đổi chậm hơn, trở nên lạc hậu so với lực lượng sản xuất.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp nữa, trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển, khi đó sẽ xảy ra một cuộc cách mạng, xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ xác lập quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn và một cách sản xuất mới ra đời. Điều này là một quy luật. Nhờ sự vận động của quy luật này mà loài người đã chuyển từ cách sản xuất này sang cách sản xuất khác. và Lịch sử loài người đã phát triển qua 5 cách sản xuất là : cách sản xuất công xã nguyên thuỷ, cách sản xuất chiếm hữu nô lệ, cách sản xuất phong kiến, cách sản xuất tư bản chủ nghĩa và đang quá đố xây dựng cách sản...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status