Bước đầu nghiên cứu về tính hiệu quả của dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông Đà - pdf 13

Download Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu về tính hiệu quả của dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông Đà miễn phí



Đất là một trong ba yếu tố tổng hợp của môi trừơng. Cùng với nước và không khí, đất là yếu tố của sự sống của các loài động và thực vật. Đất có tầm quan trọng đặc biệt xét dưới góc độ môi trường. Với đặc thù độc đáo mà không một vật thể tự nhiên nào có được, đó là độ phì nhiêu, đất cung cấp dinh dưỡng cho toàn bộ cây trồng vật nuôi, giúp nó sinh sôi nảy nở và phát triển. Đất là chỗ dựa cho tất cả các hệ sinh thái. Đất giữ nhiệt độ làm giảm sức nóng thiêu đốt của mặt trời bằng những tầng đất của mình. Vì vậy, đất là một trong những yếu tố quan trọng để điều hoà nhiệt độ và điều hoà khí hậu. Đất còn là túi lọc chuyển nước bề mặt thành nước ngầm và chứa trong lòng nó vô khối mạch nước tinh khiết. Đất điều hoà lưu lượng nước trên hành tinh. Đất có vai trò quan trọng như vậy, nó không chỉ quan trọng với mọi thứ mà còn đặc biệt quan trọng đối với nguồn nước.Mặc dù thấy được vai trò của tài nguyên đất nhưng dự án cấp nước sông Đà không thể không tác động đến tài nguyên đất. Tuy vậy dự án sẽ chỉ tác động ở mức độ nhỏ nhất định nếu chủ đầu tư dự án biết cách sử dụng hợp lý. Công trình cấp nước để có thể xây dựng được cần có một diện tích đất đai, trong quá trình xây dựng vận hành người ta cũng sẽ vứt vào đất một lượng thải nhất định nhưng chưa đến mức nguy hại cho đất, nước thải cũng được xử lý trước khi đổ vào đất.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34813/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ào tháng 7- 8, các đỉnh lũ cách nhau khoảng 10 ngày, có khi chỉ 3- 5 ngày nếu có mưa liên tiếp. Lưu lượng lũ lớn nhất hàng năm có biên độ dao động lớn, trị số cao nhất và thấp nhất chênh lệch nhau 3- 5 lần.
Mùa kiệt trên Sông Đà kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5. Trong bảy tháng mùa khô cạn, lượng mưa chỉ chiếm 15- 20% lượng mưa năm, số ngày mưa chỉ có khoảng 45- 49 ngày; tổng lượng dòng chảy mùa cạn chỉ bằng 22- 23% tổng lượng nước trong năm.
Độ khoáng hoá trung bình của nước Sông Đà vào khoảng 200 mg/lít, thuộc loại trung bình. Độ khoáng hoá tăng dần từ Lai Châu (167 mg/ lít) tới Hoà Bình (182 mg/ lít). Độ pH giao động ttrong khoảng 5- 8, thuộc loại trung tính hay áxit yếu. Nước Sông Đà thuộc loại mềm, độ cứng trung bình bằng 1,64- 2 mg/lít, độ cứng nhỏ nhất và lớn nhất quan trắc được bằng 2- 60 mg/ lít. Các iôn sắt và các iôn khác như NO2, NO3 NH4, P2O5 đều có hàm lượng rất nhỏ. Hàm lượng oxy hoà tan giao động trong mùa lũ từ 6 đến 9,3 mg/ lít và từ 6,4 đến 8,4 mg/ lít trong mùa kiệt. Với những tính chất nêu trên, nước Sông Đà đủ tiêu chuẩn nước sạch của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu về nông nghiệp, công nghiệp.
Qua việc phân tích, đánh giá lưu lượng và chất lượng của nguồn nước mặt Sông Đà, ta thấy việc cung cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước Sông Đà là hoàn toàn hữu ích. Nó vừa đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho Hà Nội vừa góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm, đồng thời điều tiết dòng chảy lũ trên Sông Đà, qua đó chủ động phòng chống lũ cho cả vùng hạ lưu đập Hoà Bình gồm thủ đô Hà Nội và đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước ta.
Điều kiện kinh tế xã hội
Tây Bắc nói chung và lưu vực Sông Đà nói riêng là vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước. GDP đầu người năm 1994 ước tính vào khoảng 155 USD. Nhịp độ tăng trưởng trong giai đoạn 1988- 1995 là 9%/ năm. Nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, với đặc thù du canh trên nương dẫy. Quỹ đất nông nghiệp bình quân đầu người vào khoảng 0,15 ha. Sản xuất công nghiệp còn rất yếu kém. Vào năm 1995 Sơn La và Lai Châu là hai trong tám tỉnh có số cơ sở sản xuất công nghiệp ít nhất trong cả nước. Tổng mức đâu tư xây dựng cơ bản cho cả hai tỉnh Sơn La và Lai Châu chỉ bằng 3,32% tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản của cả nước. Hàng năm nhà nước phải tài trợ cho tỉnh Lai Châu khoảng 85% ngân sách và cho tỉnh Sơn La 76% ngân sách
Hoạt động dịch vụ và thương mại chưa đáng kể, tập chung chủ yếu vào các thị xã và thị trấn nhỏ. Ngành du lịch trong vài năm qua có ít nhiều phát triển song còn rất cùng kiệt nàn, sức thu hút thấp. Hệ thống giao thông thuỷ bộ đều kém phát triển, phương tiện giao thông ít ỏi. Giao thông nông thôn tại các vùng cao, vùng xa vào loại thấp nhất cả nước. Chi phí vận chuyển nhu yếu phẩm lên vùng cao, vùng xa chiếm khoảng 30% giá trị hàng hoá.
Tổng số dân trên lưu vực Sông Đà thuộc địa phận Lai Châu và Sơn La có khoảng 2 triệu người vào năm 1995, tỷ lệ gia tăng dân số vào khoảng 3%/ năm. khu vực này là nơi cư trú của 30 dân tộc anh em. Trình độ dân trí của vùng nói chung còn thấp, nạn thất học, mù chữ, tái mù chữ còn khá phổ biến tại các vùng hẻo lánh. Tình trạng suy dinh dưỡng, dịch bệnh lan truyền, thiếu thuốc men, thiếu nước sạch, thiếu những điều kiện tối thiểu về vệ sinh môi trường và cơ sở chăm sóc sức khoẻ cho dân cũng phổ biến tại vùng này.
Do đó nếu việc xây dựng dự án cấp nước cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông Đà thì sẽ tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho vùng phát triển tốt hơn, đảm bảo cho cuộc sống của người dân được cải thiện, nâng cao hơn.
Chương 3
phân tích chi phí lợi ích dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông Đà
3.1. Phân tích chi phí
3.1.1. Phân tích chi phí tài chính
3.1.1.1 Chi phí xây dựng công trình cấp nước sông Đà
Tổng vốn đầu tư cho xây dựng công trình cấp nước sông Đà là 883.500 triệu đồng. Trong đó chi phí cho các hạng mục công trình được phân bổ như sau:
-Phần xây lắp công trình
-Phần máy móc, thiết bị
-Mạng lưới đường ống
-Đền bù, giải phóng mặt bằng
-Chi phí khác( các công tác chuẩn bị tài liệu, mua công cụ thi công, hỗ trợ kỹ thuật).
Bảng 3.1 Kinh phí xây dựng công trình cấp nước sông Đà chia theo phần việc
đơn vị: triệu đồng
STT
Phần việc
Chi phí
1
Xây lắp
283.201.,25
2
Máy móc, thiết bị
85.540
3
Mạng lưới đường ống
345.386
4
Đền bù, giải phóng mặt bằng
52.158,75
5
Các chi phí khác
117.214
6
Tổng
883.500
Nguồn công ty tư vấn nước và môi trường
3.1.1.2 Chi phí vận hành bảo dưỡng
Chi phí vận hành bảo dưỡng bao gồm:
-Chi phí sản xuất
-Chi phí nhân công
-Chi phí bảo dưỡng ,sửa chữa
-Chi phí khác
*Chi phí sản xuất: bao gồm chi phí điện năng, chi phí hoá chất
-Chi phí điện năng:
Là khoản chi phí phụ thuộc vào lượng nước bơm. Đơn giá điện được sử dụng tính trong công trình là 1.000 đồng/ KWh/ m3.Tiêu thụ điện trung bình là 0,335KWh/m3 Để sản xuất 1m3 nước, tiền điện là:
1000đ/ KWh/ * 0,3353KWh/ m3 =335,3 đ/ m3
Với công suất300.000 m3/ ngđ thì một ngày chi phí cho điện năng là:
300.000 m3 * 335,3 đ/ m3 = 100,59 triệu/ ngđ
như vậy chi phí điện năng cho một năm là:
100,59 triệu/ ngđ *365 ngày =36.715,35 triệu
-Chi phí hoá chất
+Nước thô
. Hoá chất phèn: Liều lượng phèn cho vào nước thô là 30g/ m3
Giá phèn là: 2.500đ/ kg (2,5đ/ g)
ị Chi phí phèn trong một ngày là:
2,5đ/ g *30g/ m3 *300.000 m3 =22,5 triệu
ịChi phí phèn cho một năm là:
22,5 triệu/ ngày *365 ngày = 8.212,5 triệu
. Hoá chất vôi: liều lượng vôi cho vào nước thô là 50g/ m3
giá vôi là: 900đ/ kg( 0,9đ/ g)
ị Chi phí vôi cho một ngày là:
50g/m3 *300.000 m3/ ngđ * 0,9 đ/g =13,5 triệu
ị Chi phí vôi cho một năm:
13,5 triệu/ngđ *365 ngđ =4.927,5 triệu
+ Nước sạch
. Hoá chất phèn: liều lượng 50g/m3
giá: 2.500 đ/kg (2,5 đ/g)
ị Chi phí phèn một ngày
50 g/m3 *2,5 đ/ g *300.000 m3/ ngđ =37,5 triệu
Chi phí phèn một năm là:
37,5 triệu / ngày*365 ngày = 13687,5 triệu
.Hoá chất PAA: liều lượng 3g/ m3 ,
giá PAA là 20.000đ/kg (20đ/ g)
ị Chi phí hoá chất PAA trong một ngày là:
3g/ m3 *20 đ/g *300.000 m3/ ngđ =18 triệu
ị Chi phí hoá chất PAA trong một năm:
18 triệu/ ngđ *365 ngày = 6.570 triệu
. Hoá chất vôi: liều lượng vôi cho nước sạch: 50g/ m3
giá vôi: 900đ/ kg ( 0,9 đ/g)
ị Chi phí vôi cho một ngày: 50g/ m3 * 0,9 đ/g *300.000 m3/ngđ =13,5 triệu
ịChi phí vôi cho một năm:
13,5 triệu/ng *365 =4.927,5 triệu
. Hoá chất clo: Liều lượng clo cho nước sạch 2,9g/ m3
giá clo:4.500đ/ kg ( 4,5 đ/g)
ịChi phí clo cho một ngày: 2,9 g/ m3 *4,5 đ/ g *300.000 m3 /ngđ =3,915 triệu
ịChi phí clo cho một năm:
3,915 triệu/ ngđ *365 ngđ =1.428,975 triệu
Như vậy tổng chi phí hoá chất cho một năm là:
8.212,5 +4.927,5 +13.687,5 +6.570 +4.927,5 +1.428, 975 =39.753,975 triệu
-Chi phí vật liệu phụ
chi phí vật liệu phụ lấy 5% chi phí hoá chất
ị Chi phí vật liệu phụ tính cho một nămlà:
39.753,975 *5% = 1.987,69875 triệu
Chi phí nhân công
Chi phí cho nhân công bao gồm: tiền lương cơ bản, tiền bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm ytế, trợ cấp độc h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status