Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (Nghiên cứu vận dụng tại Nhà máy len Hà Đông) - pdf 13

Download Chuyên đề Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (Nghiên cứu vận dụng tại Nhà máy len Hà Đông) miễn phí



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1. Sự cần thiết quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
1.1.1. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường
1.1.2. Tính tất yếu của việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
1.2. Nội dung công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
1.2.1. Thiết lập căn cứ về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
1.2.2. Phân cấp trong quản lý
1.2.3. Tổ chức thực hiện
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
1.3.1. Quan điểm của nhà nước về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý
1.3.3. Sự phù hợp của các văn bản pháp luật liên quan
1.3.4. Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý
1.3.5. Môi trường kinh tế-chính trị-xã hội
 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI NHÀ MÁY LEN HÀ ĐÔNG
2.1. Tổng quan Nhà máy len Hà Đông
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2. Bộ máy quản lý
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất và tiêu thụ
2.2. Thực trạng quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông
2.2.1. Cơ sở thực hiện quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông
2.2.2. Tổ chức thực hiện
2.3. Những đánh giá chung
2.3.1. Thành tựu
2.3.2. Hạn chế
2.3.3. Nguyên nhân
 
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI NHÀ MÁY LEN HÀ ĐÔNG
KẾT LUẬN Trang
 
1
 
 
 
 
 
 
3
6
 
8
14
18
 
 
25
26
27
28
29
 
 
 
 
 
 
30
31
34
 
 
 
36
37
 
 
55
58
62
 
65
 
70
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34786/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đây còn là cơ quan trực tiếp hay gián tiếp ban hành các chính sách, chế độ về quản lý vốn tại các doanh nghiệp. Bởi vậy, sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích và đưa ra được những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra được những chính sách quản lý đúng đắn hay không? Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lương tâm trách nhiệm hay không?
1.3.5. Môi trường kinh tế-chính trị-xã hội
Sự ổn định về kinh tế-chính trị-xã hội là nhân tố quan trọng, có tác động lớn tới hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp và do đó tác động tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Môi trường chính trị-xã hội ổn định, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, ít lạm phát và ít biến động sẽ tạo ra cho các nhà đầu tư một tâm lý yên tâm trong quá trình huy động và sử dụng vốn, do đó vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước có điều kiện được bảo toàn và phát triển.
Nền kinh tế nước ta mới chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường-một cơ chế kinh tế luôn được quan niệm là năng động, bất ổn định, chứa đựng nhiều cơ hội và cả những khó khăn. Trong thời gian qua, do nhiều lý do như ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực, thiên tai khiến môi trường kinh tế nước ta chưa thực sự ổn định. Mặt khác, môi trường kinh tế hiện nay của nước ta còn đang thiếu nhiều yếu tố cần thiết để tạo điều kiện cũng như tạo động lực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các nhân tố trên đây đều tác động lớn tới hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy việc nghiên cứu tác động của từng nhân tố cũng như tác động tổng hợp của các nhân tố tới hoạt động quản lý vốn nhà nước là hết sức cần thiết. Từ đó tìm ra được các nguyên nhân dẫn đến những bất hợp lý trong hoạt động quản lý vốn nhà nước, rồi đưa ra những đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len hà đông
2.1. Tổng quan Nhà máy len Hà Đông
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển
Nhà máy len Hà Đông là một doanh nghiệp nhà nước, được khởi công xây dựng vào tháng 4/1958. Năm 1959, chính thức đi vào hoạt động và có tên là Nhà máy nhuộm in hoa Hà Đông. Khi đó, Nhà máy chỉ là một cơ sở gia công nhuộm tẩy các mặt hàng vải lụa, sợi thuộc công ty Bông vải, sợi-Bộ nội thương. Ban đầu, công nghệ sản xuất chủ yếu là sản xuất thủ công tren chảo rang và hong khô ngoài trời.
Tháng 1/1961, Nhà máy chính thức được chuyển sang cho bộ Công nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp in hoa Hà Đông. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp lúc đó là in hoa trên vải và khăn mặt bông, nhuộm vải sợi phục vụ tiêu dùng trong nước.
Năm 1973, theo kế hoạch đầu tư mở rộng của Bộ Công nghiệp nhẹ, xí nghiệp được đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất len phục vụ cho dệt thảm xuất khẩu. Nhờ đó, thiết bị sản xuất của xí nghiệp được cơ khí hoá dần dần. Đến năm 1977, xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy len nhuộm Hà Đông, thuộc Liên hiệp các xí nghiệp dệt Bộ công nghiệp.
Từ năm 1990, thực hiên chương trình Đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, Nhà máy đã tiến hành tổ chức lại sản xuất và sắp xếp lại lao động. Để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa, Nhà máy đã xây dựng thêm một bộ phận dệt thảm len xuất khẩu, đồng thời phát triển thêm dây truyền in vải hoa (là nghề truyền thống của nhà máy). Cũng trong năm này, Nhà máy đổi tên thành Công ty len Hà Đông. Năm 1996, Nhà máy đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất len Acrylic đan áo từ xơ hoá học với dây chuyền công nghệ và máy móc nhập khẩu từ Pháp.
Năm 1999, Nhà máy chính thức sát nhập trở thành đơn vị trực thuộc Công ty len Việt Nam (thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam) và mang tên Nhà máy len Hà Đông. Hiện mặt hàng chủ yếu của Nhà máy là len thảm và len Acrylic; ngoài ra, nhà máy còn nhận gia công nhuộm vải và in hoa.
Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Nhà máy đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất. Từ một cơ sở gia công, sản xuất thủ công ban đầu, đến nay đã trở thành một nhà máy với 320 cán bộ công nhân viên. Trong những năm gần đây, do biến động của thị trường tiêu thụ, sản phẩm của nhà máy phải cạnh tranh với các hàng hoá nhập lậu bằng các đường tiểu nghạch qua biên giới nên Nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, Nhà máy vẫn luôn cố gắng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo việc làm cho số lao động hiện có.
2.1.2. Bộ máy quản lý
Tổng công ty dệt may Việt Nam
Nhà máy len Hà Đông hiện là thành viên hạch toán phụ thuộc Công ty len Việt Nam, một thành viên (hạch toán độc lập) của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Bởi vậy giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, thể hiện ở các mặt sau:
Nhà máy len Hà Đông
Công ty len Việt Nam
Tổng công ty Dệt - May Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, gồm các thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong ngành dệt, may mặc, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao; nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cụ thể là:
+ Đổi mới công nghệ, trang thiết bị theo chiến lược phát triển của Tổng công ty
+ Giao lại cho các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các nguồn lực mà Tổng công ty đã nhận của Nhà nước; điều chỉnh những nguồn lực đã giao cho các đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết, phù hợp với kế hoạch phát triển chung của toàn Tổng công ty.
+ Lựa chọn, khai thác và mở rộng thị trường trong và ngoài nước; hướng dẫn và phân công thị trường cho các đơn vị thành viên; được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.
+ Hướng dẫn giá hay khung giá xuất, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm và dịch vụ trong Tổng công ty; quy định khung giá xuất, nhập khẩu một số vật tư, nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm và dịch vụ quan trọng. Trường hợp các đơn vị thành viên phải áp dụng mức giá không nằm trong khung giá xuất, nhập khẩu do Tổng công ty quy định thì phải được sự đồng ý của Tổng Giám đốc.
+ Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, vật tư chủ yếu, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước.
Công ty Len Việt nam là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được Tổng công ty dệt may Việt Nam giao vốn,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status