Vấn đề làng nghề được phản ánh trên Báo Hà Tây - pdf 13

Download Khóa luận Khóa luận Vấn đề làng nghề được phản ánh trên Báo Hà Tây miễn phí



MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 1. Khái quát về làng nghề ở Hà Tây
1.1. Tiềm năng làng nghề
1.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn ở Hà Tây
1.3. Thực trạng làng nghề ở Hà Tây
1.3.1. Tổng số lượng làng nghề
1.3.2. Tình hình phân bố làng nghề
1.3.3. Thành quả kinh tế- xã hội cao của làng nghề
1.3.4. Những tồn tại kìm hãm sự phát triển mạnh của làng nghề
1.4. Đường lối của Đảng, Nhà nước và chính quyền Hà Tây trong việc phát triển làng nghề
Chương 2. Thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây
2.1. Từ góc độ hiệu quả kinh tế
2.1.1. Làng nghề truyền thống và những cá nhân làng nghề đạt hiệu quả kinh tế cao
2.1.2. Làng nghề truyền thống đạt hiệu quả kinh tế thấp đang có nguy cơ mai một
2.1.3. Những làng nghề mới “ nhân cấy” đang phát triển mạnh mẽ
2.2. Từ góc độ văn ho
2.2.1. Làng nghề nơi bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thốngthể hiện bản sắc văn hoá dân tộc
2.2.2. Sản phẩm làng nghề- văn hoá tinh thần kết tinh trong văn hoá vật thể
2.2.3. Nét đẹp văn hoá làng nghề đang có nguy cơ mai một theo sự mai một của nghề
2.2.4. Làng nghề đồng thời là làng văn hóa
2.3. Từ góc độ xã hội
2.3.1. Làng nghề tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, góp ổn định an ninh trật tự xã hội
2.3.2. Đẩy mạnh dạy nghề, đào tạo nghề
2.3.3. Vai trò tích cực của các tổ chức xã hội trong việc phát triển làng nghề
2.4. Từ góc độ môi trường
2.4.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và giải pháp khắc phục
2.4.2. Biểu dương những làng nghề giữ gìn tốt môi trường sinh thái
2.5. Hướng mở cho sự phát triển của làng nghề
2.5.1. Hình thành hiệp hội làng nghề và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề
2.5.2. Hình thành điểm công nghiệp làng nghề
2.5.3. Gắn du lịch với phát triển làng nghề
2.5.4. Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm làng nghề
Chương 3. Hệ thống thể loại và hình thức thể hiện
3.1. Các thể loại thường được sử dụng
3.1.1. Thể loại tin
3.1.2. Bài phản ánh
3.1.3. Phóng sự
3.2. Hình thức thể hiện
3.2.1. Chuyên trang và chuyên mục
3.2.2. Ảnh
3.2.3. Ngôn ngữ
3.2.4. Ngôn ngữ tít bài
3.3. Thông tin về làng nghề ở Hà Tây trên Báo Hà Tây trong mối tương quan với một số tờ báo khác
3.3.1. Về nội dung thông tin
3.3.2. Về hình thức thể hiện
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35723/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

là có bột mới gột nên hồ” mà khả năng của một người, một gia đình là có hạn. Khôi phục nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động ở địa phương, làm giàu cho gia đình và xã hội là việc làm có ý nghĩa, do đó cần sự nỗ lực của tất cả mọi người. Sản phẩm của làng nghề vừa mang giá trị kinh tế vừa thể hiện bản sắc văn hoá. Việc nhân cấy nghề, khôi phục nghề truyền thống cần có cách làm bài bản và sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương và các cơ quan chủ quản. Nếu chỉ dựa vào tâm huyết và cách làm nhỏ lẻ của một vài người thì kết quả sẽ hạn chế rất nhiều. Hà Tây là đất trăm nghề, phát huy thế mạnh của làng nghề trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là việc làm cần thiết.
Qua bài báo này, người dân Hà Tây và nhất là thế hệ trẻ làng nghề, những nhà chức trách, chính quyền địa phương sẽ nhận ra rõ hơn tấm lòng yêu say nghề của nghệ nhân cha ông mình, cảm động và trân trọng hơn những giá trị văn hoá làng nghề. Hiệu quả thông tin đã thể hiện từ sự tác động, ảnh hưởng tới tâm tư, tình cảm và hành động của độc giả tiếp nhận thông tin. Và, trăn trở của cụ Biểu sẽ là trăn trở chung của tất cả mọi người, cụ sẽ không còn đơn độc trong cuộc khôi phục làng nghề. Với sự quyết tâm chung, sự đồng lòng đó, làng nghề với những giá trị văn hoá đẹp sẽ không bị mai một mà phát triển ngày thêm bền vững. Bởi lẽ, bảo tồn và phát triển làng nghề chính là nền tảng phát huy những giá trị văn hoá dân tộc cũng là cách làm tăng trưởng kinh tế nông thôn. Đây cũng là cách làm tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào lòng mỗi người Việt tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hoá Việt Nam.
2.2.4. Làng nghề đồng thời là làng văn hóa.
Gắn sự phát triển của ngành nghề TTCN với việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng làng văn hoá, khu phố văn minh là chủ trương đúng đắn. Rất nhiều làng ở Hà Tây được tỉnh công nhận hai danh hiệu: làng nghề CN-TTCN đồng thời là làng văn hoá.
Một loạt các bài viết: Làng nón, làng văn hoá Phú Xuyên( HT, 26-6- 04); Đổi thay ở làng Trung Thượng ( HT, 21-8-04); Tìm đường đến ấm no ( HT, 11-9-04); Đời sống mới ở Đại Phu( HT, 5-3-05); Điểm sáng bên bờ sông Đáy( HT,6-3-05);....phản ánh sự kết hợp giữa nét đẹp và giầu, giữa phát triển kinh tế đồng thời phát triển văn hoá làng nghề.
Tại các làng này, đời sống người dân cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần đều thật sự đổi thay. “ Đến Trung Thượng hôm nay, thấy đường làng, ngõ xóm đều được bê tông hoá thoáng thông, sạch sẽ, với đầy đủ hệ thống cống rãnh thoát nước, hệ thống đèn đường phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện. Hệ thống đài phát thanh, tủ sách của thôn hoạt động thường xuyên phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền.”.( Bài Đổi thay ở làng Trung Thượng) và đời sống vật chất từ làm nghề thất đáng biểu dương: “Trung Thượng có 70% số lao động tham gia làm hàng bông.. Tổng doanh thu từ nghề truyền thống đạt 74% tổng thu nhập, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người đạt gần 4 triệu đồng/năm”.
Tiêu chuẩn làng nghề hay làng văn hoá không phải tự nhiên có được mà đòi hỏi một quá trình nỗ lực cố gắng không ngừng, làng nghề Đại Phu là một ví dụ tiêu biểu. Trong bài, nhân dân nơi đây vừa nỗ lực lao động sản xuất nghề “ nhà nhà lách cách tiếng chẻ lạt, đan hàng phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động lúc nông nhàn” vừa tiến hành nhiều biện pháp thiết thực để xây dựng nếp sống văn hoá trong cộng đồng: “ mở hội nghị bình xét thi đua giữa các cụ trong hội đạt gương sáng, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo.....thường xuyên tuyên truyền trên loa để các hộ gia đình tự liên hệ đối chiếu”.( Sức sống mới ở Đại Phu;HT, 5-3-05) . Với sự đồng lòng quyết tâm của toàn thể người dân, làng nghề Đại Phu đã trở thành làng kiểu mẫu qua sự kết hợp hài hoà giữa xây dựng kinh tế giàu mạnh với xây dựng nếp sống văn hoá mới, đời sống văn hoá mới.
Phấn đấu đạt danh hiệu làng nghề đồng thời là làng văn hoá là mục tiêu chung của tất cả các làng có nghề trong tỉnh. Bởi làng nghề và làng văn hoá có mối quan hệ mật thiết, bổ xung cho nhau. Kinh tế làng nghề phát triển chính là góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy truyền thống nhân nghĩa, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau; và ngược lại yếu tố văn hoá cũng có tác động tích cực trở lại, tạo nên sự phát triển bền vững, tạo nên nét đẹp riêng mà cũng rất chung mang đậm bản sắc Việt cho làng nghề.
Thông qua các bài viết từ góc độ văn hoá, Báo Hà Tây đã giúp cho những người thợ thêm yêu nghề nghiệp truyền thống tổ tiên đồng thời thức tỉnh thế hệ trẻ, giúp họ nhận ra nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc được lưu giữ trong làng nghề; giúp họ thêm trân trọng, nâng niu hơn những sản phẩm thủ công độc đáo, kết tinh từ bàn tay, khối óc, từ lòng yêu nghề, say nghề, từ khát khao sáng tạo theo quy luật cái đẹp để phục vụ làm đẹp cho đời, cho người. Cái đẹp độc đáo của sản phẩm làng nghề chính là kết tinh, hội tụ từ cái đẹp trong tâm hồn nghệ nhân.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, tình yêu làng nghề, yêu những truyền thống văn hoá làng nghề mà Báo Hà Tây đã tích cực thông tin, tuyên truyền còn khơi dậy niềm tự hào trong người dân làng nghề, để họ thấy vẻ đẹp của chính mình, của quê hương mình, hoà nhập mà không hoà tan, không làm mất đi bản sắc văn hoá riêng độc đáo. Từ đó, mỗi người ý thức hơn, trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn, duy trì và phát triển làng nghề truyền thống. Điều này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế mà sâu sắc hơn là gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, để nét đẹp văn hoá làng nghề sẽ được mãi lưu truyền và toả sáng.
2.3. từ góc độ xã hội.( Khảo sát 35 tin, bài).
Nhu cầu giải quyết việc làm và tình trạng thất nghiệp đặc biệt trong thanh thiếu niên là vấn đề gay gắt, bức xúc, diễn ra hàng ngày, hàng giờ đòi hỏi từng cá nhân và toàn xã hội phải có trách nhiệm quan tâm, giải quyết. Tỉnh Hà Tây có gần 2,5 triệu người, số người trong độ tuổi lao động chiếm gần 1/2 dân số; trong đó lao động ở khu vực nông thôn chiếm tới 76% tổng số lao động. Số người lao động có việc làm gần 98%, số người thiếu việc làm hơn 11%.
Qua tỷ lệ trên ta thấy, tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở nông thôn chiếm số lượng rất lớn. Thêm vào đó, việc sử dụng quỹ thời gian lao động của người có việc làm ở nông thôn còn thấp. Đây thực sự là áp lực không chỉ cho địa phương mà còn cho nhà nước trong việc hoạch định chính sách và hoàn thành những chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Trình độ của lực lượng lao động ở nông thôn cũng là điều đáng lo ngại. Thực tế, mới chỉ có 10% lao động có trình độ kỹ thuật do đó chất lượng lao động của nông thôn không thể đáp ứng được yêu cầu của thành thị. Vì vậy, dòng người ở nông thôn đổ ra thành phố kiếm việc làm thì cũng chỉ là bán sức lao động với mức lương rẻ m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status