Tiểu luận Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay - pdf 13

Download Tiểu luận Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . . . . 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐẠO GIA . . . 4
1. Lịch sử hình thành và phát triển . . . 4
2. Vài nét về cuốn “Đạo đức kinh” . . . 4
3. Nội dung chính trong hệ tư tưởng Đạo gia . . 5
3.1. Luận về vũ trụ . . . 5
3.2. Lý luận về đạo đức . . . 6
3.3. Học thuyết vô thần . . . 6
3.4. Phác . . . . 7
3.5. Tự nhiên . . . . 7
3.6. Luật phản phục. . . 7
3.7. Triết lý Vô . . . . 7
3.8. Thuyết Vô vi . . . 7
3.9. Xây dựng một quốc gia lý tưởng . . . 8
CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG VÔ VI CỦA ĐẠO GIA . . 9
1. Tư tưởng vô vi của Đạo gia . . . 9
1.1. Lý luận chung về thuyết vô vi của Lão Tử . . 9
1.1.1. Định nghĩa “vô vi” . . . 9
1.1.2. Cơ sở lý luận của “thuyết vô vi” . . 9
1.2. Tư tưởng vô vi của Đạo gia . . . 9
1.2.1. Vô vi trong đối nhân xử thế . . . 10
1.2.2. Vô vi trong đạo đấu tranh . . . 11
1.2.3. Vô vi trong phương xử kỷ. . . 11
1.3. Tư tưởng vô vi – Góc nhìn từ Đạo Phật . . 16
1.3.1. Tư tưởng vô vi của Đạo Phật . . . 16
1.3.2. So sánh về vô vi của Đạo gia và vô vi của Đạo Phật . 18
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG VÔ VI LÊN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
NGÀY NAY . . . . 22
1. Trong thái độ, quan niệm sống và hành động . . 22
2. Trong hệ thống chính trị, pháp luật, các quy tắc xã hội . . 24
3. Trong lĩnh vực quân sự - quốc phòng. . 26
4. Trong nền kinh tế . . . 27
5. Trong hoạt động đối ngoại . . . 27
6. Trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp . . 27
7. Trong quan điểm bảo tồn sinh thái – môi trường tự nhiên . . 28
8. Trong hoạt động đầu tư – khai thác . . . 28
9. Trong lĩnh vực Văn học – Nghệ thuật – Hội họa . . 29
10. Trà đạo . . . . 30
11. Y học. . . . 30
12. Phong thủy . . . . 30
13. Ẩm thực . . . . 30
14. Dưỡng sinh . . . . 31
15. Võ thuật . . . . 31


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35683/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

phải để cho con người trở về với cái sống
tự nhiên giản dị của họ... Cho nên vô vi là đừng dụng tư tâm mà xen vào cái
sống tự nhiên của mọi vật, càng ít can thiệp đến việc người được bao nhiêu
càng quý bấy nhiêu. Từ những lý luận của Lão Tử về vô vi được thể hiện khá
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 10
nhiều trong tác phẩm ĐẠO ĐỨC KINH của người ta có thể nhận thấy tư tưởng
của Lão Tử nói riêng hay của Đạo gia nói chung về vô vi như:
1.2.1. Vô vi trong đối nhân xử thế
 Lão Tử cho rằng trong đối nhân xử thế chúng ta nên: “Từ”; “Kiệm” và “Bất cảm
vi thiên hạ tiên”:
 “Từ”: là yêu tất cả mọi người bất luận đối với người tốt hay kẻ xấu... Người
đời không phải thế: Người đời bảo: “dĩ oán báo oán”. Nho gia bảo: “dĩ trực
báo oán”, đó là đạo hữu vi. Trái lại, Lão Tử nói: “dĩ ân báo oán”. Do đó,
Từ là dám xem kẻ thù như người bạn, không lấy oán mà báo oán, cũng
không lấy “trực” mà báo oán, nghĩa là không dám châm thêm vào ngọn lửa
oán thù đến nỗi gần như không dám biết đến hai chữ thù oán là gì.
 “Kiệm”: Thiên hạ hạ thì lấy xa xỉ, khoa trương làm mục đích tiến thủ,
tranh nhau đua đòi trong sự xa hoa lộng lẫy càng nhiều bao nhiêu càng hay
bấy nhiêu... Lão Tử trái lại khuyên ta: “khứ thậm, khứ xa, khứ thái” và lấy
kiệm ước làm căn bản cho người trị nước.
 “Bất cảm vi thiên hạ tiên”: Lão Tử còn khuyên ta “tri chỉ, tri túc”. Người
đời đều lấy sự ăn ngồi trên trước làm vinh, và suốt đời chạy mãi theo cái bả
vinh hoa phú quý... thì Lão Tử lại bảo ta không nên “đứng trước thiên hạ”,
cần khiêm khu, từ tốn... và luôn luôn đứng dưới và ngồi sau.
 Lão Tử còn dạy: “Bất ngôn chi giáo, vô vi chi ích, thiên hạ hi cập chi.”. Có thể
hiểu là cách dạy mà không dùng đến lời, cũng như ích lợi của “vô vi”, ít người
có thể hiểu thấu:
“Không nói vẫn làm thầy thiên hạ,
Không làm nhưng kết quả ngàn muôn.
Nào ngờ không nói, không làm,
Chứa chan ích lợi, người phàm đâu hay.”
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 11
1.2.2. Vô vi trong đạo đấu tranh
 Theo đạo hữu vi, thì phải lấy mạnh mà thắng mạnh, còn đạo vô vi thì trái lại lấy
nhu mà chế cương, lấy nhược mà thắng cường... và hơn nữa Lão Tử còn viết:
“bất tranh nhi thiện thắng”. Nghĩa là Lão Tử chủ trưởng lấy “cái không tranh
mà thắng được một cách vẹn toàn”.
 Lão Tử viết: “Dĩ nhu khắc cương”. Ông tin rằng: "Nhu nhược thắng cương
cường", và giải thích rằng: "Thiên hạ mạc nhu nhược ư thủy, nhi công kiên
cường giả mạc chi năng thắng". (Dưới bầu trời này, còn thứ gì yếu mềm hơn
nước, thế mà kẻ mạnh phá được thành trì kiên cố, cũng chẳng thể thắng nổi
nước). Thuyết "Nhu khắc cương", hẳn là một trong những đặc điểm của triết lý
Lão Tử. Đạo đức kinh, chương 43 Biến dụng, Lão Tử viết tiếp: “Thiên hạ chi
chí nhu, trì sính thiên hạ chi trí kiên. Vô hữu nhập vô gián. …”. Được hiểu là:
Cái mềm nhất trong trời đất chi phối được cái cứng nhất trong trời đất. Cái
“không có” lọt được vào chỗ “không có kẽ hở”.
1.2.3. Vô vi trong phương xử kỷ
 Để tiêu diệt cái “bản ngã” của mình. Người đời thường bảo “biết người là Trí”,
Lão Tử lại bảo “biết mình là sáng”. Người đời thường bảo “thắng người là có
sức”, ông bảo “thắng mình là sức mạnh”. Biết người, thắng người là hữu vi, biết
mình và thắng mình đó là vô vi.
 Người đời tranh nhau để làm cho cái bản ngã của mình càng thêm lớn mạnh
bằng sự gom góp của cải, tạo dựng quyền thế cho mình càng nhiều càng tốt; trái
lại Lão Tử khuyên ta: “kiến tố bảo phác, thiểu tư quả dục”. Nghĩa là phải biết ăn
ở giản dị, tự nhiên, ít riêng tư, ít tham dục, nhất định “không nên tích trữ cho
mình” và “lo riêng cho mình” gì cả. Và hơn nữa “đừng tự xem mình là sáng”,
“đừng tự cho mình là phải”, “đừng tự cho mình là có công”, “đừng tự cho mình
là trên hết”... nhưng phải là “đừng” một cách thành thật, tự nhiên.
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 12
 Tư tưởng của Lão Tử rất thích hợp với những ai, là kẻ ưa sống gần gũi thiên
nhiên, lại có phần tương thông với đức tính khiêm nhường, dung thứ, nhẫn nại
của nhà Nho. Do đó, người theo Đạo học thích sống vào nơi thâm sơn cùng cốc,
tĩnh tịch, xa lánh bụi trần tự tay kiếm ăn, tự mình chữa bệnh, người đời gọi đó là
"Tu Tiên", mang sắc thái huyền bí như một tôn giáo, cho nên thường gọi là
"Đạo giáo".
1.2.4. Vô vi trong chính trị- “đạo trị nước an dân”
 Cũng giống như Khổng Tử, Lão Tử nhận rằng cấn phải có một bậc Thánh quân
đứng đầu trị nước, thì thiên hạ mới hạnh phúc. Nhưng khác với Khổng Tử, bao
giờ cũng cho rằng bậc quân tử cần “tu thân” để rồi “hành đạo” nghĩa là
phải “tề gia – trị quốc – bình thiên hạ” ... . Lão Tử tin rằng càng ít “làm”
chừng nào thì càng tốt bấy nhiêu, và nếu có thể vô vi được thì lại càng hay.
Theo ông, càng dùng cái trị để mà trị nước thì nước dễ loạn, càng không dùng
đến cái trị để mà trị nước thì nước càng dễ trị.
 Lão Tử viết: “Dĩ chính trị quốc. Dĩ kỳ dụng binh. Dĩ vô sự thủ thiên hạ... Thiên
hạ đa kỵ húy, nhi dân di bần; dân đa lợi khí, quốc gia tư hôn. Nhơn đa kỹ xảo,
kỳ vật tư khởi. Pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu”. Nghĩa là cần lấy sự
ngay thẳng thực thà mà trị nước. Trái lại nếu trị nước mà làm như dụng binh,
dùng trá ngụy mà trị thì nguy, vì “lấy trí mà trị nước, là cái vạ cho nước”.
Huống chi bậc trị nước mà ban hành nhiều điều cấm kỵ thì dân chúng càng
cùng kiệt khổ, bởi thiếu tự do hành động và ngôn ngữ, ... mà dân chúng trở nên đa
mưu xảo kế để trục lợi thì nước nhà phải sa vào hỗn loạn tăm tối. Người dân cần
thực thà, ít dục vọng, thì nước mới dễ trị. Bậc trị nước mà quá khắt khe, đem
pháp lệnh mà áp đặt trên đầu dân để đề phòng, thì chúng dân cũng tìm đủ mánh
khóe thủ đoạn để trốn tránh; gây ra mưu mô gian trá càng ngày càng thêm; dân
càng khó trị thì bọn đạo tặc càng nhiều. Dùng vô vi mà trị thì ít can thiệp đến
việc người, không dùng tư tâm mà hành động, dùng “bất ngôn chi giáo” mà dạy
Tư tưởng Vô vi của Đạo gia - Ảnh hưởng lên đời sống xã hội ngày nay.
Nhóm 1 – Cao học đêm 9 Trang 13
dân, lấy gương mẫu của mình mà sửa dân... thì dân không hay là mình có làm
gì, nhưng rồi chúng tự sửa đổi lấy mình mà không cần đến sự bắt buộc hay cấm
đoán, ban hành pháp lệnh: “Ngã vô vi nhi dân tự hóa”. Chính phủ yên tĩnh vô vi
thì dân sẽ biến thành chất phác. Chính phủ tích cực làm việc thì dân đầy tai họa.
 Theo Lão Tử hành động hay nhất là đừng can thiệp đến việc đời; nhưng nếu đời
cần ta phải làm thì ta ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status