Ngũ thường trong triết học Nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - pdf 13

Download Khóa luận Ngũ thường trong triết học Nho giáo với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay miễn phí



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2
3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
5. Đóng góp của đề tài 4
6. Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM NGŨ THƯỜNG TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO 5
1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Nho giáo 5
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Nho giáo ở Trung Quốc 5
1.1.2. Qúa trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam 7
1.2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo về Ngũ thường 8
1.2.1. Tư tưởng về đức Nhân 9
1.2.2. Tư tưởng về đức Lễ 15
1.2.3. Tư tưởng về đức Nghĩa 21
1.2.4. Tư tưởng về đức Trí 23
1.2.5. Tư tưởng về đức Tín 25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY 30
2.1. Quan niệm về gia đình văn hóa 30
2.1.1. Quan niệm về văn hóa và gia đình 30
2.1.2. Quan niệm về gia đình văn hóa 33
2.2. Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay 34
2.2.1. Xây dựng đạo đức gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay .37
2.2.2. Xây dựng nếp sống gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay 41
2.2.3. Giáo dục gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay 49
2.3. Các giải pháp nhằm xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay 54
2.3.1. Thiết lập quan hệ bình đẳng nam - nữ trong gia đình gắn liền với việc xây dựng gia đình văn hóa ở Thừa Thiên Huế 54
2.3.2. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và nâng cao dân trí gắn liền với việc xây dựng gia đình văn hóa nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. .56
2.3.3. Xác lập tình yêu đúng đắn trong quan hệ vợ chồng để xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc. 59
2.3.4. Xây dựng gia đình văn hóa gắn liền với việc tăng cường giáo dục ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên đối với gia đình ở Thừa Thiên Huế hiện nay. 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35600/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cần bớt đi một thì đành bớt đi yếu tố quân đội, nếu bớt đi nữa thì đành bớt đi lương thực vậy, còn niềm tin của dân thì không thể thiếu được vì: "Dân không tín thì không đứng vững", (Luận ngữ, Thiên nhan uyên). Lòng tin là sức mạnh văn hóa, lòng tin bắt nguồn từ tín đạo, chiến lược sách lược giữ nước hợp khả năng thực tế, hợp lòng dân sẽ chuyển hóa tạo nên sức mạnh chiến thắng. Cũng phải nói thêm rằng quan niệm Tín của Khổng Tử là giữ đúng lời hứa không phải là một quan niệm cứng nhắc trong tư tưởng Khổng Mạnh, ngược lại nó khá linh hoạt. Khổng Tử cho rằng: "Cứ nói là phải tín, cứ làm là phải nhất quyết làm bằng được thật là tiểu nhân cứng đờ đờ", (Luận ngữ, Thiên tử lộ).
Tín không thể tách riêng để đứng độc lập mà Tín phải phụ thuộc vào Nghĩa. Như vậy, đức Tín là một trong năm đức cần có của người quân tử theo quan niệm của tư tưởng Ngũ thường gồm: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Cơ sở để xây dựng đức Tín đó chính là lời nói phải thống nhất với việc làm, đã hứa giúp ai việc gì phải làm cho xong, người luôn như vậy không chỉ khiến mọi người tin tưởng ở mình mà còn giúp cho quá trình tu dưỡng đạo đức hoàn thiện. Người mà không có đức tín chẳng khác nào cây gỗ mục chẳng dùng được vào việc gì chỉ khiến cho mọi người xa lánh, chẳng có bạn bè, người thân. Vì vậy người xưa có câu: "Không có chữ tín tất dễ phản", (Luận ngữ, Nhân hóa, 14) hay "Con người không có tín nhiệm thì đừng có đề cử", (Luận ngữ, Vi chính).
Theo Nho giáo muốn thực hiện đúng chữ Tín thì phải giữ đúng Lễ, Chính danh, Ư lợi. Đúng Lễ là đủ hiểu biết để thực hiện điều nhân nghĩa. Chính danh là quan hệ đối xử đúng phận vị. Dù lợi, là lợi phải hợp Nhân Nghĩa, lợi phải sẵn sàng chia sẻ cùng hưởng. Đúng như Bác Hồ của chúng ta đã dạy: "Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng" chính là để củng cố chữ Tín vậy. Như vậy, chữ Tín là một đức tín rất quan trọng đối với con người nói chung và con người trong triết học Nho giáo nói riêng phải đặt chữ Tín lên hàng đầu.
Tuy nhiên, là đề cao con người nhưng xét về thực chất quan niệm của triết học Nho giáo là duy tâm, siêu hình và cũng chỉ nhằm mục đích là duy trì bảo vệ trật tự, cơ cấu giai cấp xã hội phong kiến thống trị lúc bấy giờ. Nhưng đối với xã hội chúng ta ngày nay cũng vậy, đức Tín cũng rất được mọi người quan tâm. Đối với thế hệ thanh niên đức Tín rèn luyện cho bản thân mỗi người có tác phong công nghiệp, là người có trách nhiệm với xã hội mới. Dù rằng, tư tưởng Ngũ thường trong Nho giáo nó cách đây mấy ngàn năm nhưng nó vẫn ít nhiều còn giá trị và có ảnh hưởng không nhỏ trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, nội dung về luân lý đạo đức là một trong những nội dung cơ bản của Nho giáo, luân lý và đạo đức bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của con người, từ chính trị đến các vấn đề về văn hóa xã hội. Cũng giống như học thuyết chính trị, thì học thuyết về luân lý và đạo đức của Nho giáo đã lấy đức Nhân làm gốc. Bởi lẽ, nói đến cùng, Nhân tức là đạo làm người; chỉ có thực hiện được đức Nhân mới khắc phục được tình trạng rối ren trong xã hội.
Nho giáo xem đức Nhân là đỉnh cao nhất trong chuẩn mực đạo đức căn bản của con người, Nhân là lòng yêu thương, lòng thương xót người khác như yêu chính bản thân mình. Nhân là cái gốc mở đầu cho việc xây dựng đạo đức, là đức trung tâm để chi phối các chuẩn mực đạo đức khác. Người có Nhân là người không kiêu ngạo, làm việc tận tâm đến nơi đến chốn, song lại biết khoan dung lượng thứ đối với mọi người. Qua đức Nhân chúng ta thấy được tính nhân văn sâu sắc và có ý nghĩa thiết thực mà con người luôn hướng đến.
Nếu Nho giáo xem đức Nhân là cái gốc của đạo làm người trong việc xử thế lẫn tu thân thì nội dung và cách thức thực hiện đức Nhân đó là phải có Lễ, Nghĩa, Trí, Tín... Nho giáo quan niệm về đức Lễ cũng là tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội cùng với đức Nhân, Lễ tạo ra môi trường đạo đức nhằm tu dưỡng tính tình đạt được nhiều đức tính tốt khiến cho con người ngày càng tiến về điều thiện, tránh được mọi lỗi lầm một cách tự nhiên. Trong mối quan hệ với pháp luật thì Lễ có lợi hơn là có thể ngăn cấm được việc chưa xẩy ra, mà dùng pháp luật thì để trị cái việc đã rồi. Vì thế, Nho giáo yêu cầu mọi người phải "Tiên học lễ, hậu học văn". Tư tưởng này về Lễ cho đến nay xã hội ta vẫn đang tiếp thu và vận dụng trong việc giáo dục đạo đức cho con người từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội.
Ở góc độ đạo đức, Nhân, Lễ là yêu cầu tối cao của hành vi con người nhưng đây mới chỉ là những yêu cầu mang tính phổ biến đối với hành vi cụ thể phải có yêu cầu riêng để thực hiện được nó. Cái riêng ấy chính là Nghĩa, đó là điều nên nói, việc nên làm. Nói điều gì đó, làm việc gì đó cảm giác thảnh thơi, thoải mái, hứng thú trong lương tâm thì điều nói đó, việc làm đó đều là việc Nghĩa.
Trong tư tưởng Ngũ thường thì đức Trí và đức Tín cũng có một vị trí quan trọng. Nếu không có đức Trí và đức Tín thì cũng không xuất hiện đức Nhân và đức Nghĩa được. Đức Trí thể hiện ở việc hiểu biết được một cách đúng đắn, rõ ràng điều phải, điều trái trong những vấn đề nảy sinh trong mặt đạo đức. Cũng như mọi đức khác, đức Trí nhắc nhở con người phải luôn luôn học, phải nâng cao hiểu biết của mình. Nếu không học thì dù có thiện tâm đến đâu cũng bị cái ngu muội, phóng đãng, lầm lạc, phản loạn làm biến chất. Do vậy, phải luôn học tập để bồi dưỡng đức Trí cho mình để đối nhân xử thế cho phải đạo, để vươn tới đức Nhân.
Ngoài ra, Nho giáo cũng rất quan tâm đến đức Tín. Cơ sở để xây dựng đức Tín đó chính là lời nói phải thống nhất với việc làm, đã hứa giúp ai việc gì thì làm cho xong, con người luôn tin tưởng vào bản thân và còn giúp cho quá trình tu dưỡng đạo đức bản thân được hoàn thiện.
Tư tưởng Nho giáo về Ngũ thường là sự phản ánh năm đầu mối cơ bản của đạo đức con người trong quan hệ gia đình cũng như xã hội. Tư tưởng Nho giáo nói chung và tư tưởng về Ngũ thường nói riêng đề cập đến một xã hội hòa thuận trước hết cần có một gia đình hòa thuận, hay nói cách khác nhà yên thì nước sẽ yên. Một gia đình hòa thuận là một gia đình mà mọi thành viên luôn quan tâm chăm lo cho nhau. Trong gia đình đó, vợ chồng sống hòa thuận, thương yêu nhau; con cháu luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ, không làm việc gì khiến ông bà, cha mẹ phải tủi hổ với hàng xóm, láng giềng; anh em biết yêu thương đùm bọc, bảo ban nhau cùng tiến bộ. Đó là những giá trị đạo đức phù hợp với nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Một gia đình như thế cũng chính là gia đình mà xã hội Việt Nam nói chung, ở Thừa Thiên Huế nói riêng đang cùng nhau xây dựng. Bởi lẽ, một xã hội muốn ổn định và phát triển, trước hết mỗi một gia đình phải được phát triển. Chính gia đình...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status