Tiểu luận Chủ nghĩa duy lý trong triết học Descartes - pdf 13

Download Tiểu luận Chủ nghĩa duy lý trong triết học Descartes miễn phí



Chủ nghĩa duy lý hiện đại bắt đầu với Réne Descartes, vứt bỏ hệ thống thế giá và thẩm quyền của triết học kinh viện, Descartes bắt đầu với sự hoài nghi mọi cái, kể cả những gì ông trải nghiệm vì ông cho rằng các giác quan thường đánh lừa ông. Nhưng có một cái ông không thể hoài nghi, đó là chính sự hoài nghi. Ðây là cốt lõi được ông trình bày trong câu nói danh tiến của mình: Cogito, ergo sum: Je pense dons je suis: Tôi suy nghĩ tức là tôi hiện hữu. Ông nghiền ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học trong sinh lý học và quang học, Descartes (và cả John Locke) đã đi đến quan điểm rằng chúng ta trực tiếp ý thức được ý nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này làm nảy sinh ba vấn đề.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35553/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

a Descartes là “đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học” Tây Âu thời Cận đại. Có nghĩa là “Ông đã tạo ra một bước rẽ, một bước ngoặt trong hành trình phát triển của triết học Tây Âu.” Sự ảnh hưởng không nhỏ bởi dòng tư tưởng triết học duy lý của René Descartes là một thành tựu tư tưởng lớn không chỉ của nước Pháp thế kỷ XVII mà còn của cả nhân loại, trở thành một phong cách, một lối sống đặc trưng cho xã hội Tây phương . Trong suốt dòng lịch sử triết học nhân loại, nhất là nền triết học phương Tây, người ta khó tìm thấy được nơi bất cứ một triết gia nào khác đã có được một câu nói có thể đi sâu vào ý thức của tầng lớp đại chúng, dù thuộc về triết học hay không, như câu nói “Cogito ergo sum” (tui tư duy nên tui hiện hữu; nghĩa là: Vì tui tư duy nên tui biết mình hiện hữu) của nhà triết học René Descartes. “tui tư duy tức là tui hiện hữu” – câu nói bất hủ và cũng là nguyên lý chính trong học thuyết của ông – triết học duy lý với tinh thần hoài nghi – một nguyên lý triết học đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lối tư duy lý tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại. Chính vì thế mà người viết đã chọn đề tài “chủ nghĩa duy lý trong triết học Descartes” cho bài viết của mình.  Tuy nhiên, với những giới hạn nhất định của một bài viết không phải là một bài khảo cứu chuyên ngành nên sự cho phép ở đây chỉ được giới hạn trong những điểm cơ bản nhất về chủ nghĩa duy lý của Descartes trong triết học. Về phương pháp nghiên cứu người viết bài này dùng phương pháp mô tả, phân tích lại những tài liệu đã có sẵn, bên cạnh đó cũng sử dụng phương pháp khác như nhận định để hỗ trợ cho bài viết thêm sinh động, linh hoạt để làm sáng tỏ đề tài. Vì sự hiểu biết còn hạn chế và tư duy còn kém cỏi trong bài viết không sao tránh khỏi những thiếu xót, người viết mong nhận được những lời góp ý chân thành từ bạn đọc để làm kinh nghiệm cho những bài viết sau được tốt hơn. Nhưng dẫu sao đôi dòng trong bài viết cũng giúp ích một chút nào đó cho mọi người trong cuộc sống và thêm yêu mến triết học Descartes.  NỘI DUNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT GIA RENÉ DESCARTES 1.1. Tiểu sử René Descartes (1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, ông được một số người xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy lý cận đại, cha đẻ của triết học hiện đại. Ông sinh tại La Haye, Touraine (trước đây là một tỉnh, nay gọi là một vùng của Pháp), Descartes là con của một gia đình quý tộc nhỏ, có truyền thống khoa bảng. Lên tám tuổi, ông được gửi theo học tại trường học của Dòng Tên (Jesuits) tại La Flèche ở Anjou, ông học ở đây suốt 8 năm. Bên cạnh những môn học cổ điển, Descartes còn học toán ở các thầy theo trường phái Kinh viện, một học phái chủ trương dùng lý luận của loài người để hiểu lý thuyết Ky Tô giáo. Thiên Chúa giáo La Mã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến suốt cuộc đời Descartes. Sau khi ra trường, ông theo học luật tại Đại học Poitiers, tốt nghiệp năm 1616. Tuy vậy, ông chưa hề hành nghề luật; năm 1618 ông phục vụ cho Hoàng tử Maurice de Nassau, nhà lãnh đạo của Liên hiệp các tỉnh Hà Lan, với ý định theo đuổi một cuộc đời binh nghiệp. Những năm tiếp theo, Descartes phục vụ các quân đội khác, nhưng ông đã bắt đầu tập trung vào toán học và triết học. Ông hành hương sang đất Ý từ năm 1623 đến 1624, sau đó từ 1624 đến 1628, ông ở Pháp. Trong thời gian ở Pháp, Descartes chuyên tâm nghiên cứu triết học và làm các thí nghiệm về quang học. Năm 1628, sau khi bán hết tài sản ở Pháp, ông chuyển sang sống ở Hà Lan, và sống hầu hết quãng đời còn lại ở xứ hoa tuylip. Descartes sống ở nhiều thành phố khác nhau của Hà Lan, như Amsterdam, Deventer, Utrecht, và Leiden.  Dường như trong năm đầu tiên ở Hà Lan, Descartes đã viết tác phẩm lớn đầu tiên, Essais philosophiques (Các tiểu luận triết học), xuất bản năm 1637. Tác phẩm gồm bốn phần: một tiểu luận về hình học, một về quang học, phần thứ ba về sao băng, và Discours de la méthode (Bàn luận về phương pháp), trong đó ông trình bày các nghiên cứu triết học của mình. Sau đó lần lượt ra đời các tác phẩm khác, có thể kể ra Meditationes de Prima Philosophia (Suy ngẫm về Triết học Tiên khởi, năm 1641, viết lại năm 1642) và Principia Philosophiae (Các nguyên lý triết học, năm 1644). Cuốn sau này ông dành tặng cho Công chúa Elizabeth Stuart xứ Bohemia, một người bạn thân thiết của ông ở Hà Lan. Năm 1649 Nữ Hoàng Christina nước Thụy Điển mời Descartes đến giảng dạy cho bà về triết học tại triều đình ở Stockholm. Cái lạnh khắc nghiệt của xứ Bắc Âu đã làm ông mắc bệnh viêm phổi và qua đời năm 1650.  Sau khi ông mất, giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã đã liệt các tác phẩm của ông vào danh sách những sách cấm.  1.2. Những đóng góp của triết gia Descartes 1.2.1. Khoa học Sau thời Trung cổ, ở Tây Âu trí tuệ vẫn tiếp tục phải chịu ảnh hưởng của hai thiên kiến đó là: sự ấn định của nhà thờ thông qua những tín niệm trở thành những chân lý bất di bất dịch và sự thống trị của Aristote về mặt học thuật. Những điều răn dạy của nhà thờ và của các triết gia trước kia không còn hấp dẫn ông và ông đã đạp dổ chúng để xây dựng một ngôi nhà triết học mới. Ông có nhiều giải thích sai lầm về các hiện tượng vật lý. Tuy nhiên, các giải thích đó cũng có một giá trị nhất định, vì ông đã dùng những giải thích cơ học thay cho những quan điểm tinh thần mơ hồ của các tác giả đi trước. Ban đầu Descartes đã công nhận thuyết Copernic về hệ thống vũ trụ trong đó các hành tinh xoay quanh Mặt Trời, nhưng ông đã từ bỏ nó chỉ vì giáo hội Thiên Chúa La Mã phán rằng thuyết đó tà đạo. Thay vào đó ông đưa ra lý thuyết dòng xoáy – cho rằng vũ trụ được lấp đầy vật chất, ở các trạng thái khác nhau, xoáy quanh mặt trời.  Trong lĩnh vực sinh lý học, Descartes giữ quan điểm rằng máu là một chất lỏng tinh tế mà ông gọi là hồn của động vật. Ông tin rằng hồn động vật tiếp xúc với chất suy nghĩ ở trong não và chảy dọc theo các dây thần kinh để điều khiển cơ bắp và các phần khác của cơ thể.  Về quang học, Descartes đã khám phá ra định luật cơ bản của sự phản xạ: góc tới bằng góc phản xạ. Tiểu luận của ông là văn bản đầu tiên trình bày đề cập đến định luật này. Việc Descartes xem ánh sáng như một thứ áp lực trên môi trường chất rắn đã dẫn đường cho lý thuyết sóng của ánh sáng.  1.2.2. Toán học Sự đóng góp về toán học có vai trò quan trọng trong tư tưởng của Descartes. Đối với ông cũng như đối với Galileo (1564-1642), toán học là ngôn ngữ của tự nhiên. Descartes sáng tạo ra hình học giải tích, cho phép ông mô tả bằng phương trình các hình hình học như hình tròn hay hình tam giác. Ông là nhà toán học đầu tiên phân loại các đường cong dựa theo tính chất của các phương trình tạo nên chúng. Ông cũng có những đóng góp vào lý thuyết về các đẳng thức. Descartes cũng là người đầu tiên dùng các chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái để chỉ các ẩn số và dùng c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status