Tiểu luận Bi kịch con người - pdf 13

Download Tiểu luận Bi kịch con người miễn phí



Nỗi thống khổ của con người không chỉ nằm trong mối tương quan yếm thế và bé mọn của thân phận nó trước thiên nhiên và xã hội, mà từ trong thẳm sâu bản tính của mình con người là một nỗi buồn đày ải dai dẳng khôn nguôi. Đạo Phật cho rằng: con người đau khổ ngay từ lúc sinh ra, bởi thế những hài nhi đã cất tiếng khóc như một lời chào trước thảm cảnh cuộc đời. Hàng tỉ hài nhi đã ra đời, vậy mà chẳng có hài nhi nào lại ngây ngô mỉm cười trước cuộc hiện sinh yểu mệnh đầy chông gai của nó.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35544/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Bi kịch con người
1. Kiếp làm người có phải: Nước mắt chúng sinh nhiều hơn bốn biển? Đó là thảm kịch của cuộc đời mà Đức Phật Thích Ca đã nhận chân ra sau khi vi hành ra khỏi cung điện đầy vàng bạc châu báu, gấm vóc xa hoa, đồ ăn thức uống sơn hào hải vị của vua cha. Cuộc đời là một tấn thảm kịch ! ... Bằng một trái tim lạc quan hào hùng có lẽ bạn muốn chối bỏ thực tại đầy yếm thế đó chăng? Bạn hãy thử hình dung cuộc đời ngắn ngủi của con người bị kẹt giữa bao cuộc tranh sát tương tàn: biết bao kẻ ăn mày đói rách, biết bao kẻ lang thang cơ nhỡ không chốn nương thân đi giữa cuộc đời nhung lụa, và bất hạnh đến từ đâu? Mỗi ngày có bao nhiêu câu lạc bộ làm quen được mở ra, mà con người vẫn sống trong cô đơn, thờ ơ, lãnh đạm và ghẻ lạnh đến hoang phế cả tâm hồn, biết bao đôi lứa bước tới cửa hạnh phúc của cuộc đời lại nhanh nhảu bước ra từ cửa ly hôn của toà án? Biết bao trại ấp từ thiện được lập nên mà những đứa bé mồ côi đói khát mù chữ vẫn đứng tần ngần ngoài cổng ngước nhìn lên những hàng chữ đổ son cho tấm lòng quảng đại của con người? Biết bao cuộc hội thảo về tình thân ái bằng hữu được khai mạc, vậy mà con người vẫn nhìn nhau bằng con mắt đố kỵ hằn học, giăng bẫy và cảnh giác lẫn nhau? Biết bao sách vở, giáo lý , kinh điển bàn về tâm hồn cao thượng công chính của con người, vậy mà loài người vẫn tiếp tục là nạn nhân cho các vụ bắn giết bạo hành phi pháp lý và lề luật con người? ... Còn, còn nhiều lắm những đau khổ và phi lý... biết bao chiếc cáng cứu thương chạy thục mạng đến dưới nòng đại bác để hứng lấy những thương binh bê bết máu? Đó là những đau khổ của ngoại cảnh. Nỗi đau khổ này nằm ngoài cung điện của vua cha Đức Phật Thích Ca, nhưng những người sống trong nhung lụa giữa bốn bức tường cung điện có được bao nhiêu? Và chính họ, nàng hầu, người ở có thoát được khổ đau của nhung gấm, mấy viên hoạn quan liệu có sống cuộc đời toàn vẹn khi bị người ta khai tử cái chủng giống của mình? Rồi tận cùng những chủ thể sung sướng được chăm ẵm và kẻ hầu người hạ, đức vua, hoàng hậu, thái tử, công chúa, quan lại có hạnh phúc không khi mà càng sướng thì họ càng lo chết và lo giữ ngai vàng, nỗi lo cứ canh cánh trong lòng suốt đời, nó liên lỉ miệt mài đục ruỗng cuộc đời đầy quyền lực từ kinh thành đến biên ải nhưng bất lực của họ. Tại sao họ bất lực? Bởi như những kẻ hèn hạ khốn khó, họ buộc phải là chủ nhân của bốn thứ cẩm nang: SINH, LÃO, BỆNH, TỬ. Bởi vậy mọi người từ tôn ông đến thằng hèn, từ hoàng đế cao sang đến kẻ thị dân thấp cổ bé họng đều trở thành chúng sinh của đau khổ, của nước mắt. Đức Phật nói: Bể khổ mênh mông sóng lụt trời Khách trần chèo một chiếc thuyền trôi Thuyền ai ngược gió hay xuôi gió Xét lại cùng trong biển thẳm thôi (Phật học phổ thông) (1) Cuộc đời đầy rẫy đau khổ sao vẫn đáng sống? Đức Phật vẫn sống giữa trần ai để chứng ngộ đạo và truyền dạy chúng sinh mong cứu rỗi cuộc đời. Một Socrate vẫn hoan hỉ uống bát thuốc độc trong vui hưởng cái chết thanh thản đẹp đẽ của mình, đến mức Nietzsche phát ghen tỵ khi thốt lên: Không! Bát thuốc độc không được trao cho Socrate, mà chính Socrate trao mình cho thuốc độc. Một Đức Chúa Jesus chọn cái chết đầy bi hùng thảm khốc trên thánh giá. Một Ju-đa lẳng đi cái gói tiền bán Chúa để tậu lấy cái chết sám hối của mình. Một Gandhi chân trần áo thụng đi giữa những nòng súng bạo hành đầy rẫy của cuộc đời. Và giản dị hơn, chúng ta hãy thử nhìn vào cuộc đời bình dị, một gã si tình vẫn đang đi đến chỗ hẹn với người yêu bằng một trái tim dạt dào thổn thức; một cô gái vùi mặt vào hai bàn tay ướt đẫm nước mắt trong nỗi đau khổ về mối tình tuyệt vọng của mình, nàng cự tuyệt không cho ai lôi nàng ra khỏi những hàng lệ chua xót đau đớn. Leo Tolstoi đã nói thật chí lý: “Nỗi đau khổ lớn nhất là bắt một người đang đau khổ không được đau khổ nữa”. Người đau khổ muốn được cào xé mình trong nỗi đau riêng có - họ muốn được nhức nhối trong nỗi đau của mình, và liệu nỗi đau đó có là hạnh phúc? Bởi nỗi éo le đó của kiếp làm người nên có bao nhiêu cách nhìn về cuộc đời. Dostoievski đã tôn vinh về cuộc đời rằng: “ Dù người ta có nói gì về cuộc đời đi nữa, tui vẫn thấy, những gì mà con người có được ở trần gian này thật chẳng có gì hơn nổi.” Nước mắt ư? Một đôi tình nhân có tận hưởng những giọt nước mắt không? Và nước mắt có cao quí hơn giữa kiếp làm người khi mà nó trở thành tài sản riêng có của loài người? Và những hàng lệ liệu có giúp cho cuộc đời trở nên ý nghĩa và huyền nhiệm? Gã tình nhân thổn thức đến tan nát cõi lòng dưới gốc me chua đợi mà người tình không đến, nỗi thổn thức đó của gã có đáng có không? Một cô nàng khóc hết nước mắt đón đợi người yêu, nước mắt đó liệu chẳng giúp ích gì để xây lên nụ cười rạng ngời cuống quít của nàng khi nghe bước chân chàng bước dồn ngoài cửa? Một dân tộc cải hoán sự ươn hèn của mình bằng một cuộc hy sinh đầy máu, liệu cuộc huyết chiến đó chẳng đem lại nổi một niềm kiêu hãnh hùng tráng nào? Vậy bất chấp sự đau khổ đầy rẫy khắp nơi cuộc đời vẫn đáng yêu, đáng sống lắm. Sartre nói: “Cuộc sống yêu như thể đất thịt này !” (La vie est aimable comme la terre charnelle). 2. Cố hương và chốn lưu đầy Vâng! Cuộc đời vẫn đáng yêu da diết như mối tình bình dị của chúng ta. Nhưng đó là tình yêu ở trần gian này, mặt đất này. Tình yêu đó khiến chúng ta say mê ngây ngất vui hưởng hạnh phúc, song nó không thể phong thánh cho cuộc đời trần tục còn nhiều bi luỵ của chúng ta. Vẫn còn đó đổ nát, hằn thù và cô quả! Vẫn còn đó mảnh đất đầy sẹo thuốc súng, gươm đao và chém giết! Vẫn còn đó thái độ nơm nớp trong bóng đêm lừa phỉnh giả trá và phi đạo lý! Vẫn còn đó những tâm hồn ích kỷ chỉ định đánh lưới hay nô lệ hoá tha nhân! Vẫn còn đó tha nhân không phải là người bạn tình mà là kẻ nô bộc thí thân trong cuộc tranh chiến cũng như hoan lạc! Vậy cuộc đời đáng sống không phải nó đã là chốn thiên đường của công lý, đạo hạnh và bác ái, mà nó đáng sống bởi vì con người vừa sống vừa khát vọng cứu rỗi đời sống thực tại còn trầm luân đau xót và thô lậu. Bởi thế trước hết chúng ta hãy khước từ cả cái nhìn bi quan coi cuộc đời là bể khổ, nhưng cũng khước từ cả cái nhìn lạc quan coi cuộc đời là thiên đường. Không! Chúng ta muốn nhìn cuộc đời như thực tại về nó. Heidegger nói: “Thế giới mình sống vừa là cố hương vừa là chốn lưu đầy, vừa là thiên đường vừa là hoả ngục” (2). Thế giới là cố hương bởi nó là đất mẹ của con người; nó là chốn lưu đầy bởi là tấn tuồng đau khổ suốt dòng lịch sử của con người: nào nạn hồng thuỷ, hạn hán, núi lửa, nào thập tự chinh, chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai... Song trước hết thế giới là chốn lưu đầy bởi ở đó kiếp người mỏng manh yếu ớt như một đoá phù du, Pascal nói: “Con người l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status