Tiểu luận Xây dựng con người Việt Nam - pdf 13

Download Tiểu luận Xây dựng con người Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
A. Lời nói đầu. 1
B. Nội dung chính. 3
I. Cơ sở đề tài. 3
1. Phủ định biện chứng và các đặc trưng của nó. 3
2. Vị trí, vai trò của con người trong xã hội Việt Nam. 3
II. Phủ định biện chứng với việc xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1. Con người Việt Nam hiện nay – những điều đã và chưa làm được.
2. Lí do cần xây dựng con người Việt Nam phù hợp với tình hình mới hiện nay.
3. Phủ định biện chứng với việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
4. Những nguyên tắc chính và biện pháp giải quyết vấn đề. 16
5. Vai trò, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng con người Việt Nam.
C. Kết luận. 21
* Tài liệu tham khảo 25
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35379/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

loại đã kiểm nghiệm và đi đến kết luận: nguồn lực con người là lâu bền nhất, chủ yếu nhất trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Sự phát triển nguồn lực con người quyết định đến mọi sự phát triển. Do đó, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội phải được gắn liền với chiến lược phát triển nguồn lực con người.
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã cho rằng: “Xét trong tính hiện thực trực tiếp, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Vì thế khi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu và cải tạo con người không phải xuất phát từ việc phân tích những đặc tính, quy luật tự nhiên ở con người, trái lại cần đi vào phân tích những quan hệ kinh tế xã hội đã làm nên con người. Mỗi con người luôn luôn bị chi phối, quyết định bởi các quan hệ kinh tế-xã hội, đó là quan hệ kinh tế hiện thực khách quan, là quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp quyền, quan hệ tôn giáo... Và cũng đi theo con đường tiếp cận ấy thì việc cải tạo con người, điều có ý nghĩa quyết định-là cải tạo những quan hệ kinh tế-xã hội.
II. Phủ định biện chứng với việc xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1. Con người Việt Nam hiện nay – những điều đã và chưa làm được.
Sau 15 năm tiến hành đổi mới (1986-2001), vào thời điểm này nền kinh tế-xã hội của nước ta đã ra khỏi khủng hoảng, đi vào thế phát triển ổn định, vững chắc. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Năm 2000, GDP bình quân theo đầu người của nước ta là 400USD/người/năm, công cuộc xoá đói giảm cùng kiệt đã đạt được những kết quả bước đầu, nhiều địa phương đã không còn hộ đói, hộ thiếu ăn. Ngoài những nhu cầu về vật chất thì những nhu cầu về văn hoá, tinh thần của nhân dân đã được đáp ứng khá đầy đủ, ánh sáng văn hoá đã soi sáng vào mọi làng quê, thôn xóm trên đất nước ta. Do đời sống khá lên nên con người cũng quan tâm đầu tư nhiều hơn cho vấn đề giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, tự bồi dưỡng và nâng cao năng lực của mỗi người. Trình độ dân trí bây giờ đã khá lên rất nhiều, tỉ lệ người biết chữ đạt trên 95% dân sô. Nhiều tỉnh, thành phố đã hoàn thành xong phổ cập giáo dục tiểu học và đang từng bước phổ cập trung học cơ sở, trung học phổ thông. Vì thế, con người Việt Nam hôm nay đã được xây dựng ngày càng hoàn thiện mà vẫn giữ được nhiều nét truyền thôngs.
Nước ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý và lao động có tay nghề hùng hậu với trình độ chuyên môn cao. Ngày nay, có hơn 60 vạn cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đang công tác trong mọi lĩnh vực xã hội, là lực lượng nòng cốt để xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục và đào tạo đang được đảng và Nhà nước khẳng định là quốc sách hàng đầu. “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đang là mục tiêu của ngành giáo dục nước nhà. Cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự nghiệp trồng người đã và đang được đầu tư nâng cấp ở nhiều nơi. Đội ngũ những người làm công tác văn hoá, giáo dục ngày càng được nâng cao hơn về trình độ, tâm huyết với nghề. Vì thế mà chất lượng con người văn hoá, tri thức Việt Nam cũng được nâng cao. Theo số liệu của UNICEF, chỉ số phát triển của người Việt Nam năm 1990 là 0.456 (đứng thứ 121/170 nước), sau đó 10 năm chỉ số này là 0.664 (đứng thứ 110)- trong khi GDP bình quân theo đầu người của chúng ta còn thấp (thứ 133 thế giới). Như vậy trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế, sự nghiệp giáo dục - đào tạo vẫn được ưu tiên đầu tư phát triển, đó là một điều đáng mừng cho tất cả chúng ta.
Kinh tế nước ta ngày càng lớn mạnh, điều đó đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, tỉ lệ thất nghiệp trong mấy năm gần đây đã giảm xuống đáng kể. Tỉ lệ lao động có trình độ, làm đúng chuyên môn được đào tạo tăng lên. Đó là cơ sở để tăng cao năng suất lao động và vì thế thu nhập của người lao động cũng được cải thiện. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách gắn phát triển kinh tế với đảm bảo công bằng và dân chủ xã hội. Nhiều chính sách y tế, phúc lợi xã hội: tiêm phòng cho trẻ em, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, xây dựng nhà tình thương, tạo công ăn việc làm cho con em gia đình chính sách...đã góp phần phát triển chất lượng con người Việt Nam. Người dân ngày nay được Nhà nước đảm bảo quyền làm chủ, phát huy được khả năng sáng tạo trong công việc. Khi người dân đã được đặt vào vị thế của người làm chủ thì họ sẽ cố gắng hoàn thiện mình hơn nữa... vì thế mà chất lượng con người Việt Nam sẽ được nâng lên.
Nhưng mặt khác, với yêu cầu to lớn của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước hiện nay thì chất lượng con người (hay nói đúng hơn là chất lượng lao động), trình độ kỹ thuật, tay nghề của người lao động Việt Nam còn hạn chế. Hạn chế này bắt nguồn từ trình độ học vấn, người lao động chúng ta được đào tạo chưa tốt. Lực lượng lao động được đào tạo cơ bản có hệ thống chỉ chiếm 11% tổng số lao động toàn xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp chỉ có 70% lao động được đào tạo (trong tổng số 75% lực lượng lao động nông nghiệp cả nước). Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ vẫn đang là một vấn đề bức xúc, chúng ta quá thiếu những công nhân kỹ thuật (có tay nghề). Sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm chiếm tỉ lệ cao (gần 50%), số tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo chưa đạt 1/3. ở nước ta, cứ một vạn dân thì cứ 20 người được học đại học (các nước Đông Nam á, tỉ lệ đó gấp 3-4 lần). Tỉ lệ cán bộ có trình độ học vị tiến sĩ trở lên chỉ chiếm 12% trong tổng số cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ở các viện khoa học và các trường đại học. Do sự yếu kém của công tác quản lí, do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, việc mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo đang diễn ra tràn lan thiếu tổ chức, vượt quá quy mô cho phép. Điều đó gây nên tình trạng không ít người có trình độ năng lực không tương xứng với bằng cấp mà họ nhận được... Những hạn chế trên là không thể tránh khỏi trong tình trạng hiện nay, đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên của mỗi người để cải biến một bước chất lượng con người Việt Nam.
2. Lí do cần xây dựng con người Việt Nam phù hợp với tình hình mới hiện nay.
a. Thực trạng đáng buồn và những thói hư tật xấu.
Mặc dù có những đặc điểm, những nét đẹp mà không phải dân tộc nào trên thế giới cũng có được, nhưng ngày nay khi mà đất nước ta còn nghèo, trình độ văn minh còn thấp thì con người Việt Nam vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục, sữa chữa nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước nhà.
Do nhiều yếu tố khách quan (tố chất con người á Đông, qúa khứ để lại...) và chủ quan ( cùng kiệt đói, chiến tranh...) tình trạng thể chất của người Việt Nam vẫn còn thua kém nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Có lẽ ngoài nguyên nhân về tố chất th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status