Tiểu luận Việt Nam với bài toán tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội - pdf 13

Download Tiểu luận Việt Nam với bài toán tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội miễn phí



MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội những khía cạnh lý thuyết
I. Tăng trưởng và công bằng: khái niệm, thước đo
II. Các quan điểm về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và Công bằng xã hội
1. Tăng trưởng kinh tế tất yếu dẫn đến bất bình đẳng
2. Ưu tiên công bằng hơn tăng trưởng
3. Tăng trưởng đi liền với công bằng
Chương II: Việt Nam với bài toán tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
I. Quan điểm về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam
II. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta
III. Giải pháp cho mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35353/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ức khoẻ... Để thực hiện một chiến lược như vậy, một mặt phải có được một nguồn tài chính lớn dành cho các khoản trợ cấp này, và mặc khác, xây dựng một mạng lưới nhằm phân bổ và thực hiện các dịch vụ cho người nghèo. Một loạt chính sách hỗ trợ cho mục tiêu này như thực hiên thuế, lãi suất, giá cả ưu đãi.
Mặc dù ý tưởng cuả chiến lược này khá hấp dẫn và hợp lý nhằm đảm bảo giải quyết công bằng trong điều kiện thúc đẩy tăng trưởng, song nó cũng bị phê phán về một số khía cạnh. Thứ nhất, để có thể thực hiện trợ cấp như vậy, chính phủ cần có một nguồn tài chính lớn mà trong nhiều trường hợp, đặc biệt ở giai đoạn đầu, lợi ích thu được từ tăng trưởng còn quá nhỏ. Thứ hai, liệu những trợ cấp như vậy có đủ đảm bảo cho người dân tham gia rộng rãi vào hệ thống kinh tế hay không, hay họ chỉ có khả tiếp cận đến giới hạn của cùng kiệt khổ. Nói cách khác, quan điểm hướng vào nhu cầu cơ bản của con người về cơ bản là chương trình hành động xã hội nhiều hơn là một chiến lược tổng thể đảm bảo một cơ chế tương hỗ thực sự giữa tăng trưởng và công bằng.
Hai là, tái phân phối cùng với tăng trưởng (Redistribution With Growth), hay được diễn đạt hơi khác đi như tăng trưởng với phân phối thu nhập được cải thiện, hay tăng trưởng cùng chia sẻ. Quan điểm này xét về mục đích giống như quan điểm trên nhưng khác về cách thức tiếp cận để đạt được mục tiêu. Đây là ý tưởng của Ngân hàng thế giới được thể hiện trong công trình nghiên cứu cùng tên do ngân hàng này đỡ đầu thực hiện. Phân phối lại cùng với tăng trưởng là con đường theo đó lợi ích thu được từ tăng trưởng kinh tế cần được phân phối lại sao cho cùng với thời gian, phân phối thu nhập dần dần được cải thiện hay không bị xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng vẫn tiếp tục. Khác với quan điểm của những người theo mô hình hướng vào những nhu cầu cơ bản của con người nhấn mạnh vào việc đảm bảo các dịch vụ công cộng, quan điểm tái phân phối cùng với tăng trưởng nhấn mạnh việc tăng khả năng sản xuất và sức mua của dân chúng. Các chính sách của chính phủ cần đảm bảo một sự phát triển sao cho người dân tìm thấy những cơ hội kiếm tiền tốt hơn đồng thời nhận được những nguồn lợi cần thiết để tạo ra lợi nhuận. Theo một nhóm nghiêm cứu của Ngân hàng thế giới, có bảy công cụ chính sách có thể được sử dụng là:
Các biện pháp tạo ra sự biến đổi cả lao động và tư bản, khuyến khích sử dụng lao động lành nghề.
“Phân phối lại một cách năng động” tài sản bằng cách định hướng đầu tư vào các lĩnh vực mà những người cùng kiệt có thể là sở hữu tài sản như đất đai hay cửa hiệu nhỏ.
Mở rộng giáo dục để cải thiện mức độ biết đọc, biết viết, kĩ năng lành nghề, cách tiếp cận với nền kinh tế hiện đại.
Chế độ thuế tiến bộ.
Cung cấp rộng rãi các mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người nghèo.
Can thiệp vào thị trường hàng hoá để giúp đỡ người sản xuất và tiêu thụ nghèo.
Phát triển công nghiệp nhằm giúp cho những người có thu nhập thấp có được năng lực sản xuất cao hơn.
Những biện pháp chính sách này là định hướng chung và được chú trọng cụ thể cho mỗi loại nước. Chẳng hạn, những nước sản xuất công nghiệp là chủ yếu thì phát triển nông thôn được chú trọng hơn.
Quan điểm tăng trưởng đi liền với công bằng dựa trên một giả thuyết rất quan trọng là công bằng không đối lập với tăng trưởng, ngược lại là một yếu tố góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Ngay từ năm 1968, Murdal là người đầu tiên đã khẳng định rằng bất bình đẳng có thể làm hại cho tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở mức thấp sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Tiếp đó, Ahluwalia (1974) đã khẳng định trong công trình nghiên cứu thực tế của mình rằng “không có mô hình tiêu biểu cho mối quan hệ giữa những thay đổi trong phân phối thu nhập và tốc độ tăng trưởng GDP... Điều này chỉ ra rằng, có rất ít cơ sở thực tế vững chắc để chứng minh cho quan điểm tốc độ tăng trưởng cao chắc chắn sẽ nảy sinh bất bình đẳng lớn hơn”. Hart Mut Elseahans (1989) cũng lập luận khá đầy đủ về tác động của công bằng đối với tăng trưởng. Nhiều nhà nghiên cứu khác như Alesina và Perrotti (1994), Alesina và Rodrik (1994), Nancey Birdsall, David Ross vàRichard Sobot (1995) cũng như các chuyên gia ở Ngân hàng thế giới đã tiến hành các công trình nghiên cứu và đưa ra bằng chứng để chứng minh tại sao bất bình đẳng cao có thể hạn chế tăng trưởng.
Chương II
Việt Nam với bài toán tăng trưởng kinh tế
và công bằng xã hội
I. Quan điểm về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam
Đề cập đến việc xử lý mối quan hệ giữa hai yếu tố cơ bản đó trong quá trình phát triển, Đại hội VI của Đảng mới chỉ bước đầu xác định: “ Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của hoạt động kinh tế.
Phải đến Đại hội VII của Đảng (6-1991), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VI mới chính thức nêu lên các quan điểm có ý nghĩa triết lý chỉ đạo việc kết hợp hài hoà giữa cái kinh tế và cái xã hội trong quá trình đổi mới như sau:
Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người.
Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân.
Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) đề ra quyết tâm tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, văn minh.
Đại hội VIII của Đảng (6-1996) lại bổ sung một quan điểm quan trọng nữa là: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình”.
Rõ ràng chủ nghĩa tư bản hiện đại còn tự tiếp tục tự điều chỉnh để phát triển và cũng có khả năng phát triển mạnh về kinh tế trong những thập kỷ mới. Song dù tự điều chỉnh như thế nào, thì nó vẫn không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status