Tiểu luận Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp và thực tiễn vấn đề ở Việt Nam - pdf 13

Download Tiểu luận Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp và thực tiễn vấn đề ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 3
I. LÝ LUẬN CHUNG 3
1. Quan điểm lý luận trước Mác về giai cấp 3
2. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vê giai cấp và đấu tranh giai cấp 4
2.1. Những hình thức cộng đồng người . 4
2.1.1. Thị tộc : 4
2.1.2. Bộ lạc : 4
2.1.3. Bộ tộc : 4
2.1.4. Dân tộc: 5
2.2. Giai cấp và đấu tranh giai cấp : 5
2.2.1. Khái niệm giai cấp: 5
2.2.2. Đặc trưng của giai cấp: 6
2.2.3. Nguồn gốc hình thành giai cấp : 7
2.2.4. Kết cấu xã hội – giai cấp : 7
2.2.5. Khái niệm đấu tranh giai cấp : 8
2.2.6. Vai trò của đấu tranh giai cấp: 8
2.3. Mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, nhân loại 9
2.3.1. Quan hệ giai cấp và dân tộc: 9
2.3.4. Quan hệ giai cấp và nhân loại : 11
II. THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: 11
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp, đấu tranh giai cấp và dân tộc: 12
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp: 12
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc: 12
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 14
2. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay: 15
2.1. Cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta : 15
2.2. Tình hình của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta: 15
2.3. Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì hiện nay : 16
2.4. Đấu tranh giai cấp trên mọi lĩnh vực của đời sống: 17
2.4.1.Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế: 17
2.4.2. Đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá-xã hội: 18
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ 20
TÀI LIÊU THAM KHẢO .21
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35296/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

kết quả của một cách tiếp cận xã hội, không phải là sản phẩm của tư tưởng. Lịch sử đó chứng minh rằng, giai cấp và đấu tranh giai cấp từng tồn tại nhiều thiên niên kỷ cho đến nay, nó có những đặc trưng cơ bản chung nhất. Đó là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị trong hệ thống sản xuất xã hội. Cụ thể :
+ Khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất.
+ Khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội , trong tổ chức quản lý
sản xuất.
+ Khác nhau về cách thức và quy mô thu nhập của cải xã hội.
Trong đó, sự khác nhau của họ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất xã hội.
2.2.2. Đặc trưng của giai cấp:
Giai cấp có 4 đặc trưng cơ bản:
+ Là những tập đoàn người to lớn khác nhau về nắm giữ TLSX. Đây là đặc trưng quan trọng nhất.
+ Khác nhau về cách thức quản lí và phân công lao động.
+ Khác nhau về thu nhập của cải xã hội.
+ Khác nhau về địa vị xã hội. Điều này dẫn đến việc tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động tập đoàn khác.
2.2.3. Nguồn gốc hình thành giai cấp :
C.Mác là người đầu tiên đưa ra quan niệm cho rằng “ Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất.” . C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nôi, 1995, t.28, tr.662
Cơ sở tồn tại của giai cấp phải tìm trong sản xuất kinh tế chứ không phải tìm trong hình thái chính trị hay tư tưởng con người. C.Mác và Ăngghen chứng minh rằng nguyên nhân căn bản, sâu sa của sự phân chia xã hội thành giai cấp, sự thay thế hệ thống giai cấp này bằng hệ thống khác, nói chung sự tồn tại của giai cấp là lực lượng sản xuất phát triển trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Giai cấp xuất hiện khi lao động xã hội đã có thể tạo ra sản phẩm thặng dư tương đối, khiến cho sức lao động đã có một giá trị mà người ta có thể lợi dụng như đối tượng khai thác để chiếm đoạt sản phẩm thặng dư do lao động tạo ra. Khả năng này chưa xuất hiện thì không thể hình thành chế độ người bóc lột người. Đầu tiên, trong xã hội nguyên thuỷ, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên để sống sót họ phải nương tựa vào nhau theo bầy đàn. Trong điều kiện đó giai cấp chưa xuất hiện. Qua quá trình phát triển, các công cụ lao động nhờ đó tăng lên đáng kể, phân công lao động xã hội to đó được hình thành, xuất hiện của cải dư thừa, những người có quyền trong bộ lạc thị tộc lạm dụng quyền của mình để chiếm thành của riêng, chế độ tư hữu ra đời đánh dấu sự ra đời của giai cấp nô lệ ra đời: do đó thừa của cải, tù binh bắt được sử dụng làm người phục vụ cho những người giàu và có địa vị trong xã hội, họ được gọi là nô lệ, chế độ có giai cấp chính thức được hình thành từ đó. Như vậy, sự xuất hiện tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp đến sự ra đời của giai cấp, cái mới ra đời phủ định cái cũ lạc hậu, trong lịch sử đã có chế độ phong kiến thay thế chế độ nô lệ, chế độ tư bản chủ nghĩa thay thế chế độ phong kiến. Chủ nghĩa tư bản phát triển cao lại tạo tiền đề cho sự thủ tiêu chế độ tư hữu – cơ sở kinh tế của sự đối kháng giai cấp trở thành xu thế khách quan trong sự phát triển xã hội. Đó là lô-gic khách quan của tiến trình phát triển lịch sử.
2.2.4. Kết cấu xã hội – giai cấp :
Mỗi kiểu xã hội có kết cấu giai cấp xã hội riêng nhưng đều bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau. Đólà chủ nô và nô lệ trong chế độ nô lệ, địa chủ và nông dân trong chế độ phong kiến, tư sản và vô sản trong chế độTBCN. Hai giai cấp cơ bản của mỗi chế độ kinh tế - xã hội là sản phẩm đích thực của chế độ kinh tế - xã hội đó, đồng thời là những giai cấp quyết đínhự tồn tại, sự phát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đó. Giai cấp thống trị là giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế - xã hội đang tồn tại.
Ngoài hai giai cấp cơ bản trên còn có giai cấp không cơ bản ( ví dụ là tập đoàn giai cấp tàn dư của cách sản xuất cũ hay tập đoàn giai cấp mầm mống của cách sản xuất tương lai ), tầng lớp trung gian ( bao gồm tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ; tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản)
và tầng lớp tri thức _ nó chỉ được gọi là một tầng lớp chứ không được gọi là giai cấp vì không gắn với một cách sản xuất nào.
2.2.5. Khái niệm đấu tranh giai cấp :
Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp. V.I. Lênin đã định nghĩa đấu tranh giai cấp là “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám; cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản” . V.I.Lênin:toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, t.7, tr.237-238
Thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị ,chống lại bọn đăc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức bóc lột.
Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi XH có giai cấp, là động lực cơ bản của sự phát triển XH có các giai cấp đối kháng.
Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của LLSX với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sự đối lập về địa vị và lợi ích giữa các giai cấp.
Đấu tranh giai cấp xảy ra khi có mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX lỗi thời, từ đó thúc đẩy sự phát triển của LLSX.
2.2.6. Vai trò của đấu tranh giai cấp:
Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp.
Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến CMXH, xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, CSKT cũ, kiến trúc thượng tầng cũ,đưa xã hội phát triển lên một hình thái kinh tế-xã hội mới cao hơn đó là xã hội không còn giai cấp. Dựa vào tiến trình phát triển lịch sử, C.Mác và Ph. Ăngghen đã chứng minh rằng đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạnh xã hội. Cách mạng xã hội là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội.
Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu , đồng thời góp phần cải tạo cả bản th ân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng.
Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi vì mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội.
Trước khi giành chính quyền: nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản: đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị. Sau khi giành chính quyền: thiết lập nền chuyên chính của...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status