Tiểu luận Tìm hiểu lể hội Vu Lan - Một hình thức sinh hoạt tôn giáo điển hình hằng năm của đạo Phật - pdf 13

Download Tiểu luận Tìm hiểu lể hội Vu Lan - Một hình thức sinh hoạt tôn giáo điển hình hằng năm của đạo Phật miễn phí



Như chúng ta đã biết, lễ hội Vu Lan là một Đại lễ Phật giáo diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch mà bất cứ chùa Phật giáo Đại thừa nào cũng tổ chức. Riêng hệ phái Khất sĩ của Phật giáo Việt Nam còn tổ chức lễ hội Vu Lan trên quy mô lớn, theo kiểu đăng cai luân phiên giữa các chùa cùng hệ phái Khất sĩ – quy tụ tất cả tăng ni phật tử các chùa trong hệ phái về nơi đăng cai tổ chức lễ hội Vu Lan để cùng sinh hoạt lễ hội. Lễ hội Vu Lan diễn ra suốt hai ngày 14 và 15 tháng Bảy âm lịch hàng năm tại chùa đăng cai tổ chức. Bởi thế, lễ hội tôi trình bày ở đây là lễ hội Vu Lan được tổ chức theo quy mô lớn như đã nói ở trên. Tuy nhiên, đối với một tiểu luận tôi chỉ trình bày những nội dung cơ bản nhất đã diễn ra trong lễ hội Vu Lan tại chùa Ngọc Bảo.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35277/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ớc hết, họ là những người bình thường theo đạo Phật, noi gương hiếu hạnh của Mục Liên cầu nguyện cho cha mẹ siêu sanh Tịnh độ. Từ đây, lễ này có tác động đến nhiều thành phần trong xã hội và lan tỏa khắp nơi. Từ vua quan, cho đến thứ dân tin theo đạo Phật nhiều hay ít, cứ đến dịp Vu Lan là thành tâm báo hiếu cho cha mẹ, bà con quyến thuộc, cửu huyền thất tổ, nội ngoại xa gần đều sớm sinh về miền Cực lạc. Do đó, Vu Lan còn gọi là ngày Xá tội vong nhân, tức là ngày nhờ oai thần của chư Tăng chú nguyện mà mọi chúng sinh đều ra khỏi u đồ trong ý nghĩa tâm linh, giàu chất nhân văn: "Vô thỉ luân hồi, tất cả chúng sinh từng làm cha, làm mẹ, làm anh làm chị trong cõi luân hồi". Đến thời Lý, Trần, Phật giáo hưng thịnh trở thành quốc giáo, lễ Vu Lan báo hiếu càng trở nên hoành tráng quy mô hơn nữa. Điều này hoàn toàn có cơ sở. Các vua thời này đều là những Phật tử thuần thành, rất hiếu tâm với cha mẹ ông bà và hiếu đạo Phật pháp mà sử sách ghi lại rất cụ thể. Có vị còn là thiền gia sáng tác kinh văn bày tỏ sự chứng đạt của mình và mong muốn thần dân của mình hành theo giáo lý nhà Phật để chuyển hóa tâm thức, xây dựng đất nước hùng cường. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại: "Vào năm Kỷ Hợi (1299) Trần Anh Tông hạ chiếu in các sách "Phật giáo pháp sự, Đạo trường tân văn" và công văn cách thức ban hành trong cả nước". Trong đó, theo Nguyễn Lang nhận định: "sách Pháp sự đạo tràng ấn hành năm 1299 thế nào cũng đã chứa đựng một khoa nghi về chẩn tế". Chẩn tế là khoa nghi ghi lại cách cứu độ dành cho những âm linh cô hồn, hương hồn nhờ năng lực của chư Phật, chư Bồ tát và Hiền Thánh Tăng và sự thành tâm thiết lễ cúng dường của người hiện hữu mà sớm tiêu trừ nghiệp chướng, thác sinh về miền Cực lạc. Người sống nhờ công đức này, phước trí được trang nghiêm, sống an lành trong Chánh pháp ngay giữa đời này. Chúng ta không ngạc nhiên khi có nhiều đàn chẩn tế được tổ chức quy mô ở các chùa vào thời Lý, Trần dưới sự bảo trợ của Nhà nước, và người tổ chức đại lễ chính là vị lãnh đạo tối cao của đất nước – Hoàng đế hay các quan lại đại thần. Tất cả không chỉ tổ chức vào Đại lễ Vu Lan để báo đáp tứ ân, mà còn tổ chức vào các dịp lễ trọng đại khác với mục đích nguyện cầu cho quốc thái dân an, âm siêu dương thái. Như vậy, với sự tích báo hiếu của Mục Kiền Liên xuất phát từ bản kinh Vu Lan Bồn, việc cầu siêu bạt độ, cứu độ mẹ cha đời này hay nhiều đời không chỉ mang tính chất thiêng liêng, gói gọn trong khuôn viên nhà chùa, mà đến thời Phật giáo đời Trần nó đã được nâng tầm lên ý nghĩa quốc gia – dân tộc. Trong ý nghĩa xây dựng con người và phát triển đất nước. Việc tổ chức Đại lễ Vu Lan mang tầm cỡ như thế, có ý nghĩa sâu xa, nhất là góp phần quy tụ các thành phần trong xã hội đồng tâm hướng về một mối: thành tâm nguyện cầu cho người quá vãng từng làm cha, làm mẹ, làm bà con quyến thuộc nhiều đời của mình đều thác sinh về cõi an lành. Trên hết, là tạo ra sự đoàn kết thương yêu lẫn nhau, hướng tâm sống thiện, làm thiện để báo đáp Tứ ân như là công đức đáp đền đối với Phật pháp và dân tộc. Cũng nhân bởi lý do này, nhà Trần đã không ngần ngại tiếp nhận các bản kinh có nội dung khoa nghi cầu siêu bạt độ từ các đạo sĩ Trung Hoa sang. Theo Đại Việt sử kí toàn thư ghi lại thì: "Vào năm 1302, bấy giờ có đạo sĩ phương Bắc là Hứa Tông Đạo theo thuyền buôn sang, ta cho ở bến sông Yên Hoa. Pháp đàn chay bắt đầu thịnh hành từ đó". Điều này chứng tỏ, lễ Vu Lan báo hiếu thật sự lan tỏa khắp nơi, có cả quá trình tiếp nhận và phát triển không ngừng ở nước ta. Nhà nước và nhà chùa thời Trần đã kết hợp tổ chức đại lễ Vu Lan thật quy mô như là một lễ hội lớn mang tính chất phổ biến trên khắp quốc gia. Vào năm 1309, Pháp Loa đã đứng ra tổ chức đại lễ Vu Lan, thiết đàn chay Vu Lan cầu nguyện cho Trúc Lâm Sơ tổ, và cầu nguyện quốc thái dân an, âm siêu dương thái. Đến năm 1320, Pháp Loa còn tổ chức một trai đàn trần tế nữa ở chùa Đại Ninh trong cung để cầu nguyện cho Thượng hoàng Anh Tông sống lâu thêm, trong dịp đó cũng làm lễ quán đỉnh cho Thượng hoàng. Theo Nguyễn Lang nhận định trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì lễ hội Vu Lan được diễn giải khá đầy đủ các giá trị mà con người hiện hữu và bao hàm cả giá trị tâm linh, cả người còn kẻ mất. Đặc biệt, với lễ hội Vu Lan các giá trị thiết thực nhân văn được đề cập đến, chứa đựng ý nghĩa chia sẽ tâm tư, khát vọng được yêu thương từ vật chất cho đến tinh thần đối với những người đang sống trên mảnh đất thân thương Đại Việt: "Vào các ngày chư Tăng xuất hạ (rằm tháng Bảy), hội Vu Lan được tổ chức để cúng dường chư Tăng rất lớn tại các chùa cả nước; đó là nhờ sự ủng hộ của giới tại gia. Căn cứ trên kinh Vu Lan Bồn (Ullambana), lễ Vu Lan được tổ chức cúng dường chư Tăng cầu nguyện cho cha mẹ ông bà đã khuất được siêu sinhTịnh độ. Những cuộc chẩn tế cho người nghèo, những cuộc thăm viếng người bệnh, những lễ phóng sinh (thả tự do cho chim, cá và các loài khác đã bị bắt) được tổ chức. Nhưng linh đình nhất là cuộc chẩn tế cô hồn: đàn chẩn tế và thí thực được tổ chức từ chiều cho đến khuya. Phép chẩn tế được thực hiện theo một nghi thức nặng tính chất Mật giáo: đó là nghi thức nghi Du - già khoa nghi". Được biết, khoa nghi này vừa mang tính văn chương và bao hàm yếu tố triết lý, là cơ sở để khơi nguồn cảm hứng cho nhiều bản văn có giá trị học thuật của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử nước nhà. Và, những án văn thơ bắt nguồn từ cảm hứng Du - già khoa nghi đều mang yếu tố giáo dục tự thân, hướng con người đi vào nếp sống hướng thiện, giải thoát khổ đau sinh tử. Theo các nhà nghiên cứu, thì bản Thập giới cô hồn quốc văn của Lê Thánh Tông, Văn tế thập loại cô hồn của Nguyễn Du sau này đều lấy cảm hứng ở đoạn văn thỉnh Thập loại cô hồn trong khoa nghi Du – già. Sang thời nhà Nguyễn, trong buổi đầu thiết lập vương triều, các vua chúa, quan lại đã biết kế thừa ý nghĩa và giá trị từ lễ hội Vu Lan nên đã nhiều lần tổ chức các trai đàn để góp phần xây dựng con người, xây dựng đất nước, phát triển giáo lý Phật đà. Theo sách Nam triều công nghiệp diễn chí ghi lại: "Năm nhân dần, niên hiệu Hoàng Định thứ ba (1603). Thượng tuần tháng bảy, bấy giờ Đoan vương Nguyễn Hoàng ái mộ đạo Phật từ bi, khuyên việc thiện, trồng duyên lành, nhân gặp tiết trung nguyên ngày rằm tháng bảy ra chùa Thiên Mụ cúng Phật, niệm kinh giải oan cầu phúc; tế độ chúng sinh, giúp người cứu khổ, công đức vẹn thành. Còn Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ ghi lại: "năm Nhâm tuất, Gia Long nguyên niên (1802) vua lập đàn ở Thiên Mụ để tế, tế khắp các chiến sĩ chết trận". "Năm Quý Hợi, Gia Long thứ hai (1803), lính các vệ thần sách đi vận tải lương thực gặp bão, chết mất 500 người ở ngoài biển. Vua xem họ là chiến sĩ trận vong, cấp cho tiền tuất và lại sai đặt đàn ở chùa Thiên Mụ để tế". Từ đây, có thể thấy c...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status