Đánh giá tình hình sử dụng đất xã Thanh Giang - Huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Toàn xã có 4 thôn bao gồm 8217 nhân khẩu, 2169 hộ gia đình. Tổng diện tích toàn khu dân cư là 120,62 ha trong đó đất nông nghiệp có 21,61 ha chiếm 17,90% diện tích khuôn viên, đất chuyên dùng có 39,15 ha chiếm 32,42%, diện tích khuôn viên, đất ở nông thôn có 59,86 ha chiếm 49,58% diện tích toàn khuôn viên và 9,2% diện tích hành chính. Bình quân 1 hộ có diện tích là 275m2/hộ. Một số tụ điểm dân cư thôn Phù Tải, Tiêu Sơn và Đan Giáp ven đường 20B đã mang dáng dấp đô thị, hình thành nên trung tâm kinh tế xã hội của xã. Trong toàn khuôn viên 120,62 ha thì hộ gia đình quản lý 71,81 ha chiếm 59,53%, các tổ chức kinh tế quản lý 0,08 ha chiếm 0,07% và UBND xã quản lý 48,73 ha chiếm 40,4% diện tích toàn khuôn viên.


Như chúng ta đã biết thì đất đai là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt trái đất được hình thành từ năm yếu tố: đá mẹ, vi sinh vật, thời gian, địa hình, khí hậu và con người. Như vậy ta có thể thấy đất đai có nguồn gốc tự nhiên và phân bố rộng khắp trên bề mặt trái đất. Chính vì vậy đất đai có vai trò vô cùng quan trọng và có sức ảnh hưởng to lớn đến đời sống của con người cũng như các loài sinh vật cư trú trong ngôi nhà trái đất.
Hiện nay khi mà dân số thế giới đang tăng nhanh một cách chóng mặt thì nhu cầu về sử dụng đất ở là rất cao. Thêm vào đó xã hội ngày càng phát triển đã xuất hiên xu hướng đô thị hoá, công nghiệp hoá...Chính những hiện tượng xã hội này đã dẫn tới nhu cầu cao về sử dụng đất. Trong tương lai tới thì nhu cầu về đất phi nông nghiệp sẽ tăng lên và đất nông nghiệp sẽ giảm xuống.
Nhưng dưới giác độ của khoa học đất đã chỉ rõ rằng đất đai được hình thành từ 5 yếu tố và phải trải qua quá trình phong hoá hàng trăm năm dưới tác động của các tác nhân: lý - hoá - sinh học thì đất đai chỉ tăng thêm vài mm. Như vậy có thể coi đất đai bị giới hạn về diện tích và không có khả năng tăng thêm theo thời gian.
Vậy mà hiện nay khi nhìn nhận vào tình hình sử dụng đất một cách kỹ lưỡng bản thân chúng ta thấy vẫn còn có quá nhiều điều bất cập trong tình hình sử dụng đất như hiện tượng: Sử dụng đất không đúng mục đích, hoang hoá đất đai…vv.Chính vì vậy mà các nhà quản lý về đất đai cần có những định hướng rõ ràng. Và phải có những công cụ thích hợp để thuận tiện trong công tác quản lý. Để sao cho tình hình sử dụng đất trong tương lai sẽ đạt được hiệu quả cao về kinh tế cũng như về mặt môi trường – xã hội. Nhưng để quản lý tốt thì trước tiên nhà quản lý phải hiểu và nắm rõ về tình hình sử dụng đất của địa phương mình.
Với nhận thức đó nên em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình sử dụng đất xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương”. Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã đươc sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ. Nguyễn Thị Hải Ninh.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoài Nam
NỘI DUNG
Điều kiện cơ bản.
Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý:
Xã Thanh Giang nằm ở phía nam huyện Thanh Miện có vị trí như sau:
- Phía bắc giáp xã Chi Lăng Nam và xã Ngũ Hùng
- Phía nam giáp xã Tiền Phong
- Phía tây giáp xã Diên Hồng và một phần xã Chi Lăng Nam
- Phía đông giáp huyện Ninh Giang
Mô hình vị trí địa lý
Thanh Giang
Tiền Phong
Ninh Giang
Diên Hồng & Chi Lăng Nam
Chi Lăng Nam & Ngũ Hùng
Bắc
Nam
Đông
Tây
1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Nằm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đất đai được hình thành do sự bồi lắng phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình theo hình thức pha trộn. Địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, độ dốc nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam. Tính chất đất đai mang đặc điểm điển hình của phù sa sông Thái Bình, cùng kiệt dinh dưỡng và chua.
1.1.3. Quy mô xã:
Là một xã trung bình của huyện Thanh Miện, tổng diện tích hành chính là 650,49 ha bằng 5,32% diện tích của huyện. Dân cư được chia làm 4 thôn: Thôn Đông ích, thôn Tiên Sơn, thôn Phù Tải, và thôn Đan Giáp. Dân cư sống tương đối tập trung tại khu vực trung tâm xã tạo nên một thị tứ sầm uất và sôi động. Trên địa bàn xã có tuyến tỉnh lộ 20B và huyện lộ 192 chạy qua nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, giao lưu hàng hoá với các vùng trong và ngoài huyện.
1.1.4. Khí hậu thời tiết:
Xã Thanh Giang mang đầy đủ tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều và có gió bão. Mùa đông lạnh khô hanh nhưng cuối mùa có mưa phùn, độ ẩm không khí cao.
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ.
Thanh Giang là xã trung bình của huyện Thanh Miện với 8217 nhân khẩu, mật độ dân số 1260 người/km2. Trên địa bàn xã có tỉnh lộ 20B chạy qua trung tâm xã cùng với sự cần cù chịu khó và nhanh nhạy trong phát triển kinh tế nên từ lâu ở đây đã hình thành 1 thị tứ sầm uất với lưu lượng hàng hoá trung chuyển qua đây rất lớn, là đầu mối thu mua và vận chuyển các loại hàng hoá nông sản phẩm cho các xã khu vực phía Nam huyện Thanh Miện. Nền kinh tế phát triển đa dạng, ngoài nông nghiệp là mũi nhọn chủ yếu thì tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển tương đối khá. Tổng thu nhập năm 2000 đạt 19,17 tỷ đồng với cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là 56% - 19% - 25% bimh quân thu nhập theo đầu ngươi là 2.4 triệu/ngươi/năm
Biểu đồ cơ cấu kinh tế
1.2.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp:
Tổng thu nhập năm 2000 là 10,67 tỷ đồng chiếm 56% tổng thu nhập toàn xã
Trồng trọt.
Năm 2000 tổng sản lượng luơng thực đạt 4408 tấn trong đó thóc đạt 4108 tấn, màu quy đạt 300 tấn. Năng suất lúa bình quân đạt 100tạ/ha, bình quân lương thực là 549 kg/người/năm. Thu nhập của ngành trồng trọt chủ yếu từ cây lúa và một số cây vụ đông khác còn thu từ cây lâu năm rất ít do diện tích trồng cây lâu năm thấp có 2,13 ha là diện tích mới được chuyển đổi. Trong những năm tới cần đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nhìn chung thu nhập từ ngành trồng trọt trong mấy năm gần đây có xu hướng tăng trong vòng 5 năm năng suất tăng từ 20 - 22%. Giá trị ngành trồng trọt năm 2000 ước đạt 7,93 tỷ đồng chiếm 74,32% thu nhập ngành nông nghiệp và chiếm tới 41,36% GDP.
Chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi phát triển mạnh ở khu vực gia đình, đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia cầm, bò và thả cá.
Năm 2000 tổng đàn trâu của xã có 20 con, đàn bò có 190 con, đàn gia cầm có 40000 con, trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 18 con. Đàn lợn năm 2000 có khoảng 3500 con. Thu nhập ngành chăn nuôi năm 2000 đạt 2,74 tỷ đồng chiếm 25,68% thu nhập ngành nông nghiệp và bằng 14,29% GDP.
1.2.1.2. Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Giá trị thu nhập năm 2000 thu 3,5 tỷ đồng bằng 19% tổng thu nhập toàn xã. Nhìn chung sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở đây khá phát triển nhất là ở khu vực trung tâm xã, ven đường 20B và trung tâm các thôn. Ngành nghề chính là xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, mộc, nề, cơ khí nhỏ, vật liệu xây dựng...; tiểu thủ công nghiệp thu hút một lực lượng lao động khá lớn trong các thôn khoảng 310 người hình thành nên một cụm tiểu thủ công nghiệp nhỏ, vừa giải quyết việc làm cho lao động dư thừa, vừa mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho xã.
1.2.1.3. Dịch vụ thương nghiệp:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, dịch vụ thương nghiệp cũng bắt đầu phát triển mạnh. Hiện tại xã có chợ cùng với các hộ kinh doanh, buôn bán ven đường 20B tạo thành trung tâm dịch vụ khá sầm uất nhất là dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ vật tư nông nghiệp, nhu yếu phẩm cho đời sống hàng ngày của bà con nông dân. Một số hộ dịch vụ đã liên kết kinh doanh trong và ngoài vùng nhằm tăng thu nhập và tạo sự phát triển chung. Năm 2000 tổng thu từ dịch vụ đạt 5,0 tỷ đồng chiếm 25% tổng thu GDP....


933oMx8TuVgN5B6

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status