Đề tài Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015 - pdf 13

Download Đề tài Quy hoạch sử dụng đất đai xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2005 – 2015 miễn phí



Kinh tế xã tập trung chủ yếu vào nông nghiệp, trong đó ngành nghề trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng cộng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vẫn còn thấp, do ảnh hưởng của giá cả (vật tư, phân bón, xăng dầu, giống.), cơ chế chính sách, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn khó khăn, hệ thống thuỷ lợi chưa đảm bảo cho phát triển cây màu. Bên cạnh đó xã Tân Hiệp B vẫn chưa phát huy hết thế mạnh sẵn có tại đại phương, chưa tận dụng những sản phẩm phụ từ trồng trọt và chăn nuôi cũng như chưa tận dụng tốt diện tích nuôi trồng thuỷ sản và chủ yếu vẫn là sản xuất lúa 2 vụ. Mô hình dịch chuyển cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, vẫn chưa rõ ràng.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35851/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

trọng của Huyện.
Có nguồn lao động dồi dào, tiềm năng lao động trẻ, khoẻ, cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp được nâng lên rõ rệt trong sản xuất nông nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình tập huấn của phòng nông nghiệp Huyện và các phòng chuyên môn, việc cải tạo giống cây trồng vật nuôi theo chiều hướng tiến bộ đang từng bước hội nhập vào đời sống nhân dân, luôn được nhân dân chấp thuận và hưởng ứng tích cực.
Cơ sở hạ tầng được củng cố, công tác thuỷ lợi kết hợp với giao thông nông thôn luôn được quan tâm.
Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hoá ở khu dân cư” và “ Xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng” đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo chiều hướng tích cực, đời sống nhân dân được nâng lên, mức hưởng thụ văn hoá ngày càng cao.
Đó là nền tảng vững chắc cho xã Tân Hiệp B nói riêng và huyện Tân Hiệp nói chung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Khó khăn
Mật độ dân số 289 ngườ/km2, có nguồn lao động dồi dào, trẻ khoẻ, nhưng lao động có trình độ tay nghề còn hạn chế. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động và khai thác đúng mức lao động trong thời gian nông nhàn , mức thu nhập người dân chưa cao.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ cũng như các ngành nghề khác có phát triển nhưng chưa đồng bộ. Ngành nghề truyền thống chưa mang tính chất công nghiệp cao, hầu hết ở hình thức hộ gia đình.
Nền địa chất yếu, gây trở ngại khá lớn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật: xây dựng, giao thông, thuỷ lợi…
Kinh tế xã tập trung chủ yếu vào nông nghiệp, trong đó ngành nghề trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng cộng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vẫn còn thấp, do ảnh hưởng của giá cả (vật tư, phân bón, xăng dầu, giống...), cơ chế chính sách, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn khó khăn, hệ thống thuỷ lợi chưa đảm bảo cho phát triển cây màu. Bên cạnh đó xã Tân Hiệp B vẫn chưa phát huy hết thế mạnh sẵn có tại đại phương, chưa tận dụng những sản phẩm phụ từ trồng trọt và chăn nuôi cũng như chưa tận dụng tốt diện tích nuôi trồng thuỷ sản và chủ yếu vẫn là sản xuất lúa 2 vụ. Mô hình dịch chuyển cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, vẫn chưa rõ ràng.
Sự phát triển khu dân cư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phúc lợi xã hội chưa được đầu tư đúng mức, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, tự phát, chưa theo quy định chung và chưa đáp ứng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của xã, chưa thoả mãn nhu cầu đi lại của người dân.
Tóm lại với vị trí đại lý, điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội cho thấy kinh tế tăng trưởng chưa nhanh, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống phát triển với quy mô nhỏ chưa đủ sức cạnh tranh ở thị trường lớn. Hoạt động kinh doanh dịch vụ còn nhỏ và tự phát, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là công trình phúc lợi xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Do đó để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh của xã đến năm 2015, cần đầu tư lớn vào các lĩnh vực xây dựng cơ bản, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của người dân. Qua đó công tác quy hoạch sử dụng đất đai là vấn đề cần thiết và cấp bách.
II. BIẾN ĐỘNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
1. Biến động đất đai trong quá trình sử dụng từ năm 2000 – 2004
Ranh giới hành chính xã giữa các kỳ kiểm kê thống kê đất đai không có sự thay đổi, do đó tổng diện tích tự nhiên không thay đổi, tuy nhiên trong từng nhóm đất có sự thay đổi. Biến động đất đai giai đoạn 2000 – 2004 được trình bày trong Bảng 3
Bảng 3: So sánh biến động đất đai giai đoạn 2000 - 2004
STT
Mục đích sử dụng đất

Diện tích năm 2000
Diện tích năm 2005
So sánh tăng (+) giảm (-)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên
6.899,05
100.00
6,899.05
100.00
-
I
Đất nông nghiệp
NNP
6.356,70
92,14
6.406,05
92,85
49,35
1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
6.356,70
92,14
6.398,18
92,74
41,48
1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
6.027,92
87,37
6.073,22
88,03
45,30
1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
6.027,92
87,37
6.053,42
87,74
25,50
1.1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
-
-
19,80
0,29
19,80
1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
328,78
4,77
324,96
4,71
-3,82
2
Đất nuôi trồng thủy sản
-
-
-
-
-
3
Đất nông nghiệp khác
-
-
7,87
0,11
7,87
II
Đất phi nông nghiệp
PNN
427,53
6.20
454,42
6,59
26,89
1
Đất ở
OTC
137,85
2,00
141,78
2,06
3,93
1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
137,85
2,00
141,78
2,06
3,93
2
Đất chuyên dùng
CDG
252,90
3,67
147,36
2,13
-105,54
2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
0,24
0,003
0,24
0,003
-
2.2
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK
-
-
1,32
0,02
1,32
2.3
Đất có mục đích công cộng
CCC
252,66
3,67
145,80
2,11
-106,86
3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
13,44
0,19
13,44
0,19
-
4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
16,54
0,24
16,54
0,24
-
5
Đất sông suối và mặt nước CD
SMN
-
-
135,30
1,96
135,30
6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
6,80
0,10
-
-
-6,80
III
Đất chưa sử dụng
CSD
114,82
1,66
38,58
0,56
-76,24
Qua Bảng 3 ta thấy:
Diện tích đất nông nghiệp tăng: 49,35 ha
Diện tích đất phi nông nghiệp: tăng 26,89 ha
Diện tích đất chưa sử dụng giảm : 76,24 ha
Nhóm đất nông nghiệp: Do là một xã thuần nông, việc người dân khai thác sử dụng đất nông nghiệp đem lại hiệu quả cao. Mặt khác trong giai đoạn 2000 – 2004 xã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhiều, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp. Do đó đất nông nghiệp biến động tăng mạnh, chủ yếu biến động đất trồng lúa và cây hàng năm khác, diện tích đất trồng cây lâu năm giảm do chuyển sang đất ở và đất chuyên dùng. Cụ thể như sau:
Đất trồng lúa tăng 25,5 ha, cây hàng năm khác tăng 19,80 ha. Do chuyển từ đất chưa sử dụng. Đất trồng cây lâu năm giảm 3,82 ha do chuyển sang đất ở, đất chuyên dùng. Đất nông nghiệp khác tăng 7,87 ha.
Như vậy, hiện trạng diện tích đất nông nghiệp năm 2004 là 6.406,05 ha, chiếm 92,85 % diện tích đất tự nhiên, năm 2000 là 6.356,70 ha chiếm 92,14% diện tích đất tự nhiên, tăng 49,35 ha.
Nhóm đất phi nông nghiệp: So với năm 2000 đất phi nông nghiệp tăng 26,89 ha, do xã có những chủ trương đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng tăng 28,39 ha, đất tôn giáo- tín ngưỡng không tăng không giảm, đất ở tăng 3,93 ha. Và hiện trạng năm 2004 là 454,42 ha chiếm 6,59% diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất chưa sử dụng: So với năm 2000 giảm 76,24 ha. Nguyên nhân do trong giai đoạn này người dân khai thác đất chưa sử dụng vào mục đích đất nông nghiệp, đất thuỷ lợi, hiện trạng năm 2004 quỹ đất chưa sử dụng là 38,56 ha chiếm 0,56% diện tích đất tự nhiên.
2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2004
2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2004 theo thành phần kinh tế
Theo thống kê đất đai, tổng diện tích toàn xã năm 2004 là 6.899,05 ha, trong đó diện tích giao cho thuê là 6.8999,05 ha, chiếm 100% ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status