Tiểu luận Bão nhiệt đới - pdf 13

Download Tiểu luận Bão nhiệt đới miễn phí



Quỹ đạo thông thường của bão có dạng parabol, nó được quy định bởi cơ chế bão di chuyển theo dòng dẫn đường. Tuy nhiên nhiều cơn bão chỉ đi theo dòng dẫn đường trong một thời gian, sau đó đổ bộ vào đất liền và tan đi. Khi đó quỹ đạo hướng từ đông đông nam lên tây tây bắc có dạng gần thẳng như trong trường hợp các cơn bão từ tháng 8 đến tháng 12 ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông. Một số cơn bão có nội lực lớn chúng có thể di chuyển theo nhiều dạng quỹ đạo khác nhau, có khi thắt nút một hay nhiều lần. Giống như cơn IKE (1984) và WAYNE (1980) trên hình
Khi đổ bộ vào đất liền bão sẽ suy yếu và tan dần. Một phần vì bị ma sát với cây cối, địa hình, một phần bão bị mất đi nguồn năng lượng rất lớn là độ ẩm và nhiệt độ do đại dương cung cấp. Đây chính là nguồn năng lượng chủ yếu gây mưa dông, kích thích hình thành cơn bão nên khi bão vào đất liền sẽ bị yếu và tan dần.



1. Một số khái niệm có liên quan đến bão nhiệt đới
1.1 Xoáy thuận nhiệt đới
Xoáy thuận chia làm hai loại về vị trí địa lý, cấu trúc front và khối khí là: xoáy thuận ngoại nhiệt đới (xoáy thuận front) và xoáy thuận nhiệt đới.
Xoáy thuận nhiệt đới là một hệ thống khí áp thấp ở vùng nhiệt đới. Áp suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn rất nhiều so với xung quanh. Vùng có khí áp nhỏ nhất được gọi là vùng trung tâm. Ở Bắc Bán cầu xoáy thuận nhiệt đới có hoàn lưu gió xoáy vào tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, ngược lại ở Nam Bán Cầu gió xoáy vào tâm xoáy thuận nhiệt đới theo hướng thuận chiều kim đồng hồ.
à Xoáy thuận nhiệt đới là xoáy thuận được cấu tạo bởi khối khí nóng ẩm và không có front.
1.2 Bão nhiệt đới
Bão (typhoon) là tên gọi chung những xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên Tây Bắc Thái Bình Dương khi tốc độ gió cực đại (Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý (gió cấp 12 ở nước ta) trở lên (hải lý: knot - kt, bằng 1,853 km/h). Ở khu vực khác nhau bão được gọi bằng thuật ngữ khác nhau, như ở Đại Tây Dương, đông bắc Thái Bình Dương và đông nam Thái Bình Dương (phía đông 160oĐông) gọi bão là "hurricane", Trung Quốc dịch là "cụ phong" là gió bão.
Theo Atkinson (1971): “Bão là xoáy thuận quy mô synôp không có front, phát triển trên miền biển nhiệt đới ở mực bất kỳ và có hoàn lưu xác định.” Tổ chức khí tượng thế giới (WMO: World Meteorological Organization) quy định phân loại xoáy thuận nhiệt đới thành:
1/ Áp thấp nhiệt đới (Tropical depression): là xoáy thuận nhiệt đới với hoàn lưu mặt đất giới hạn bởi một hay một số đường đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất ở gần vùng trung tâm từ 10,8 – 17,2m/s (cấp 6 - cấp 7).
2/ Bão nhiệt đới (Tropical storm): là xoáy thuận nhiệt đới với các đường đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất ở vùng gần trung tâm từ 17,2 – 24,4m/s (cấp 8 - cấp 9).
3/ Bão mạnh (Severe Tropical storm): là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió lớn nhất gần trung tâm từ 24,5 – 32,6m/s (cấp 10- cấp 11).
4/ Bão rất mạnh (Typhoon/Hurricane): là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm từ 32,7m/s trở lên.
Những cơn bão quá mạnh người ta gọi là "siêu bão" (supertyphoon).
1.3 Mắt bão
Mắt bão là khu vực có khí áp nhỏ nhất trong bão, gần như lặng gió, quang mây, và có nhiệt độ cao hơn vùng xung quanh (do sự đốt nóng dòng không khí thăng lên), mắt bão có đường kính khoảng 30 – 60km. Thông thường chỉ có những cơn bão mạnh trưởng thành mới hình thành mắt bão rõ nét.
Hình ảnh mắt bão chụp từ vệ tinh
2. Nội dung chính
2.1 Sự hình thành bão
2.1.1 Điều kiện hình thành bão
Bão thường hình thành tập trung ở những vùng nhất định, gọi là "ổ bão". Bão được hình thành ở 6 ổ bão gồm: Vịnh Bengal và biển Ả Rập; tây bắc Thái Bình Dương; đông bắc Thái Bình Dương; tây bắc Đại Tây Dương; tây nam Ấn Độ Dương và vùng biển bắc Úc. Trong đó tây bắc Thái Bình Dương là ổ có nhiều bão nhất (chiếm 38% số bão trên toàn cầu).
Khu vực hay xảy ra bão trên thế giới và số bão trung bình hàng năm
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Năng lượng bão là ẩn nhiệt ngưng kết của lượng hơi nước lớn bốc hơi từ mặt biển, ngoài ra bão hình thành đòi hỏi không khí có tầng kết bất ổn định đảm bảo cho sự hình thành đối lưu sâu và dông. Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.
Nhà khí tượng Erik Palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20ovĩ hai bên xích đạo, nơi có nhiệt độ cao (từ 26 – 27oC trở lên) và lực Coriolis đủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành. Sở dĩ bão không thể hình thành trong giải 0 – 5ovĩ về hai phía của xích đạo vì ở đó lực coriolis quá nhỏ, không đủ để tạo xoáy.
Palmen (1956) đưa ra 3 điều kiện cơ bản cho sự hình thành bão:
Khu vực đại dưong có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển cao (từ 26 – 27oC) bảo đảm nước bốc hơi mạnh cung cấp năng lượng ngưng kết lớn cho hệ thống bão.
Thông số Coriolis có giá trị đủ lớn tạo xoáy. Bão thường hình thành trong giới hạn bởi vĩ độ 5 – 20o hai bên xích đạo.
Dòng cơ bản có độ đứt thẳng đứng của gió yếu, bảo đảm sự tập trung của dòng ẩm vào khu vực bão trong thời gian đầu của sự hình thành bão.
Riehl (1948) bổ sung thêm 2 điều kiện:
Ở trên cao, trường khí áp phải phân kỳ để đảm bảo giải tỏa khối lượng không khí hội tụ ở mặt đất và duy trì bão.
Ở mặt đất phải có nhiễu động áp thấp ban đầu. 80% các cơn bão có liên quan đến dải hội tụ nhiệt đới. Dải hội tụ nhiệt đới ít họat động thì bão cũng ít.
2.1.2 Cấu tạo của bão: Cấu tạo của 1 cơn bão gồm các phần sau: mắt bão (the eye), thành mắt bão (the eyewall), dải mây (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the Dense Cirrus Overcast)
Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0 – 3km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngựơc lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.
Có thể mô phỏng sơ bộ cấu trúc các trường khí tượng trong bão như sau:
- Tham gia chuyển động xoay trong bão là một khối không khí lớn có phạm vi ngang khoảng 200 – 1000km, phạm vi thẳng đứng lên đến lớp đỉnh tầng đối lưu (10 – 12km).Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão.
Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió phát triển nhất cách tâm bão khoảng vài chục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần bằng không. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão.
Nếu nhìn từ trên cao xuống (ảnh mây bão chụp từ vệ tinh) mây bão có dạng gần tròn, hình xoáy trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu):
Cấu trúc mây bão chủ yếu là hệ thống mây đối lưu, dòng thăng tập trung ở dải mây này, tốc độ dòng thăng trong bão rất lớn và có thể lên cao đến 10km, tạo thành cột không khí chuyển động xoáy rất mạnh và hình thành khối mây bão khổng lồ. Đến một độ cao nào đó dòng không khí thổi ngang từ thành mắt bão ra xung quanh tạo nên những màn mây mỏng toả ra rất xa ngoài vùng bão. Xung quanh mắt bão có mây bão dạng thành gần như thẳng đứng làm thành hình vành khăn (Thành mắt bão).
Bão Katrina
Do ở mắt bão có chuyển động giáng, nhiệt độ không khí trong mắt bão lớn hơn xung quanh rất nhiều, vì thế người ta nói bão có lõi nóng.
2.1.3 Các giai đoạn phát triển của bão
Thời gian tồn tại trung bình của bão khỏang 7 – 8 ngày đêm tính từ thời điểm hình thành...


EG3wdk9T96fr8qb
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status