Tiểu luận Vai trò và tác động của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đối với tiến trình hòa bình và ổn định khu vực - pdf 13

Download Tiểu luận Vai trò và tác động của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đối với tiến trình hòa bình và ổn định khu vực miễn phí



Nguyên tắc hoạt động của NATO được nêu trong Hiến chương NATO ngày 4/4/1949 tại Washington, Mỹ.
Những nguyên tắc hoạt động chính của NATO là:
• Các quốc gia thành viên giải quyết các xung đột quốc tế mà một trong số các nước có thể liên quan bằng các biện pháp hòa bình nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. Các quốc gia tránh sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.
• Các quốc gia sẽ tham vấn lẫn nhau bất kể khi nào sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hay an ninh của bất cứ thành viên nào bị đe dọa.
• Các quốc gia đồng ý cho rằng bất kì một cuộc tấn công nào chống lại một quốc gia thành viên đều được coi là chống lại toàn bộ khối NATO. Do đó, các quốc gia thành viên sẽ hỗ trợ quốc gia hay các quốc gia thành viên bị tấn công một cách độc lập hay hợp tác với các quốc gia khác bằng các biện pháp bao gồm cả quân sự nếu cần thiết để tái lập và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36318/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

trong quan hệ quốc tế là vô cùng quan trọng
Bên cạnh đó,hợp tác là sự tương tác liên kết giữa các quốc gia không có yếu tố bạo lực trên cơ sở song trùng lợi ích quốc gia.
Hợp tác theo chủ nghĩa hiện thực là sự tương tác giữa các quốc gia trên cơ sở không xâm phạm chủ quyền và an ninh các quốc gia. Lí do của hợp tác là giải quyết tình trạng vô chính phủ và khi nảy sinh xung đột giữa các quốc gia. Mục tiêu của hợp tác là: lợi ích an ninh. Đặc điểm của hợp tác mang tính bất bình đẳng và mang tính tạm thời
Chủ nghĩa hiện thực giải thích những sự việc trong quan hệ quốc tế dưới hai khái niệm chính là các mối đe dọa và lợi ích.
Về mối đe dọa: Đây là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực coi tình trạng vô chính phủ, tình thế “ lưỡng nan về an ninh” là không tránh khỏi. Trong quan hệ quốc tế thiếu vắng một chính quyền tối cao có độc quyền về cưỡng chế hợp pháp nên “ tự cứu lấy mình” là nguyên tắc hành xử căn bản của quốc gia trên trường quốc tế.
Thứ hai, sức mạnh( chủ yếu là quân sự) và cân bằng sức mạnh là phương tiện quyết định thực hiện mục tiêu
Về lợi ích: Mục tiêu của quốc gia trong chính trị quốc tế là bảo vệ lợi ích quốc gia được xác định bằng thuật ngữ quyền lực, trong đó đảm bảo an ninh tối đa là mục tiêu hàng đầu
Trên cơ sở đó, nhóm báo cáo sẽ chỉ tập trung giải thích sự ra đời của NATO trên lí thuyết hiện thực dưới hai góc độ chính là mối đe dọa và lợi ích
Sự ra đời của NATO:
Xuất phát từ các mối đe dọa
Mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản :
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi. Trong số các nước tư bản hùng mạnh trước chiến tranh thì Đức , Ý , Nhật đã bị đáng bại , Pháp kiệt quệ và Anh bị tàn phá nặng nề. Nhìn chung do hậu quả của chiến tranh , các nước đế quốc châu Âu bị suy yếu nghiêm trọng, trong khi đó qua cuộc chiến tranh này Mỹ đã giàu mạnh lên một cách nhanh chóng, chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản về mọi mặt kinh tế, quân sự, chính trị…Nắm độc quyền vũ khí hạt nhân và trở thành đế quốc đầu sỏ .
Cùng với sự nổi trội của Mỹ lúc này là sự lớn mạnh của Liên Xô. Đây là nước XHCN đầu tiên trên thế giới và ngay từ khi mới ra đời đã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Giữ vai trò quan trọng trong việc đánh bại chủ nghĩ phát xít, Liên Xô đã phải gánh chịu những tổn thất hết sức nặng nề do chiến tranh gây ra. Nhưng với sức mạnh quân sự và chính trị, cộng với một tiềm năng to lớn về con người và tài nguyên cùng một đường lối chính sách đúng đắn chỉ sau một thời gian ngắn Liên Xô đã nhanh chóng phục hồi được nền kinh tế của mình và trở thành một nước phát triển phát triển nhất châu Âu , một siêu cường đối trọng với Mỹ sau chiến tranh lạnh.
Dựa vào tiềm lực mạnh của mình, cả Liên Xô và Mỹ đều muốn duy tri sức mạnh được đồng thời phát huy ảnh hưởng rộng rãi trên toàn thế giới. Mỹ muốn sức mạnh tuyệt đối của mình để khống chế cả thế giới tư bản còn lại giành lấy những khu vực nằm trong vòng ảnh hưởng của các nước này, thực hiện chiến lược toàn cầu phục vụ mưu đồ làm bá chủ thế giới đã được nuôi dưỡng từ lâu trong giới lãnh đạo Mỹ. Về phía Liên Xô, từ trong chiến trnh đã giữ vai trò trụ cột của phong trào cách mạng thế giới cũng như các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, phát huy ảnh hưởng của các nước dân tộc chủ nghĩa ,
Sự đụng chạm về ý đồ chiến lược đã đưa đến tình trạng không thể hợp tác giữa hai siêu cường. Thêm vào đó sự tồn tại xảy những mâu thuẫn cơ bản lâu dài và sâu sắc giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội mà Mỹ và Liên Xô là hai thay mặt tiêu biểu đã làm cho quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng . Do những tương đồng về thế và lực như vật nên một cuộc chiến tranh là khó có thể xảy ra. Thay vào đó là một cuộc chạy đua vũ trang ráo riết nhằm nhằm tập hợp lực lượng của mỗi bên .
Năm 1949, hiện tượng các quốc gia lần lượt thực hiện xong cách mạng dân tộc dân chủ, lực lượng cộng sản đánh đuổi hết phi cộng sản làm cho uy tín của các Đảng cộng sản ngày một tăng lên.
Nhận thức được mối đe dọa lớn từ Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản, việc thành lập NATO thực chất là âm mưu của Mỹ, nhằm đối phó lại với ảnh hưởng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản đang lớn mạnh, tạo thế đối trọng về quyền lực
b. Mối đe dạo từ bản thân các nước NATO :
Ngày 17/3/ 1948 theo đề nghị của Anh các nước Anh, Bỉ, Hà Lan và Lucxambua và Pháp đã kí hiệp ước Brucxen về hợp tác kinh tế, xã hội, văn hóa và phòng thủ tập thể, sẵn sàng thi hành những biện pháp tập thể nếu như Đức lại tiến hành xâm lược.
Tuy nhiên, một mặt Mỹ rất hoan nghênh việc thành lập liên minh quân sự ở Tâu Âu nhưng lại không muốn Anh sử dụng nó để làm suy yếu ảnh hưởng và Mỹ muốn biến nó thành công cụ phục vụ cho chính sách mưu đồ làm bá chủ thế giới của họ. Nước Anh đòi quyền tự trị mới, trong khi Mỹ phản đối, cố vận động và gây sức ép để tất cả các nước nhận viện trợ theo kế hoạch Marsall đều tham gia để dễ bề thao túng .
Một câu hỏi đặt ra là, tại sao các nước lại cho Tây Đức vào hợp tác. Phải chăng là lo ngại một đế quốc hung hãn sừng sỏ, hiếu chiến ? Việc chấp nhận để Đức tham gia vào tổ chức là hình thức ràng buộc Đức trong những hiệp ước quân sự
Rõ ràng ở đây yếu tố cân bằng quyền lực đóng vai trò rất quan trọng. Mỹ muốn thành lập ra một liên minh mới nhằm tăng cường ảnh hưởng của mình, không chiu để Anh thao túng toàn quyền
Ở đây, bản thân các nước NATO đã nhận thức mối đe dọa từ nhau, chính vì vậy mà đưa ra những chính sách riêng để kìm chân nhau.
Xét trên góc độ lợi ích:
Trong tình thế lưỡng nan về an ninh “ Lợi ích quốc gia là hành động căn bản thúc đẩy và là tác nhân kích thích chủ yếu chính sách của các quốc gia
Tính chất vô chính phủ chứa đầy những nguy hiểm và thách thức đối với lợi ích các quốc gia. Bản thân các quốc gia không bao giờ thấy mình được đảm bảo an ninh và thường xuyên mong muốn tăng cường nguồn lực riêng của mình. Mỗi nước đều có những tính toán riêng tuy nhiên bản thân Anh, Pháp, Ý, Tây Đức đều có một nhu cầu chung là phục hồi nền kinh tế kiệt quệ sau chiến tranh ( theo kế hoach Mác-sa Mỹ cam kết giúp các quốc gia này phục hồi). Tham gia vào liên minh các quốc gia sẽ một phần nào đó được đảm bảo về an ninh, kinh tế, quân sự
Còn Mỹ lại lợi dụng ưu thế kinh tế và quân sự để vũ trang cho các nước thành viên và buộc các nước này phải phục tùng lợi ích của giới tư bản độc quyền Mỹ. Núp dưới chiêu bài vì hòa bình và an ninh tập thể của các nước Tây, bảo vệ chế độ tư bản bằng hành động tập thể, tìm mọi cách xác lập vai trò chi phối và và quyết định những vấn đề an ninh ở châu Âu, chống lại ảnh hưởng của Liên Xô
NATO ra đời là tính toán riêng về lợi ích trong lòng mỗi quốc gia, nhằm m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status