Khóa luận Nâng cao hiệu quả công tác Lưu trữ tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Hà Nội - Thực trạng và giải pháp - pdf 13

Download Khóa luận Nâng cao hiệu quả công tác Lưu trữ tại Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Hà Nội - Thực trạng và giải pháp miễn phí



Sau khi được sự đồng ý và thông qua của Ban lãnh đạo công ty, cán bộ lưu trữ bắt đầu công tác chỉnh lý của mình. Nguyên tắc khi chỉnh lý đó là chỉnh lý từng nhóm hay từng tập hồ sơ và không làm sáo trộn và hư hỏng tài liệu đã được phân loại. Đối với những tài liệu có những tài liệu bổ xung hỗ trợ thì phải đánh dấu lại và kẹp chung với tài liệu chính. Đối với những văn bản đã bị hư hại qua thời gian dài cần có các biện pháp phục chế lại để sử dụng. Nếu không phục chế được thì phải sao thành một bản khác có công chứng để đảm bảo giữ nguyên giá trị tài liệu. Những văn bản đã hết hạn lưu trữ sẽ được phân loại riêng và được tiêu huỷ theo đúng quy định của Pháp luật. Việc tiêu huỷ tài liệu phải được lập thành văn bản. Kết thúc công tác chỉnh lý cán bộ lưu trữ phải đánh lại mục lục hồ sơ rồi mới đưa vào lưu trữ tiếp. Công tác chỉnh lý tài liệu cũng phải được lập thành biên bản để làm căn cứ sau này.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36283/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ụng tài liệu lưu trữ:
Hình thức tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ là các loại hình, các cách tổ chức phục vụ thông tin hay cách cung cấp thông tin, tài liệu cho người nhu cầu sử dụng tài liệu.
- Thông báo về tài liệu: Đây là hình thức thông báo cho các cơ quan hữu quan, tổ chức sử dụng tài liệu mang tính tích cực, chủ động. Việc thông báo tài liệu giúp cho các cơ quan nắm được nội dung tài liệu và sử dụng chúng vào công tác của cơ quan, ngành một cách hiệu quả.
- Tổ chức sử dụng tài liệu tại phòng đọc: Là hình thức có tính chất truyền thống và phổ biến. Để việc sử dụng tài liệu lưu trữ tại phòng đọc được tổ chức tốt đem lại hiệu quả, các phòng, kho lưu trữ phải có các công cụ tra cứu khoa học như: mục lục tài liệu, các bộ thẻ... các sách hướng dẫn, các chuyên đề...
- Triển lãm (trưng bày) tài liệu lưu trữ: Là hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ mục đích tuyên truyền giáo dục. Đề tài triển lãm tài liệu lưu trữ rất phong phú: về những vấn đề cấp thiết trong đời sống kinh tế - chính trị xã hội của đất nước, triển lãm nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của các nhà hoạt động nhà nước và xã hội, hoạt động khoa học, văn hoá... hình thức và quy mô cũng đa dạng: triển lãm thường xuyên và không thường xuyên, cố định hay di động.
- Cấp phát chứng nhận lưu trữ các bản sao lục, trích lục tài liệu lưu trữ: giấy chứng nhận lưu trữ là một loại tài liệu thông báo có hiệu lực pháp lý, trong đó cho biết những nội dung thông tin có trong phòng, kho lưu trữ liên quan đến đối tượng yêu cầu và ghi rõ các dẫn liệu tra tìm các tài liệu ấy.
Ngoài giấy chứng nhận lưu trữ, còn có thể cấp bản sao lục lưu trữ và bản trích lục lưu trữ theo yêu cầu của các cơ quan và công dân.
Bản sao lục lưu trữ là bản sao lại toàn văn của tài liệu lưu trữ và có chứng thực của cơ quan lưu trữ.
Bản trích lục lưu trữ là bản sao lại một phần văn bản của tài liệu lưu trữ có liên quan đến một vấn đề, một sự việc hay cá nhân, có chứng thực của cơ quan lưu trữ.
- Viết đăng báo, phát thanh và truyền hình: Đây là hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: viết bài, biên soạn tài liệu, giới thiệu về công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ trên các báo định kỳ, các đài phát thanh và truyền hình.
- Công bố tài liệu lưu trữ: Công tác công bố tài liệu lưu trữ chiếm vị trí quan trọng trong công tác của các phòng, kho lưu trữ. Nội dung bao gồm: chọn đề tài công bố, xác định thể loại và hình thức; sưu tầm, phát hiện và lựa chọn tài liệu.
- Thống kê công tác tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ: Việc thống kê này rất quan trọng và cần thiết nhằm phân tích, nhận xét, đánh giá công tác đã làm, xác định tiến trình phát triển nhằm nghiên cứu các biện pháp cải tiến công tác tốt hơn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LƯU TRỮ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
- Tên công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
- Tên giao dịch:
HANOI AGRICULTURAL MATERIEL JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: AGRIMATECO
- Trụ sở chính: 115 Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: (04). 3 8641 489
- Fax: (04). 3 6641 631
- Số ĐKKD: 0103007192
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp Hà Nội
Công ty Cổ phần VTNN Hà Nội tiền thân là công ty VTNN Hà Nội, vốn là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 2815 QĐ/UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ngày 14 tháng 11 năm 1992, với trụ sở đặt tại 69 Ngõ Thổ Quan, Phố Khâm Thiên, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội. Công ty thành lập nhằm cung cấp vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất Nông nghiệp (chủ yếu là phân bón các loại). Mang trong mình trọng trách của một công ty cấp hai, công ty VTNN Hà Nội có nhiệm vụ nhận hàng hoá của Nhà nước, cấp phát cho các Quận, các cửa hàng, các hợp tác xã và những khu vực ngoại thành Hà Nội. Với sự phấn đấu không ngừng, công ty đã ngày một phát triển và khẳng định vị thế cũng như uy tín của mình trên thị trường toàn thành phố.
Xã hội ngày càng phát triển, diện tích đất nông nghiệp cũng ngày bị thu hẹp dần, vì thế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng gặp không ít khó khăn. Trước tình hình đó, Công ty buộc phải mở rộng sản xuất kinh doanh sang các loại hình khác để phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Cụ thể, từ năm 1994-1998 công ty đã bốn lần bổ xung thêm các ngành nghề kinh doanh như:
- Ngày 16 tháng 12 năm 1994: Bổ xung ngành nghề kinh doanh sang kinh doanh nông sản, thực phẩm, thực phẩm chế biến, thiết bị, máy móc nông nghiệp, các loại giống cây trồng, kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Ngày 25 tháng 01 năm 1996: Bổ xung ngành nghề kinh doanh sang cung ứng và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
- Ngày 21 tháng 12 năm 1996: Bổ xung ngành nghề kinh doanh sang tổ chức vận tải thủy để phục vụ yêu cầu vận chuyển hàng hóa của công ty và khách hàng.
- Ngày 14 tháng 05 năm 1998: Bổ xung ngành nghề kinh doanh sang vận tải bộ phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa của công ty và khách hàng, xây dựng vừa và nhỏ phục vụ cho ngành nông nghiệp phát triển nông thôn và nhu cầu xã hội.
Guồng quay của nền kinh tế xã hội ngày càng nhanh, thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng phát triển và thay đổi chính mình để phù hợp hơn với cơ chế thời đại, một lần nữa Công ty VTNN Hà Nội lại có một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của mình. Được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, theo Quyết định số 2508/QĐ-UB ngày 26 tháng 4 năm 2004 về việc cho phép công ty VTNN Hà Nội triển khai cổ phần hoá và Quyết định số 998/QĐ-UB ngày 28 tháng 2 năm 2005 về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần, Công ty VTNN Hà Nội chính thức chuyển đổi thành công ty Cổ phần với tên gọi: Công ty Cổ phần VTNN Hà Nội, có trụ sở chính đặt tại 115 Đường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. Với số vốn điều lệ thành lập gần 5 tỷ đồng, công ty Cổ phần VTNN Hà Nội được phép tham gia kinh doanh sản xuất các ngành nghề sau:
- Kinh doanh vật tư Nông nghiệp;
- Cung ứng và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật;
- Kinh doanh các loại giống cây trồng, vật nuôi;
- Kinh doanh nông sản, thực phẩm, thực phẩm chế biến;
- Chế biến nông, lâm sản thực phẩm;
- Buôn bán hàng hoá, hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, cho thuê bến bãi, kho tàng;
- Kinh doanh sửa chữa, lắp ráp máy nông nghiệp, nông cụ, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn, máy móc thiết bị khác;
- Kinh doanh vận tải, thuỷ, bộ;
- Xây dựng vừa và nhỏ phục vụ cho ngành nông nghiệp, nông nghiệp phát triển nông thôn và nhu cầu xã hội;
- Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh bất động sản, xây dựng cho thuê nhà ở và văn phòng;
- Kinh doanh các loại phân bón và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp;
- Kinh doanh các mặt hàng cơ kim khí, sắt, thép, phế liêu, thứ liệu (trừ các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường).
Khi chuyển sang cổ phần hoá, công...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status