Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang - pdf 13

Download Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang miễn phí



Nội dung Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu 1
PHẦN NỘI DUNG 5
I. Cơ sở khoa học 5
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở pháp lý 5
2.1. Khái niệm
2.2. Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.3. Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.4. Tính chất hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.5. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 5
3. Cơ sở thực tiễn 10
II. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú 12
1. Một số đặc điểm tình hình của trường THPT Hoà Phú 12
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội địa bàn trường đóng
1.2. Một số đặc điểm chung của nhà trường 12
2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang 13
2.1. Đặc điểm tình hình quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường năm học 2006-2007
2.2. Những kết quả bước đầu về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang
2.3. Những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.4. Một số vấn đề đặt ra trong cồng tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang 13
III. Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà phú - tuyên quang 20
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về hoạt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 20
1.1. Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên
1.2. Đối với Hiệu trưởng nhà trường
1.3. Đối với học sinh và cha mẹ học sinh
1.4. Đối với các lực lượng ngoài xã hội 20
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động 21
2.1. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục Việt Nam và tình thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch
2.2. Xây dựng kế hoạch 21
3. Tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 25
3.1. Thành lập ban chỉ đạo
3.2. Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường
3.3. Chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp 25
4. làm tốt công tác kiểm tra đánh giá kết quả, sơ kết, tổng kết về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 27
4.1. Định hướng hoạt động
4.2. Cách tiến hành kiểm tra
4.3. Đánh giá tổng kết thi đua 27
5. Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp
6. Xây dựng điều kiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 28
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30
1. Kết luận
2. Kiến nghị 30
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
2.3. Đối với địa phương
2.4. Đối với đơn vị trường 31
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36219/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

bộ, giáo viên, nhân viên và của nhân dân địa phương còn chưa đầy đủ, đúng nghĩa của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Thiếu về cơ sở vật chất:
+ Trường THPT Hoà Phú mới được thành lập, tiếp nhận cơ sở vật chất của của trường THCS Hoà Phú (học tạm để chờ xây trường mới), nơi làm việc của nhà trường còn trật trội, mới có đủ phòng học 2 ca, chưa có phòng chức năng phòng chuyên dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục.
+ Sân chơi bãi tập không có, các thiết bị cần thiết để phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng là khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động NGLL phải mượn của UBND xã và nhà văn hoá thôn.
- Thiếu về kinh phí: Chi phí cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tính bình quân mỗi năm ít nhất khoảng 50 đến 60 triệu đồng / 780 học sinh. Nhưng trên thực tế : năm học 2006 - 2007 huy động được khoảng 20 triệu đồng/ 780 học sinh. Chính vì vậy nên cán bộ quản lý còn ngại ngần khi tổ chức các hoạt động với quy mô lớn.
- Yếu về khâu tổ chức:
+ Cơ cấu giáo viên chưa đồng bộ, chưa đủ theo biên chế:( mới đạt tỷ lệ 1,8 giáo viên đứng lớp so với định mức tiêu chuẩn mới là 2,25), giáo viên phải dạy chéo môn, kiêm nhiệm nhiều.
+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên còn rất trẻ: người nhiều năm công tác nhất là 14 năm, ít nhất là 7 tháng. Do đó hiệu quả của hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng còn thấp.
- Học sinh của trường hơn 90% xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp, 70% là con em dân tộc thiểu số. Các em nhận thức chậm, còn nhút nhát trong học tập cũng như trong mọi hoạt động.
Từ tình hình thực tiễn ấy, nhà trường vẫn mạnh dạn xây dựng những chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách sôi nổi để thu hút học sinh đến trường và ở lại trường tiếp tục được học tập để thực hiện đúng mục tiêu của giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn ở mức khiêm tốn, cần học hỏi và rút kinh nghiệm nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu giáo dục đã đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
II. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ở trường THPT Hoà Phú
1. Một số đặc điểm tình hình của trường THPT Hoà Phú.
1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội địa bàn trường đóng:
Trường Đóng trên địa bàn xã Hòa Phú - Chiêm Hóa, trên trục quốc lộ ĐT 176, trường nằm trên một triền đồi, không gian rộng 15.248m2, có trồng nhiều cây xanh xung quanh và trong sân trường, cảnh quan của trường “xanh-sạch”, là môi trường lý tưởng cho công tác giáo dục; vùng tuyển sinh của trường chủ yếu thuộc hai xã Hoà Phú và Yên Nguyên, đây là hai xã thuộc diện phát triển của huyện Chiêm Hoá, có truyền thống hiếu học, xã Yên Nguyên là xã hai lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh Hùng ( Anh hùng lực lực lượng vũ trang nhân dân theo Quyết định 424/KT/CTN ngày 22/8/1998 và Anh hùng lao động theo Quyết định số 394 ngày 24/8/2000), tình hình an ninh ổ định, kinh tế đang trên đà phát triển, theo kế hoạch phát triển của huyện Chiêm Hoá thì đến năm 2010 Hoà Phú xẽ trở thành Thị Trấn loại IV. Đây là những lợi thế cho việc giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương giúp các em học sinh hăng say học tập và rèn luyện.
1.2. Một số đặc điểm chung của nhà trường:
- Trường THPT Hòa Phú - Chiêm Hóa - Tuyên Quang được thành lập theo Quyết định số 63/ QĐ-UB ngày 15 tháng 7 năm 2005, của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang. Qua hơn 2 năm xây dựng và phát triển, hiện nay trường có quy mô về đội ngũ giáo viên, số lớp, số học sinh, cơ sở vật chất như sau:
Bảng thống kê số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
Số lượng, CLượng
Năm học
Số lượng
Chất lượng
Tổng số
Nam
Nữ
Thạc sỹ
Đại học
Cao đẳng
Tin học
Ngoại ngữ
Đảng viên
CC
LL
CT
TC LL
CT
2005-2006
27
13
14
0
25
2
24
25
8
0
4
2006-2007
35
17
18
0
35
2
35
35
10
0
6
Số lượng giáo viên trường thpt hòa phú trong các năm học
Năm học
Số lượng giáo viên
Văn
Sử
Địa
Toán

Hóa
Sinh
TD
GDCD
Tin
NN
2005-2006
4
2
2
6
2
2
2
1
2
0
2
25
2006-2007
5
3
2
6
4
2
3
2
2
1
3
33
tuổi đời và tuổi nghề của giáo viên hiện nay
Tuổi
từ 21 đến 29
từ 30 đến 39
từ 40 đến 49
Tuổi đời bình quân
Tuổi nghề bình quân
Số giáo viên
25
7
1
27,3
4,1
Bảng thống kê trên cho thấy giáo viên của trường đang ở độ tuổi còn trẻ, rất sung sức, nhiệt tình, đã tích lũy được kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, đã tạo được các thành tích trong công tác.
Năm học 2007-2008, hiện nay trường có 32 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó quản lý :02 ; giáo viên trực tiếp giảng dạy : 28 ; nhân viên : 02.
Bảng thống kê số lượng và chất lượng học sinh ( Xem biểu phụ lục 1)
Bảng thống kê số lượng và chất lượng CSVC, TBDH
trong những năm gần đây.
CSVC,
TBDH
Năm học
Cơ sở vật chất
Thiết bị dạy học
Số lớp
Phòng
học
Bàn, ghế (bộ)
Bảng xi măng
( cái)
Phòng
TN
Thiết bị
TN
Sách tham khảo
(quyển)
Máy Vi tính
(Bộ)
Máy chiếu
(Pr)
Máy chiếu
(Ov)
Đài
Đĩa, băng
Ti Vi
25’’
2005-2006
17
14
104
13
0
0
260
21
0
0
0
0
2006-2007
18
14
104
13
0

580
21
2
2
2
2
Qua hơn 2 năm được thành lập, trường chưa được xây dựng mới nên cơ sở vật chất còn thiếu như: Phòng chăm sóc sức khoẻ, phòng Đoàn TN, Công đoàn, Hội chữ thập đỏ....Do đó ảnh hưởng không ít đến quá trình quản lý cũng như tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang
2.1. Đặc điểm tình hình quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường năm học 2006-2007.
Ban giám hiệu trường THPT Hoà Phú đã quán triệt tinh thần thực hiện kế hoạch năm học một cách nghiêm túc, đúng tiến độ thời gian đến tận mỗi cán bộ giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Đặc biệt trong năm học 2006-207, hưởng ứng cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, nhà trường đã có những động thái tích cực gắn kết trong các hoạt động thực hiện cuộc vận động.
Riêng hoạt động ngoài giờ lên lớp, do đặc thù của bộ môn và nhằm giúp các em học sinh nâng cao những hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố mở rộng và khắc sâu kiến thức đã học trên lớp, có ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; bước đầu có ý thực định hướng nghề nghiệp; xây dựng và ổn định nề nếp, tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích; phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học đã được học ở nhà trường xây dựng tình bạn, tình đoàn kết, tương thân tương ái cho các em học sinh.
Nhận thức được điều đó, Ban giám hiệu nhà trường đã phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường và trên địa bàn - Đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên triển khai nhiều ho
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status