Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý 10 PTTH tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực - pdf 13

Download Luận văn Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học địa lý 10 PTTH tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực miễn phí



Bản đồ câm còn được gọi là bản đồ công tua hay bản đồ trống. Trên
bản đồ này thường chỉ có lưới bản đồ, đường ranh giới của các lãnh thổ, mạng
lưới thuỷ văn, các tuyến đường giao thông và các điểm dân cư quan trọng.
Trên bản đồ không ghi địa danh. Bản đồ trống có tỉ lệ lớn hơn thường được
giáo viên địa lý dùng trong các giờ học; dạy đến đâu giáo viên điền nội dung
đã chuẩn bị ở nhà vào đó. Đây là phương pháp giới thiệu kiến thức mới độc
đáo, hấp dẫn, thu hút học sinh theo dõi bài giảng mới.
Tương ứng với bản đồ câm treo tường dành cho giáo viên là bản đồ
câm dành cho học trò. Bản đồ của học trò có tỉ lệ nhỏ hơn, thường được đóng
thành tập gọi là “tập bản đồ bài tập”. Trong giờ học, học sinh thường để
chúng ở trên bàn. Học sinh vừa nghe thầy giảng bài vừa ghi chép, vừa chuyển
những nội dung mà giáo viên trên bản đồ câm vào bản đồ của mình. Sự phối
hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò khi sử dụng các loại bản đồ câm ở trên lớp là
phương pháp hình thành biểu tượng và khái niệm cho học sinh một cách tích
cực. Giáo viên cũng có thể ra bài tập cho học sinh về nhà tự làm việc với bản
đồ câm, giúp các em có thói quen làm việc với độc lập, nhằm củng cố kiến
thức đã học ở trên lớp, chuẩn bị bài để thu nhận kiến thức mới và rèn luyện kĩ
năng bản đồ cần thiết.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36583/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hình thành biểu tượng và khái niệm cho học sinh một cách tích
cực. Giáo viên cũng có thể ra bài tập cho học sinh về nhà tự làm việc với bản
đồ câm, giúp các em có thói quen làm việc với độc lập, nhằm củng cố kiến
thức đã học ở trên lớp, chuẩn bị bài để thu nhận kiến thức mới và rèn luyện kĩ
năng bản đồ cần thiết.
Bản đồ câm có mối quan hệ chặt chẽ với sách giáo khoa, bản đồ trong
sách giáo khoa, bản đồ treo tường và atlat. Nếu giáo viên biết hướng dẫn cho
học sinh khai thác các mối quan hệ này thì sẽ tạo điều kiện để các em hoạt
động nhận thức tự giác và tích cực.
Có thể lấy kết quả thực nghiệm khoa học của các nhà tâm lí về hoạt
động nhận thức để minh chứng hiệu quả khai thác mối quan hệ này khi thực
hành trên bản đồ câm: học sinh tự trình bày kết hợp với thực hành trên bản đồ
sẽ lưu giữ được 90% lượng tri thức của bài học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
40
2.4.5. Phương pháp khai thác các loại biểu đồ Địa lí 10
Trong SGK Địa lí 10 đã sử dụng các biểu đồ sau:
Bài 6 - Hình 6. 1 – Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt
Trời trong năm
Bài 13 - Hình 13.1 – Phân bố lượng mưa theo vĩ độ
Bài 17 - Hình 14.2 – Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm
Bài 22 - Hình 22.1 – Tỉ suất sinh thô thời kí 1950 – 2005
- Hình 22.2 – Tỉ suất tử thô thời kì 1950 - 2005
Bài 23 - Hình 23.1 – Các kiểu tháp dân số cơ bản
- Hình 23.2 – Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của
Ấn Độ, Bra-xin và Anh, năm 2000 (%)
Bài 32 - Hình 32.6 – Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới (%).
Khi khai thác hình vẽ là biểu đồ thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh
xem xét biểu đồ đó phản ánh cái chung của lãnh thổ hay đi sâu giải thích các
khía cạnh khác nhau về tự nhiên, dân cư, kinh tế của lãnh thổ đó. Trên cơ sở
đó khắc sâu vào tâm trí học sinh các khía cạnh tiêu biểu quan trọng này. Nhìn
chung, các biểu đồ trong SGK Địa lí 10, thể hiện một trong số vấn đề sau :
- Biểu đồ biểu hiện động thái phát triển (tăng, giảm) của một hiện
tượng. Sự tăng giảm này có thể liên tục, có thể gián đoạn, có thể đều đặn hay
không đều đặn tùy thuộc vào sự biểu hiện của biểu đồ.
- Biểu đồ biểu hiện cơ cấu của hiện tượng. Các hiện tượng biểu hiện
có thể là cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu GDP, cơ cấu của một thành phần trong
tổng thể…
- Biểu đồ biểu hiện các mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lương
thực, mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng, giữa dân số thành thị và
nông thôn…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
41
- Biểu đồ biểu hiện kết cấu dân số theo độ tuổi và giới tính thì cần phân
tích và so sánh:
+ Hình dạng của tháp tuổi
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi, tính số lượng dân cư trong độ tuổi lao
động, dân cư ngoài độ tuổi lao động (tỉ lệ dân cư phụ thuộc).
+ Nguyên nhân của hiện tượng
+ Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đến phát triển kinh tế đất nước.
Quy trình chung sử dụng biểu đồ:
1) Đọc biểu đồ: Quan sát hình dạng biểu đồ (dạng hình cột đơn, cột
ghép hay cột chồng, biểu đồ hình tròn: có cấu trúc hay phi cấu trúc, dạng
đường đơn hay nhiều đường biểu hiện nhiều hiện tượng, biểu đồ kết hợp cột
và đường, biểu đồ miền, biểu đồ thanh ngang…).
- Xem xét nội dung biểu hiện về nông nghiệp, công nghiệp, dân cư,…
và đọc bản chú giải (nếu có).
-Xem xét cấu trúc: biểu hiện các thành phần, các bộ phận hay biểu hiện
cơ cấu, biểu hiện một, hai hay nhiều hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Xác định quy mô (độ lớn) của các thành phần, tỉ trọng (thị phần) của
chúng, xu hướng phát triển (tăng hay giảm) và tầm quan trọng của từng
thành phần.
2) Nhận xét và giải thích: Dựa trên phân tích hình dạng, nội dung,
cấu trúc, độ lớn và thị phần của hiện tượng để nêu nhận xét. Giải thích
nguyên nhân.
3) Kết luận: Nhận thức hiện tượng nghiên cứu
2.4.6. Phương pháp khai thác hình vẽ, tranh ảnh Địa lí 10
Trong sách giáo khoa Địa lí 10 có các hình vẽ và tranh ảnh sau:
Bài 1 - Hình 1.1 – Mặt chiếu tiếp xúc với bề mặt Điạ Cầu
- Hình 1.2 – Ba vị trí của mặt chiếu trong phép chiếu phương vị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
42
- Hình 1.3 – Phép chiếu phương vị
- Hình 1.4 – Ba vị trí của hình nón trong phép chiếu hình nón
- Hình 1.5 – Phép chiếu hình nón đứng
- Hình 1.6 – Ba vị trí hình trụ trong phép chiếu hình trụ
- Hình 1.7 – Phép chiếu hình trụ đứng
Bài 2 – Hình 2.1 – Các dạng kí hiệu
Bài 5 – Hình 5.1 – Vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà
- Hình 5.2 – Các hành tinh trong hệ Mặt Trời và quỹ đạo chuyển
động của chúng
- Hình 5.4 – Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề
mặt Trái Đất
Bài 6 – Hình 6.2 – Các mùa theo dương lịch ở bán cấu Bắc
- Hình 6.3 – Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và
theo vĩ độ
Bài 7 – Hình 7.1 – Cấu trúc của Trái Đất
- Hình 7.2 – Lớp vỏ Trái Đất. Thạch quyển
- Hình 7.4 – Hai mảng kiến tạo tách rời nhau
- Hình 7.5 – Hai mảng kiến tạo xô vào nhau
Bài 8 – Hình 8.1 – Hiện tượng uốn nếp
- Hình 8.2 – Nếp uốn của các lớp đá trầm tích ở vùng núi
- Hình 8.3 – Địa luỹ và địa hào
Bài 9 – Hình 9.1 – Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột
- Hình 9.2 – Hang động – kết quả của sự hoà tan đá vôi do nước
- Hình 9.3 – Rễ cây làm cho lớp đá rạn nứt
- Hình 9.4 – Xói mòn đất do dòng chảy tạm thời
- Hình 9.5 – Nấm đá
- Hình 9.6 – Vách biển và bậc thềm sóng vỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
43
- Hình 9.7 – Phi – o
Bài 11 – Hình 11.1 – Các tầng khí quyển
- Hình 11.2 - Phân phối bức xạ mặt trời
- Hình 11.4 – Nhiệt độ thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của
sườn núi
Bài 12 – Hình 12.1 – Các đai khí áp và gió trên Trái Đất
- Hình 12.4 – Gió biển và gió đất
- Hình 12.5 – Quá trình hình thành gió fơn
Bài 15 – Hình 15 – Sơ đồ tuần hoàn của nước
Bài 16 – Hình 16.1 – Chu kì tuần trăng
- Hình 16.2 – Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời
vào các ngày “triều cường”
- Hình 16.3 – Vị trí của Mặt Trăng vào các ngày “triều kém”
Bài 17 – Hình 17 – Vị trí lớp phủ thổ nhưỡng ở lục địa
Bài 18 – Hình 18 – Các vành đai của thực vật theo độ cao ở núi An-
pơ (châu Âu)
Bài 19 – Hình 19.3 – Đài nguyên
- Hình 19.4 – Rừng lá kim
- Hình 19.5 – Rừng lá rộng ôn đới
- Hình 19.6 – Thảo nguyên ôn đới
- Hình 19.7 – Rừng cận nhiệt ẩm
- Hình 19.8 – Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt
- Hình 19.9 – Xavan;
- Hình 19.10 – Rừng nhiệt đới ẩm
- Hình 19.11 – Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy
Cáp-ca
Bài 20 - Hình 20.1 - Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
44
- Hình 20.2 – Bề mặt đất bị rửa trôi, xói mòn sau khi rừng bị tàn
phá
Bài 28 – Hình 28.1 – Bông lúa mì và cánh đồng lúa mì
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status