Đề tài Đánh giá quá trình giáo dục trẻ khuyết tật - pdf 13

Download Đề tài Đánh giá quá trình giáo dục trẻ khuyết tật miễn phí



Test là những dạng bài tập trắc nghiệm khả năng của trẻ theo từng mặt hay tổng thể. Khi sử dụng test để đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật cần xác định rõ tính chất, chức năng, đặc điểm và yêu cầu của từng loại test. Phải xác định rõ đối tượng được nghiên cứu đánh giá bằng test. Trắc nghiệm là dạng đo lường, đánh giá trong giáo dục, là một phương tiện để thu thập dữ liệu về đặc tính hành vi của con người một cách có hệ thống, rồi sau đó phân tích các dữ liệu ấy làm cơ sở cho những hành động thích hợp. Ví dụ: việc biết rõ số lượng các từ được đánh vần đúng trên một danh mục chọn lọc các từ, sẽ có ích cho việc quyết định cách dạy đánh vần nào là cần thiết đối với một học sinh; hay kết quả của một bài trắc nghiệm về trình độ toán học có thể giúp cho việc quyết định có nên đình chỉ một phương pháp dạy học toán đặc biệt nào đó hay không? Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, việc đánh giá và phân tích hành vi cá nhân để cho họ có thể sử dụng tốt hơn các năng lực của họ.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36602/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nh được quan sát trong toàn bộ quãng thời gian nhưng người quan sát chỉ ghi lại nếu như hành vi đó diễn ra ít nhất một lần trong quãng thời gian quan sát.
* Mẫu thời gian theo thời điểm: Học sinh chỉ được quan sát vào cuối quãng thời gian, vào thời điểm đó, người quan sát kiểm tra nếu như hành vi mục tiêu có diễn ra hay không. Các quãng thời gian thường dài hơn từ 3- 5 hay thậm chí 15 phút. Điều này tạo ra một phương pháp thoải mái hơn cho giáo viên trong lớp học. Tuy nhiên kỹ thuật này lại ít chính xác hơn các kỹ thuật ghi theo quãng thời gian do phần lớn hành vi của học sinh diễn ra mà không được quan sát.
Các kỹ thuật quan sát trong lớp học dành cho giáo viên. Không cần thiết phải ngừng giáo viên lại để quan sát. Trên thực tế cũng hoàn toàn không thể giảng dạy mà không quan sát, do đó, bạn hãy thử quan sát lớp theo những đề xuất dưới đây:
a. Mang theo một tấm bìa nhỏ như bìa phụ lục, hãy liệt kê trên đó tên của một hay hai học sinh quan tâm và những vấn đề hành vi mà bạn muốn quan sát như (đánh nhau. Không ngồi tại chỗ, nói chuyện với nhau…). Hãy đánh dấu vào tấm bìa (và có thể cả thời gian diễn ra hành vi) mỗi khi hành vi diễn ra. Hãy bắt đầu qui trình này với một hay hai học sinh và dần dần mở rộng khi kỹ năng của bạn trở nên tốt hơn.
b. Hãy yêu cầu học sinh ghi lại trong bản làm việc tại lớp thời gian bắt đầu và kết thúc. Phương pháp này cho phép tính toán tỉ lệ cũng như mức độ thường xuyên và dữ liệu chính xác. Học sinh có thể ghi lại số lần dời và quay lại bàn học; sau đó tổng số thời gian ngồi tại ghế hàng ngày và mỗi quãng thời gian có thể được tính toán.
c. Hãy mang theo chiếc đồng hồ bấm giờ để tính toán độ dài của hành vi. Ví dụ, bắt dầu bấm thời gian mỗi khi Nguyên rời khỏi ghế và tạm ngừng lại khi cô bé quay về. Tiếp tục thực hiện (mà không cần thiết lập lại chế độ đồng hồ) bấm thời gian mỗi khi hành động diễn ra. Cuối quãng thời gian quan sát, hãy ghi lại tổng số thời gian đã tính toán.
d. Để đếm hành vi mà không làm xáo trộn hoạt động của lớp học, hãy đếm số cổ tay, máy đếm siêu thị, kẹp giấy di chuyển từ túi quần này sang túi bên kia, hạt đậu trong chén và các công cụ không tốn kém khác.
e. Hãy để sơ đồ chỗ ngồi trước mặt bạn khi nói chuyện với cả lớp.
Đánh dấu theo tên của học sinh đối với mỗi hành vi mục tiêu ví dụ hỏi một câu hỏi, nói chuyện hay trả lời đúng một câu hỏi.
g. Hãy tuyển một số tình nguyện viên để quan sát trong lớp học.
Những học sinh lớn hơn, cha mẹ, những người có tuổi, sinh viên đại học hay kể cả các sinh viên khác lớp cũng có thể là những người quan sát hoàn hảo. Nếu giáo viên đã phát triển được một phương pháp ghi lại dữ liệu và chỉ ra rõ ràng hành vi cần được quan sát, thì ngay cả một người không có chuyên môn cũng có thể thực hiện việc quan sát.
Để thu thập được thông tin đầy đủ về trẻ cần chú ý:
- Quan sát cần được tiến hành trong mọi hoạt động của trẻ: hoc tập, vui chơi, lao động, mọi lúc, mọi nơi.
- Quan sát lúc trẻ hoạt động một mình hay cùng bạn bè hay với người khác.
- Quan sát trẻ trong những trạng thái khác nhau: vui, buồn…
- Quan sát phải ghi chép đầy đủ những thông tin thu được.
Ví dụ phiếu quan sát trẻ CPTTT về hành vi của trẻ trong lớp học:
+ Trẻ chống cự hay nổi khùng hay từ chối không tham gia các hoạt động?
Từ chối ¨ Thờ ơ ¨
+Trẻ tham gia vào hoạt động như thế nào?
Tích cực ¨ Thờ ơ ¨
+Trẻ quấy phá lớp học hay ngồi lỳ?
Quấy phá ¨ Ngồi lỳ ¨
Chú ý: Sau khi quan sát phải có nhận xét về khả năng, khó khăn và những nhu cầu của trẻ. Trên có sơ đó xây dựng mục tiêu kế hoạch giúp đở trẻ phát triển.
3.2. Phỏng vấn
Phỏng vấn được hiểu một cách đơn giản đó chính là đàm thoại, vấn đáp nhằm mục đích tìm kiếm thông tin về đứa trẻ. Qua phỏng vấn có thể thu nhận những thông tin sâu kín bên trong của trẻ như ý nghĩ, tình cảm, quan điểm, thái độ… mà bằng quan sát không thể biết được. Trong khi phỏng vấn, điều quan trọng nhất là phải chú ý lắng nghe trả lời, tránh áp đặt, bình tĩnh, kiên trì, cởi mở, tự nhiên…Phỏng vấn thường được sử dụng để thu thập thông tin từ cha mẹ, các nhà chuyên môn và học sinh. Đối với những học sinh gặp khó khăn về học tập, phương pháp phỏng vấn thường được sử dụng nhiều hơn bảng hỏi. Bảng hỏi là những công cụ bằng văn bản được thiết kế để thu thập thông tin từ người thông tin. Công cụ của phỏng vấn cũng là một dạng tương tự với bảng hỏi nhưng được thực hiện bằng lời nói.
Một số câu hỏi có thể được sử dụng khi phỏng vấn học sinh về năng lực học tập tại trường:
- Môn học nào hay nhất tại trường? Tại sao em nghĩ mình có thể học giỏi nhất môn học này?
- Môn nào là môn học yếu? Điều gì có thể là nguyên nhân?
- Nếu em có thay đổi bất kỳ điều gì đối với ngày học ở trường, thì em muốn thay đổi gì?
Ví dụ về thang điểm tỉ lệ
1
2
3
4
5
Khả ăng làm theo hướng dẫn
Luôn nhầm lẫn: không thể hay không có khả năng làm theo hướng dẫn.
Thường làm
theo những
hướng dẫn
đơn giản nhưng cần trợ giúp cá nhân.
Làm theo hướng dẫn đã quen và không phức tạp
Ghi nhớ và làm theo những hướng dẫn mở rộng
Thông thạo
trong ghi nhớ và làm theo hướng dẫn
Hiểu được nôi dung thảo luận tại lớp.
Luôn luôn không chú ý hay không thể làm theo hay không hiểu nội dung thảo luận
Lắng nghe
nhưng không
hiểu rõ; không tập trung vào
thảo luận
Lắng nghe và làm theo
hướng dẫn
theo độ tuổi
và trình độ.
Hiểu rõ và học được từ nội
dung thảo luận
Tham gia và
thể hiện sự
hiểu biết thông thường
đối với các
nội dung thảo luận.
Có khả năng ghi nhớ thông tin đưa ra bằng lời nói
Như không có khả năng kể lại, trí nhớ kém.
Nhớ được
những ý đơn giản nếu được thường xuyên nhắc lại.
Khả năng nhớ tài liệu một cách trung bình, khả năng nhớ phù hợp với độ tuổi và trình độ.
Nhớ được các qui trình và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; có khả năng kể lại
sự kiện ở mức trung bình và ngay lập tức
Có trí nhớ tốtcả nội dungvà chi tiếtthông tin
Hiểu nghĩa của các từ
Hoàn toàn không có khả năng hiểu
Không tiếp
thu được
những từ đơn giản; hiểu sai nghĩa của từ ở cấp độ đơn giản.
Có khả năng
hiểu từ vựng
theo độ tuổi
và trình độ.
Hiểu được từ vựng ở tất cả các cấp độ cũng như cấp độ cao hơn nghĩa của từ vựng.
Có khả năng
hiểu tốt từ
vựng và hiểu
nghĩa của nhiều từ trừu tượng.
Khảo sát ý kiến học sinh.
Hướng dẫn: Hãy đọc cẩn thận các kết luận dưới đây và chỉ ra mức độ bạn đồng ý hay không đồng ý bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng .
Câu trả lời:
1- Hoàn toàn đồng ý
2 - Đồng ý
3 - Không chắc chắn
4 - Không đồng ý
5 - Hoàn toàn không đồng ý
1
2
3
4
5
1. Lớp học khoa học mang tính thách thức đối với bạn
2 Kỹ năng đọc là khó nhất
3. tui muốn tới trường học
4. tui thích làm các thí nghiệm khoa học.
5. Bài tập ở nhà rất khó đối với tui
6. Lừa d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status