Tiểu luận Cơ sở của việc ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 - pdf 13

Download Tiểu luận Cơ sở của việc ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 miễn phí



MỤC LỤC
Mục Trang
MỤC LỤC 01
LỜI MỞ ĐẦU 02
Nội dung chính I. Tổng quan pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam 03
II. Cơ sở ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 04
1. Cơ sở lý luận 04
1.1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về chính sách cơ bản trong vấn đề về thuế 04
1.2. Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 của Chính phủ 04
1.3. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp phải phù hợp với các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến cam kết quốc tế 05
1.4. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp phải phù hợp với các quy định khác của pháp luật hiện hành 05
2. Cơ sở thực tiễn 06
2.1. Những kết quả đạt được của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 06
2.2. Hạn chế của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 08
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37295/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

iễn của việc ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 để góp phần nhìn nhận hệ thống pháp luật thuế Việt Nam trong điều kiện phát triển, hội nhập kinh tế.
Bài viết của chúng tui ngoài các phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo thì nội dung chính bao gồm:
I. Tổng quan pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam;
II. Cơ sở của việc ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.
I. TỔNG QUAN PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Có thể nhận thấy rằng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) Có thể hiểu một cách khái quát, thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các cơ sở kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
được hình thành và phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Trước năm 1990 có một loại thuế đánh vào thu nhập của các cơ sở sản xuất, kinh doanh gọi là thuế lợi tức chỉ được áp dung cho kinh tế ngoài quốc doanh Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, TS. Phạm Thị Giang Thu (Chủ biên), NXB.CAND, năm 2008, trang 187; đối với doanh nghiệp quốc doanh thì áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận.
. Sau năm 1990, nước ta thực hiện công cuộc cải cách căn bản chính sách thuế và ban hành Luật thuế lợi tức mới để áp dụng thống nhất đối với tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngày 10/05/1997, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Thuế TNDN (có hiệu lực từ ngày 01/01/1999) thay thế cho Luật Thuế lợi tức nhằm khắc phục những nhược điểm cơ bản (như tên gọi chưa phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế của loại thuế này, phạm vi điều chỉnh còn hạn hẹp…) và để thực hiện các mục tiêu và yêu cầu hội nhập, phù hợp định hướng cải cách hệ thống chính sách thuế. Sau 4 năm thực hiện, Luật Thuế TNDN 1997 đã đạt được những thành công (góp phần khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư; điều tiết được hầu hết khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh,…) cũng như bộc lộ những hạn chế (một số khoản chi phí chưa được quy định hay chưa phù hợp với thực tiễn, vẫn có quy định khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,…).
Để khắc phục một số nhược điểm của Luật Thuế TNDN 1997, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Thuế TNDN 2003 vào ngày 17/06/2003, có hiệu lực vào ngày 01/01/2004 bao gồm 8 chương với 32 điều.
Đến năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế TNDN mới thay thế Luật Thế TNDN 2003 (sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2009) thể hiện một bước tiến mới trong cải cách pháp luật thuế với những thay đổi căn bản và quan trọng. Việc ban hành Luật Thuế TNDN mới này đã góp phần củng cố chính sách về thuế của nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển hiện nay.
II. CƠ SỞ BAN HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2008
1. Cơ sở lý luận
1.1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về chính sách cơ bản trong vấn đề về thuế
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X nêu rõ: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ, bảo đảm môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh”.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, cần sửa đổi Luật Thuế TNDN đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu sau đây: (i) tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; (ii) thực hiện giảm mức thuế suất chung theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 để khuyến khích doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ, tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; (iii) sắp xếp ưu đãi thuế, bảo đảm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư có chọn lọc, tác động tích cực đến phân bổ nguồn lực phát triển địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số lĩnh vực mũi nhọn đặc biệt quan trọng, đồng thời bảo đảm chính sách đơn giản, rõ ràng, minh bạch, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
1.2. Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 của Chính phủ
Theo chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 thì pháp luật về thuế TNDN cần được hoàn thiện “theo hướng giảm mức thuế suất, giảm diện miễn, giảm thuế; thống nhất mức thuế suất và ưu đãi thuế giữa các thành phần kinh tế để khuyến khích đầu tư và đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh”.
1.3. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp phải phù hợp với các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến cam kết quốc tế
Kể từ thời điểm ban hành Luật Thuế TNDN 2003 đến nay, ta đã tham gia nhiều cam kết ở cấp Chính phủ có liên quan đến thuế TNDN như: xác định nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài để bảo đảm quyền thu thuế của Việt Nam, và quy định về tránh đánh thuế hai lần,... Qua tổng kết, đánh giá cho thấy trong thời gian vừa qua các cam kết này đã được thực hiện ổn định và đi vào cuộc sống, nhưng chưa được thể hiện rõ trong Luật Thuế TNDN.
Vì vậy, cần đưa các nội dung cam kết này vào Luật Thuế TNDN để đảm bảo tính minh bạch và pháp lý cao hơn.
1.4. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp phải phù hợp với các quy định khác của pháp luật hiện hành
Sự ra đời của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 ) dẫn tới một sự thay đổi lớn về đối tượng nộp thuế TNDN. Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân thì kể từ ngày 01/01/2009 (thời điểm luật này có hiệu lực) thì các đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh mà theo quy định của luật thuế TNDN 2003 phải nộp thuế TNDN sẽ không phải nộp thuế TNDN nữa mà chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân.
Ngoài ra, Quốc hội khoá XI cũng đã thông qua Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007, trong đó các nội dung về đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của thuế TNDN được thống nhất quy định tại Luật này.
Như vậy sự ra đời của hai văn bản này kéo theo nhiều sự thay đổi liên quan đến các quy định về thuế TNDN vì vậy để tránh trùng lặp, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật chúng ta cần xây dựng Luật Thuế TNDN mới thay thế cho Luật Thuế TNDN 2003 trên cơ sở thống nhất với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật.
2. Cơ sở thực tiễn
Luật Thuế TNDN 2003 thay thế luật Thuế TNDN nghiệp 1997 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2003, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, tính đến năm 2008 Luật này cũng đã được thực thi 4 năm. Tổng kết đánh giá sau 4 năm thực hiện cho thấy Luật Thuế TNDN 2003 đã thu được nhiều kết quả tốt, đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội mới của đất nước, lu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status