Tiểu luận Mối quan hệ giữa thỏa ước tập thể với pháp luật lao động và hợp đồng lao động - pdf 13

Download Tiểu luận Mối quan hệ giữa thỏa ước tập thể với pháp luật lao động và hợp đồng lao động miễn phí



MỤC LỤC
Câu 1: Nêu mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể với pháp luật lao động và hợp đồng lao động 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG. 1
1. Khái niệm và đặc điểm thỏa ước lao động tập thể. 1
1.1. Khái niệm thỏa ước lao động tập thể (thỏa ước tập thể) 1
1.2. Đặc điểm. 1
2. Khái niệm và đặc trưng hợp đồng lao động. 1
2.1. Khái niệm. 1
2.2. Đặc trưng của hợp đồng lao động. 2
3. So sánh giữa thỏa ước tập thể và hợp đồng lao động. 2
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG VỚI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG. 3
1. Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể với pháp luật lao động. 3
2. Mối quan hệ giữa hợp đồng lao động và thỏa ước tập thể. 5
KẾT LUẬN 7
Câu 2. Giải quyết tình huống. 7
a. Nhận xét hợp đồng học nghề và việc giải quyết chế độ tăng lương của A. 7
b) Việc kỷ luật sa thải A là có hợp pháp không, vì sao? 9
c. Xác định trách nhiệm và quyền lợi của A khi công ty ra quyết định sa thải bất hợp pháp? Tư vấn cho A đạt được quyền lợi ở mức cao nhất trong trường hợp A không muốn trở lại làm việc. 11
d. Trong trường hợp A không trở lại làm việc theo biên bản hòa giải thành, giám đốc chi nhánh công ty phải làm gì? Xác định quyền lợi và trách nhiệm của A trong trường hợp A không trở lại làm việc. 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37256/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ó thể thấy thỏa ước tập thể và hợp đồng lao động đều có sự thỏa thuận. Tuy nhiên giữa thỏa ước tập thể và hợp đồng lao động lại có nhiều điểm khác nhau, nổi bật nhất đó là thỏa ước tập thể là sự thỏa thuận của tập thể lao động với NSDLĐ còn hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa NSDLĐ và cá nhân người lao động, thỏa ước tập thể có tính quy phạm, hợp đồng lao động chỉ có tính thỏa thuận.
Khác nhau, bên cạnh sự giống và khác nhau đó giữa thỏa ước tập thể và hợp đồng lao động tồn tại một mối quan hệ tác động qua lại. Sự tác động của thỏa ước với HĐLĐ thể hiện thông qua việc thỏa ước tập thể đóng vai trò là một nguồn quy phạm đặc biệt bổ sung cho luật lao động do vậy một trong những nguyên tắc giao kết của HĐLĐ đó là không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể. Sự tác động trở lại của HĐLĐ thể hiện qua việc HĐLĐ chính là sự cụ thể hóa nội dung của thỏa ước, đồng thời nội dung của HĐLĐ cũng có thể là căn cứ để thỏa thuận nội dung của thỏa ước.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG VỚI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG.
1. Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể với pháp luật lao động.
1.1. TƯTT là nguồn quan trọng bổ sung cho nguồn của luật lao động và định hướng phát triển cho pháp luật lao động.
Thứ nhất, TƯTT là nguồn quan trọng bổ sung cho nguồn của luật lao động:
Nội dung của thỏa ước tập thể là sự cụ thể hóa pháp luật và là những cam kết về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động như: tiền lương, việc làm…Những cam kết này bao giờ cũng được thể hiện dưới dạng các nguyên tắc. Ngoài ra, việc kí kết TƯTT phải theo một trình tự nhất định và phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Chính vì thế, TƯTT được coi là nguồn bổ sung của luật lao động, nó chứa đựng nguyên tắc bắt buộc đối với các bên tham gia quan hệ lao động và các chủ thể liên quan.
Kí kết thỏa ước là biện pháp tốt nhất để đưa các quy phạm pháp luật thực định vào doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quyền tự do thương lượng, thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động. TƯTT được ký chính là sự cụ thể hóa, chi tiết hóa pháp luật, bổ sung cho các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động trong mỗi doanh nghiệp, cho phù hợp với từng điều kiện của doanh nghiệp.
Thỏa ước khi được ký kết sẽ trở thành văn bản có hiệu lực pháp lý rộng rãi trên phạm vi toàn doanh nghiệp. Lúc này, thỏa ước có giá trị như là luật của doanh nghiệp mà các bên phải tuân thủ. Tuy rằng HĐLĐ là phổ biến và thông dụng hơn trong việc thiết lập cơ sở cho các bên khi tham gia vào quan hệ lao động nhưng khi doanh nghiệp đã có thỏa ước thì việc giao kết hợp đồng phải phù hợp với nội dung của thỏa ước. Bên cạnh đó, khi thỏa ước tập thể đã được kí thì tất cả các HĐLĐ có nội dung trái với thỏa ước theo hướng bất lợi cho người lao động thì phải điều chỉnh cho phù hợp. Điều này càng thể hiện tính chất “nguồn” của TƯTT một cách mạnh mẽ.
Thỏa ước được ký kết tạo nên sự thống nhất, đồng bộ rất cao trong tổng thể điều kiện lao động trong phạm vi doanh nghiệp. HĐLĐ là văn bản mang tính chất cá nhân nó được thiết lập giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động, chỉ bao gồm các điều khoản liên quan đến quan hệ lao động được thiết lập giữa cá nhân đó với doanh nghiệp mà thôi. Còn TƯTT thì khác, như quy định tại điều 44 BLLĐ thì TƯTT được coi là “văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động”
Thỏa ước có giá trị bao trùm lên toàn doanh nghiệp, là nguồn quan trọng điều chỉnh các vấn để trong quan hệ lao động. Pháp luật đề ra các quy định để điều chỉnh quan hệ lao động giữa các bên, theo đó các bên sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các điều khoản về việc làm, đảm bảo việc làm, tiền lương, tiền thưởng… Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng biệt. Do vậy, pháp luật không thể dự liệu hết các điều khoản phù hợp với từng doanh nghiệp, lúc này TƯTT ra đời đã chứa các các quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên tại doanh nghiệp. Thỏa ước đã chuyển hóa các quy định cứng nhắc của pháp luật để phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp.
TƯTT là cơ sở quan trọng để giải quyết tranh chấp lao động, đây cũng chính là điểm thể hiện thỏa ước là nguồn bổ sung cho luật lao động. Khi giải quyết tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ dựa vào quy định của thỏa ước kết hợp với văn bản pháp luật khác để đem lại hiệu quả giải quyết cao, đảm bảo lợi ích của các bên tranh chấp.
Tóm lại, TƯTT mang trong mình ý nghĩa vai trò quan trọng vì nó là nguồn bổ sung cho luật lao động tại doanh nghiệp. Vì thế thỏa ước sẽ là cơ sở pháp lý cho các bên ký kết hợp đồng lao động và đóng vai trò cần thiết trong việc duy trì sự điều chỉnh trong các quan hệ tại đơn vị.
Thứ hai, đồng thời với yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật theo hướng ngày càng phải quy định toàn diện và đầy đủ, cụ thể, hạn chế tối đa việc ban hành các văn bản hướng dẫn thì việc ký kết, thực hiện TƯTT trên thực tế sẽ chính là cơ sở quan trọng để đưa ra các quy định cụ thể mà hợp lý, có hiệu quả điều chỉnh cao của thỏa ước này bổ sung vào các văn bản pháp luật lao động.
TƯTT định hướng cho quá trình hoàn thiện, phát triển pháp luật lao động còn bởi TƯTT được hình thành, xuất phát từ thực tiễn thi hành pháp luật lao động, từ sự đáp ứng đòi hỏi rất sinh động, muôn hình muôn vẻ của đời sống- điều mà pháp luật khó có thể theo kịp. Xét về góc độ nào đó, TƯTT có thể đi “trước” pháp luật lao động, là “sự thực nghiệm” cho những quy định mới trong phạm vi hẹp và doanh nghiệp có thỏa ước để rút ra kinh nghiệm, bổ sung vào quy định của pháp luật. Và như vậy có thêm ý nghĩa là “sự tập dượt” để chuẩn bị cho quá trình thực thi những quy định mới của pháp luật trong quá trình đổi mới pháp luật.
2. Mối quan hệ giữa hợp đồng lao động và thỏa ước tập thể.
Mối quan hệ giữa hợp đồng lao động và thỏa ước tập thể là mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa cái riêng và cái chung. Biểu hiện mối quan hệ này thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất: HĐLĐ là điểm xuất phát để có thỏa ước tập thể. Thỏa ước tập thể là căn cứ pháp lý để các bên thiết lập, điều chỉnh quan hệ HĐLĐ.
HĐLĐ là điểm xuất phát để có thỏa ước tập thể vì phải có các hợp đồng cá nhân, tức tồn tại quan hệ lao động cá nhân thì mới hình thành nên tập thể lao động, mới có nhu cầu liên kết của tập thể và từ đó mới có tổ chức thay mặt của tập thể lao động- một bên trong thỏa ước lao động tập thể. Hơn nữa, việc thực hiện HĐLĐ ở một khía cạnh nào đó cũng chính là việc thực hiện thỏa ước. Thỏa ước tập thể khi đã có hiệu lực pháp luật trở thành căn cứ để các bên thiết lập, điều chỉnh quan hệ HĐLĐ, vì thỏa ước là văn bản pháp lý mà nội dung của...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status