Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng giờ lên lớp của giáo viên THCS - pdf 13

Download Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng giờ lên lớp của giáo viên THCS miễn phí



+ Kiểm tra hồ sơ giáo án của giáo viên :
Việc kiểm tra không được tiến hành thường xuyên, chú ý nhiều đến số lượng và hình thức hồ sơ mà ít quan tâm đến chất lượng (nhất là chất lượng bài soạn). Thực tế là nhiều giáo viên vẫn sử dụng giáo án cũ nhưng người quản lý không phát hiện được.
+ Kiểm tra chất lượng giờ dạy của giáo viên :
Thực tế cán bộ quản lý ít kiểm tra giờ dạy của giáo viên. Qua việc kiểm tra hồ sơ quản lý của một số trường : rất ít hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra cụ thể giờ dạy của giáo viên. Việc kiểm tra này chủ yếu khoán cho các tổ, nhóm chuyên môn. Cán bộ quản lý kiểm tra giờ dạy giáo viên chủ yếu vào các kỳ thao giảng nhân các ngày lễ lớn trong năm học.
+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chấm, chữa bài, tổng kết, đánh giá học sinh :
Qua các đợt kiểm tra thi đua và thanh tra chuyên môn, chúng tôi nhận thấy ở một số trường việc chấm, chữa bài còn diễn ra rất tùy tiện. Nhiều giáo viên(nhất là giáo viên môn Văn-Tiếng Việt là bộ môn có tiết trả bài trong chương trình) không đảm bảo đủ cơ số điểm theo quy định. Xem xét các bài kiểm tra của học sinh đã được giáo viên chấm, chữa bài nhìn chung là còn qua loa, đại khái, nhiều bài đáng lẽ phải trả(theo quy định của chương trình) thì trong bao bì đựng bài kiểm tra của học sinh không có(hay có nhưng rất ít). Việc kiểm tra miệng ở học sinh còn rất hạn chế(qua việc kiểm tra sổ điểm cá nhân của giáo viên). Đặc biệt nhiều cán bộ quản lý chưa có kế hoạch cho việc kiểm tra này.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37170/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

A. Mở đầu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam xác định rõ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Đại hội cũng chỉ rõ " Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững" . Đồng thời phải " Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy giáo dục - đào tạo. Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh tra chuyên môn".
Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục - đào tạo còn bộc lộ một số yếu kém như : chất lượng và hiệu quả của giáo dục - đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến yếu kém trên là chát lượng đội ngũ giáo viên " vừa thiếu, vừa yếu… chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới "(NQTW 2 - khóa VIII).
Cho nên công tác kiểm tra(đặc biệt là kiểm tra chuyên môn) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là nhân tốt tích cực góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ lên lớp của giáo viên. Bàn về vấn đề này đã có những ý kiến nêu ra tính cấp thiết cần giải quyết nhưng hầu như mới chỉ dừng ở mức độ lý thuyết. Trên cơ sở những kinh nghiệm thực tiễn làm công tác quản lý của trường THCS, chúng tui mạnh dạn chọn đề tài " Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng giờ lên lớp của giáo viên THCS "
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề :
1. Cơ sở lý luận :
Kiểm tra là một khâu rất quan trọng của chu trình quản lý, là tạo lập mối liên hệ thông tin ngược trong quản lý giáo dục, cung cấp những thông tin đã được xử lý, đánh giá chính xác, đó là nguồn thông tin cần thiết, cực kỳ quan trọng để hệ quản lý điều chỉnh và hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời hệ bị quản lý(đối tượng quản lý) tự điều chỉnh ý thưc, hành vi và hoạt động của mình ngày càng tốt hơn.
Chỉ thị của Bộ trưởng bộ GD&ĐT (số 60/1998/CT-BGD-ĐT ngày 02/11/1998) về việc tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra trong ngành giáo dục và đào tạo đã nêu rõ " Các cấp quản lý trong toàn ngành cần quán triệt đầy đủ tinh thần nghị quyết TW 2 về giáo dục-đào tạo; kiểm điểm những thiếu sót, yếu kém trong công tác thanh tra. Phải coi thanh tra là một hoạt động quản lý rất quan trọng để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, ngăn ngừa, xưt lý nghiêm túc, kịp thời những hiện tượng tiêu cực, góp phần điều chỉnh, bổ sung các giải pháp quản lý, chỉ đạo của ngành.
Điều 22, chương 6 của " Quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục - đào tạo" (Ban hành theo QĐ số 478/QĐ ngày 11/3/1993 của Bộ trưởng Bộ GD&DT quy định " Hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục - đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch cá nhân và các bộ phận thuộc quyền, xét và giải quyết các khiếu mại, tố cáo về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý của mình".
Việc kiểm tra công việc, hoạt động và các mối quan hệ hoạt động của mọi thành viên trong nhà trường là trách nhiệm, quyền hạn và là một dạng hoạt động nghiệp vụ quản lý vủa hiệu trưởng : điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện sự diễn biến và kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra không. Qua đố phát hiện những ưu điểm để động viên, khuyến khích hay những thiếu sót lệch lạc so với yêu cầu để có biện pháp uốn nắn, giúp đỡ và điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục-đào tạo trong nhà trường.
Người hiệu trưởng giỏi là người biết tiến hành kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch, biết biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của các bộ phận và moijthanhf viên trong nhà trường mà mình quản lý.
Hoạt động kiểm tra lad sự tác động vào đối tượng quản lý nhằm thực hiện tốt các quyết định. Nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng giúp hiệu trưởng xác định được mức độ, các yếu tố ảnh hưởng để từ đó tìm ra được những nguyên nhân và để ra những giải pháp điều chỉnh có hiệu quả.
Tuy nhiên, muốn hoạt động kiểm tra có hiệu quả, người hiệu trưởng không thể tùy tiện mà cần tuân thủ các nguyên tắc :
1. Nguyên tác pháp chế.
2. Nguyên tác tính kế hoạch
3. Nguyên tác khách quan
4. Nguyên tác tính hiệu quả
5. Nguyên tác tính giáo dục
Và vận dụng một các linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức kiểm tra phù hợp.
2. Cơ sở thực tiễn :
Dạy-học là hoạt động chủ yếu, hoạt động trung tâm của nhà trường. Giáo viên là người quyết định giáo dục chất lượng giáo dục-đào tạo. Trong qua trình dạy học, người thầy đóng vai trò chủ đạo. Phương pháp giáo dục mới nhấn mạnh yêu cầu của học sinh là nhân vật trung tâm, phải làm cho học sinh phát huy tính tích cực chủ động nhưng không vì thế mà giảm nhẹ vai trò chủ đạo của giáo viên. Học sinh có biết chủ động hay không, có tự giác học tập hay không cũng do người thầy góp phần tạo ra. Thầy giúp học sinh tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, củng cố và vận dụng kiến thức. Dù cho khoa học kỹ thuật phát triển, có nhiều phương tiện hiện đại giúp việc dạy học nhưng không thể thay thế vai trò của giáo viên (Vì vậy để đảm bảo chất lượng giáo dục, người quản lý giáo dục phải tìm tòi mọi cách tác động vào người thầy : chuẩn bị khả năng cho họ(đào tạo, bồi dưỡng), tạo diều kiện làm việc cho họ và kiểm soát lao động của họ).
Có thể nói, kiểm tra là công việc thường xuyên của người hiệu trưởng; nếu lãnh đọa mà không kiểm tra coi như không có lãnh đạo. Cho nên, kiểm tra đồng nghĩa với quản lý vì không kiểm tra thì quản lý không tồn tại, không định hướng được mục tiêu, hành động.
II. Thực trạng và nguyên nhân của công tác kiểm tra hoạt động dạy-học ở trường THCS :
Qua thực tế làm công tác quản lý chuyên môn ở trường THCS Diễn Tân, qua thực tiễn công tác thanh tra viên kiêm nhiệm và qua việc tìm hiểu, khảo sát việc kiểm tra giờ dạy giáo viên của cán bộ quản lý trường bạn, chúng tui nhận thấy công tác kiểm tra chất lượng giờ lên lớp còn bộc lộ những hạn chế sau :
1. Công tác kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên chưa được tiến hành thường xuyên và còn mang nặng tính chất hành chính :
a. Kiểm trá h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status