Biện pháp quản lý của lãnh đạo trường trung học phổ thông về việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục ở thành phố Thái Bình hiện nay - pdf 13

Download Luận văn Biện pháp quản lý của lãnh đạo trường trung học phổ thông về việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục ở thành phố Thái Bình hiện nay miễn phí



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
5. Giả thuyết khoa học. 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 3
7. Phương pháp nghiên cứu. 4
8. Giới hạn và phạm vi đề tài. 4
9. Cấu trúc của luận văn. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ
TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu. 6
1.2. Một số khái niệm công cụ. 10
1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. 10
1.2.2. Khái niệm về các lực lượng giáo dục. 22
1.2.3. Khái niệm về phối hợp giáo dục. 24
1.2.4. Khái niệm về quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục. 25
1.2.5. Khái niệm về lãnh đạo. 26
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục. 28
1.3.1. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng đến việc phối hợp và QLPH giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục. 28
1.3.2. Vị trí vai trò của trường THPT đối với phát triển giáo dục thời kỳ CNH - HĐH. 30
1.3.3. Trình độ nhận thức của thầy cô giáo, gia đình, học sinh và các tổ chức xã hội về quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 31
1.4. Ý nghĩa của việc quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 33
1.4.1. Quản lý phối hợp tạo ra sự thống nhất xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, hạn chế được những tác động tiêu cực trực tiếp tới quá trình hình thành nhân cách học sinh. 33
1.4.2. Việc quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp phát huy được những tiềm năng của toàn xã hội tham gia vào quá trình GD hình thành và phát triển nhân cách HS. 35
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG THPT 39
2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, GD-ĐT thành phố Thái Bình. 39
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 39
2.1.2. Tình hình KT-XH. 39
2.1.3 Tình hình GD-ĐT ở tỉnh Thái Bình. 40
2.2. Thực trạng việc phối hợp và quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở các trường THPT tại thành phố Thái Bình. 42
2.2.1. Khái quát về điều tra thực trạng. 42
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng của nhà trường gia đình và xã hội đến kết quả giáo dục học sinh 43
2.2.3. Nhận thức vai trò của việc phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội. 48
2.2.4. Thực trạng việc phối hợp và quản lý phối hợp giáo dục học sinh THPT giữa nhà trường với gia đình và xã hội ở thành phố Thái Bình. 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 70
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp. 70
3.1.1. Xuất phát từ những quy luật của giáo dục. 70
3.1.2. Phải xuất phát từ mục tiêu quản lý giáo dục THPT. 71
3.1.3. Các biện pháp phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. 71
3.1.4. Các giải pháp phải đồng bộ. 72
3.1.5. Phải phát huy được tiềm năng của xã hội, phát huy được tính tích cực tự giác của các lực lượng xã hội. 73
3.2. Một số biện pháp quản lý phối hợp. 74
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về sự cần thiết phối hợp các lực lượng xã hội để giáo dục học sinh. 74
3.2.2. Kế hoạch hóa việc quản lý hoạt động phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung, biện pháp hoạt động giáo dục. 80
3.2.3. Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT thành phố Thái Bình. 85
3.2.4. Kế hoạch việc quản lý huy động cơ sở vật chất, trang thiết bị của toàn xã hội. 93
3.2.5. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, quản lý huy động lực lượng cộng tác viên một cách khoa học, hợp lý. 94
3.2.6. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh THPT. 95
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 97
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp. 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37094/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

huynh học sinh phó mặc con cái cho thầy cô. Từ đó dần dần thiếu thông tin hai chiều để kịp thời giáo dục học sinh.
2.2.3. Nhận thức vai trò của việc phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
Phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh, nó tạo ra môi trường thuận lợi, tạo ra sức mạnh tổng hợp để giáo dục học sinh. Vì vậy phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước ta. Chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Kết quả điều tra nhận thức của nhân dân thành phố Thái Bình về vai trò của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh... Thể hiện qua bảng 2.4 và 2.5.
Bảng 2.4: Nhận thức của các đối tượng khảo sát về ý nghĩa sự phối hợp và quản lý phối hợp.
STT
Mức độ nhận thức ý nghĩa
Ý kiến đánh giá
SL
%
1
Rất cần thiết
354
84.3
2
Cần thiết
43
10,2
3
Bình thường
18
4.3
4
Không cần thiết
5
1.2
Bảng 2.5: Nhận thức của đối tượng khảo sát về vai trò trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục cho học sinh.
STT
Giáo dục cho học sinh là công việc của
Ý kiến đánh giá
SL
%
1
Nhà trường
28
6.7
2
Gia đình
33
7.9
3
Xã hội
14
3.3
4
Cả nhà trường, gia đình và xã hội
345
82
Qua kết quả điều tra ở bảng 2.4 và 2.5 thể hiện trên biểu đồ:
Đại đa số thấy ý kiến của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục (84.3%) là rất cần thiết: 10.2% cho rằng cần và 1.2% cho rằng sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục này là không cần thiết. Điều này cũng có thể lý giải được rằng một bộ phận rất nhỏ những phụ huynh học sinh có trình độ văn hoá thấp không nhận thấy được vai trò của sự phối hợp.
Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay ở thành phố Thái Bình và từ thực tiễn giáo dục, những chủ thể giáo dục (phụ huynh học sinh, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý xã hội) dễ ràng nhận ra ý nghĩa của sự tổ chức phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục. Đồng thời cũng thấy được giáo dục cho học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội. Song một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng ở chỗ trong sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội cũng như trong từng mối quan hệ đó vai trò của các chủ thể được thể hiện như thế nào? Với những công việc cụ thể gì ? Điều đó nhắc nhở chúng ta vẫn phải tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để mọi người nắm được ý nghĩa thiết thực của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục, nắm được nội dung cụ thể, tích cực chủ động trong quá trình liên kết tuỳ theo vị trí của mình.
Phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh nhằm phát huy những mặt mạnh, ưu thế, giảm thiểu những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục học sinh.
Bảng 2.6 thể hiện kết quả điều tra nhận thức của quần chúng về lý do tại sao phải phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội nhằm giáo dục học sinh.
Bảng 2.6: Mục đích của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
TT
Nội dung
ý kiến đánh giá
SL
%
1
Để tạo ra thống nhất mục tiêu GD một cách liên tục, toàn vẹn
110
26.2
2
Để tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh
125
29.8
3
Để hạn chế những tác động tiêu cực tới quá trình phát triển nhân cách học sinh
93
22.1
4
Để phát huy được tiềm năng của xã hội
88
21.0
5
Để giáo dục học sinh chưa ngoan
82
19.5
6
Để nâng cao sự quản lý của nhà trường
282
67.1
7
Để phát huy ưu thế của giáo dục gia đình và GD xã hội
84
20.0
8
Nhà trường tranh thủ sự đóng góp xây dựng CSVC của một số tổ chức và các nhà hảo tâm trong xã hội
291
69.3
9
Nâng cao trách nhiệm của gia đình và xã hội tới GD
90
21.4
10
Huy động được nhiều đoàn thể quan tâm tới giáo dục
118
28.1
Qua kết quả bảng 2.6 cho thấy:
Nhận thức về mục đích của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội của quần chúng ở thành phố Thái Bình về bản chất còn hời hợt. Cụ thể 69.3% số ý kiến được hỏi cho rằng phải phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục để nhà trường tranh thủ sự đóng góp xây dựng CSVC của một số tổ chức và các nhà hảo tâm trong xã hội, 67.1% ý kiến cho rằng để nâng cao sự quản lý của nhà trường trong việc giáo dục cho học sinh. Chỉ có phần trăm rất nhỏ số ý kiến được hỏi nhận thấy bản chất sâu sắc lý do của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục cụ thể như: 26.2% số ý kiến được hỏi cho rằng lý do của sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục để tạo ra sự thống nhất mục tiêu giáo dục một cách liên tục và toàn vẹn, 21% số ý kiến cho rằng để phát huy được tiềm năng của xã hội, 29.8% số ý kiến cho rằng để tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh.
Kết quả điều tra này chứng tỏ những hiểu biết về giáo dục gia đình và giáo dục xã hội của các đối tượng điều tra nói riêng và của quần chúng xã hội nói chung còn rất hạn chế. Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, bởi lẽ muốn sự phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục được chặt chẽ, quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao, yêu cầu người tham gia quá trình này nhất là những thầy cô giáo, người đóng vai trò là chủ đạo phải có sự hiểu biết đúng đắn về nó, có như vậy hoạt động của họ mới được định hướng rõ ràng, mới được tiến hành một cách có triển vọng và sáng tạo. Ngược lại hành động của họ sẽ mù quáng, sẽ mắc sai lầm đành rằng ở những thời điểm cụ thể có thể mang lại những kết quả nhất định, song về lâu dài hậu quả sẽ không lường trước được. Nếu họ quá lạc quan về giáo dục của gia đình và xã hội, sẽ không có những biện pháp giúp đỡ phụ huynh học sinh và cán bộ cộng đồng khắc phục những khó khăn, nếu họ bi quan về giáo dục gia đình và giáo dục xã hội thì không phát huy được tính chủ động sáng tạo của gia đình và xã hội trong giáo dục cho học sinh.
Từ những kết quả điều tra thực trạng và phân tích trên đây chúng tui thấy rằng, trong thời gian trước mắt cũng như trong lâu dài, Bộ Giáo dục và đào tạo, các cơ quan quản lý giáo dục cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý xã hội những kiến thức về giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau để các đối tượng có nhận thức rõ vị trí tầm quan trọng của việc phối hợp và quản lý việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình và xã hội, phát huy được những thế mạnh của từng loại hình giáo dục. Ngoài ra bằng các con đường khác nhau phải bồi dưỡng kiến th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status