Đề tài Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ kể chuyện cho trẻ nghe - pdf 13

Download Đề tài Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ kể chuyện cho trẻ nghe miễn phí



Như chúng ta đã biết trẻ mầm non chưa nhìn và tự đọc tác phẩm văn học, trẻ muốn cảm nhận được tác phẩm văn học phải nhờ vào người lớn ở nhà và cô giáo ở trường. Vì vậy cô giáo là người trung gian là chiếc cầu nối đưa tác phẩm văn học đến với trẻ. Do đó lời đọc, lời kể diễn cảm tác phẩm văn học có thể coi là phương pháp quan trọng nhất khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Lời kể càng hay,càng hấp dẫn bao nhiêu thì sẽ giúp trẻ cảm thụ được nội dung tác phẩm bấy nhiêu, là tiền đề cho trẻ bắt chước ngữ điệu, giọng điệu, lột tả tính cách nhân vật là cơ sở phát triển ngôn ngữ cho trẻ tri giác toàn bộ nội dung câu chuyện, tình tiết các câu hội thoại, đối thoại,độc thoại,và trẻ dễ dàng hiểu đầy đủ hơn nghĩa của từ bấy nhiêu. Lời kể của cô chính là thước đo chuẩn mực cho trẻ học tập. Biết được điều đó tôi tìm hiểu tác phẩm sau đó xác định giọng kể cho phù hợp. Tôi thường căn cứ diễn biến tâm trạng , hành động của nhân vật, bối cảnh xẩy ra, tình tiết thể hiện ngữ điệu.Cùng một nhân vật bối cảnh khác nhau thì sắc thái ngữ điệu cũng khác nhau.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37082/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đề tài : một số biện pháp
Gây hứng thú cho trẻ
trong giờ kể chuyện cho trẻ nghe
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Văn học là một loại hình nghệ thuật đến với trẻ sớm nhất và cũng được trẻ yêu thích nhất.Nó không chỉ giúp cho trẻ cảm thụ được nghệ thuật mà qua đó giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ từ đó hoàn thiện dần về nhân cách cho trẻ.
Trong các thể loại văn học thì truyện là một thể loại rất được trể yêu thích. Đến với mỗi câu truyện hay trẻ như bước vào thế giới của những con người với ông bụt bà tiên cô tấm dịu hiền của thế giới muôn màu hoa lá cỏ cây ,của những con vật đáng yêu .tất cả như được sống trò chuyện để hoà quyện chung cuộc sống như con người .Việc tạo cho trẻ làm quen tác phẩm văn học :đọc thơ, kể chuyện, nghe chuyện, giúp nhận thức thế giới xung quanh hiểu được mối quan hệ con người với con người, con người với thiên nhiên, con người với con vật mà qua đó giúp trẻ phát triển tư duy, chú ý ghi nhớ có chủ định mà dặc biệt giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi giao tiếp.
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là mẫu ngôn ngữ chính xác chuẩn mực phong phú đa dạng thúc đẩy cho trẻ nói theo vận dụng một cách tự nhiên và đưa đến thế giới ngôn ngữ một cách nhanh nhất, nhiều nhất, hoàn thiện nhất. Chính vì thế giáo dục ngôn ngữ cho trẻ cho hoạt động kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ.
Nhận thức được mục đích đó tui đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện”. Tuy nhiên tui vẫn gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
II. THỰC TRẠNG
1)Thuận lợi
-Trường tôicó nhiều phòng học sân chơi rộng rãi thoáng mát có vườn cổ tích, có nhiều đồ dùng đồ chơi thuận lợi cho cô và cho trẻ hoạt động với môn văn học.
-tui được nhà trường giao chủ nhiệm 4 tuổi hầu như các trẻ cùng độ tuổi và đã học qua chương trình nhà trẻ,3 tuổi nên có nề nếp hoạt động.
-Bản thân tui yêu nghề mến trẻ, say sưa với công việc tích cực học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nhiều năm dạy trẻ 4 tuổi phần nào tui hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ.
-Phụ huynh quan tâm hoạt động cho trẻ lam quen với văn học trong trường mầm non.
2)Khó khăn :
-Mặc dù ở cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức và sự tập trung chú ý của mỗi trẻ không đồng đều.
-Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa đủ từ, đủ câu, còn lúng túng khi giao tiếp. Những khó khăn này làm cho trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp nên trẻ ngày càng ít có cơ hội phát triển ngôn ngữ.
-Thời gian cho việc tạo môi trường hoạt động, tìm tòi và khám phá câu chuyện ngoài chương trình còn hạn chế, kĩ thuật sử dụng vi tính còn gặp khó khăn.
-Trong quá trình hoạt động nhiều lúc cô chưa phát huy hết tính sáng tạo của trẻ, chưa tạo cho trẻ tự rèn luyện và phát triển ngôn ngữ qua việc cho trẻ thể hiện giọng nhân vật, tự kể lại chuyên và kể chuyện sáng tạo.
-Cô còn lúng túng trong khi sử dụng đồ dùng nhất là những lúc các nhân vật xuất hiện cùng một lúc trong đoạn chuyện vì vậy mà chưa diễn tả hết tình huống xảy ra trong đoạn chuyện, gây khó khăn cho việc giúp trẻ hiểu nội dung chuyện.
Từ những khó khăn trên tui đã tập chung nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện.
III. biện pháp thực hiện
1)Tạo môi trường phong phú gây hứng thú kích thích sự hoạt động tích cưc của trẻ
“.Môi trường”cho trẻ hoạt động là một trong những việc cần thiết và không thể thiếu được trong vấn đề đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non hiện nay.Khác với những năm về trước thì giáo viên tìm chọn hình ảnh thật đẹp sống động và trang trí lớp cho đẹp từ đầu năm đến cuối năm. Vì thế mà trẻ nhìn lâu rồi cũng thâý chán và cũng không kích thích phát triển ở trẻ. Nhưng ngày nay bằng những việc tìm tòi khám phá tui đã tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Nhờ được hoạt động môi trường theo chủ đề trẻ thích khám phá trải nghiệm trẻ có nhiều kinh nghiệm hơn, thông minh hơn và vận dụng được ngay ngôn ngữ của mình trong khi giao tiếp nhờ đó mà trẻ thấy hứng thú hơn và phát triển ngôn ngữ ở trẻ một cách tự nhiên hơn.
VD:ở “góc sách” chủ đề: “thế giới động vật ” tui bố trí môi trường mở có đủ các loại sách tranh, truyện tranh, cho trẻ tự làm các loại rối ,đồ chơi, mà trẻ tự tạo theo chủ đề. Qua đó, trẻ có thể tự hoạt động tranh chuyện, con rối để kể thành câu chuyện theo ý trẻ nhớ mà ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển.
Môi trường cô tạo cho trẻ không chỉ ở góc sách mà cô tạo xung quanh lớp học, ngay chủ đề trẻ đang học cô tạo ra một số hình ảnh chủ đề,trẻ làm cùng với cô bằng những nguyên vật liệu khác nhau theo ý trẻ.
VD: “chủ đề thế giới động vật : “những con vật sống trong gia đình” cô làm hình ảnh một số con vật:con chó, con mèo trẻ làm thêm một số con vật khác cũng sống trong gia đình bằng các nguyên vật liệu khác nhau. Khi hoạt động trong tiết chuyện, cô hỏi trẻ kể tên các con vật trong gia đình thì trẻ kể, khi quên trẻ có thể nhìn trong chủ đề để kể. hay khi tận dụng vào giờ hoạt động đón, trả trẻ cô có thể cho trẻ ngắm nhìn chủ đề và hỏi :chủ đề nói về con vật gì? có câu chyện nào nói về con vật đó và hướng cho trẻ kể chuyện về những con vật đó.
2)Tích hợp các nội dung giáo dục và nghệ thuật kể chuyện của cô.
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non chưa nhìn và tự đọc tác phẩm văn học, trẻ muốn cảm nhận được tác phẩm văn học phải nhờ vào người lớn ở nhà và cô giáo ở trường. Vì vậy cô giáo là người trung gian là chiếc cầu nối đưa tác phẩm văn học đến với trẻ. Do đó lời đọc, lời kể diễn cảm tác phẩm văn học có thể coi là phương pháp quan trọng nhất khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Lời kể càng hay,càng hấp dẫn bao nhiêu thì sẽ giúp trẻ cảm thụ được nội dung tác phẩm bấy nhiêu, là tiền đề cho trẻ bắt chước ngữ điệu, giọng điệu, lột tả tính cách nhân vật là cơ sở phát triển ngôn ngữ cho trẻ tri giác toàn bộ nội dung câu chuyện, tình tiết các câu hội thoại, đối thoại,độc thoại,và trẻ dễ dàng hiểu đầy đủ hơn nghĩa của từ bấy nhiêu. Lời kể của cô chính là thước đo chuẩn mực cho trẻ học tập. Biết được điều đó tui tìm hiểu tác phẩm sau đó xác định giọng kể cho phù hợp. tui thường căn cứ diễn biến tâm trạng , hành động của nhân vật, bối cảnh xẩy ra, tình tiết thể hiện ngữ điệu.Cùng một nhân vật bối cảnh khác nhau thì sắc thái ngữ điệu cũng khác nhau.
VD: “Sẻ con tìm bạn” cùng là một nhân vật sẻ con nhưng đoạn đầu câu chuyện sẻ con khinh bỉ chuột nhắt,cho nến sẻ nói với giọng đỏng đảnh khinh miệt nhưng cuối câu chuyện khi sẻ con biết lỗi giọng sẻ con ngập ngừng bối rối.
Trong chuyện nhân vật phản diện cũng có những giọng điệu khác nhau:
VD:câu chuyện: “Cáo, thỏ và gà trống” Cáo là nhân vật phản diện, đoạn đầu của chuyện cáo xin sang ở nhờ nhà thỏ thì giọ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status