Đề tài Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình học văn của học sinh trung học cơ sở - pdf 13

Download Đề tài Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình học văn của học sinh trung học cơ sở miễn phí



Để xác định chính xác hình ảnh chủ đề và vị trí các đường kẻ, người giáo viên phải có kĩ năng phân tích chương trình học phần. Dựa vào mục tiêu đào tạo của nhà trường, mục tiêu của nghành học, mục tiêu của học phần, mục tiêu của từng chương bài người dạy xác định kiến thức trọng tâm, kiến thức bậc một, bậc hai của từng vấn đề, từng chương và toàn học phần. Như vậy khi dạy học người dạy không chỉ sử dụng bản đồ tư duy để truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức được thu nhận.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36896/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hỏi đồng nghiệp. Đặc biệt người giáo viên phải có một tâm hồn thực sự rung động trước một tác phẩm văn học, truyền được sự rung động văn chương đó tới học sinh, tạo hứng thú yêu thích và niềm say mê môn học cho các em.
b. Trong quá trình giảng dạy phải có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng: Kết hợp tốt các phương pháp trong giờ dạy. Phải thực sự có kĩ năng chuyên môn, có bản lĩnh vững vàng để là người dẫn dắt, tổ chức học sinh khám phá cái hay, cái đẹp của mỗi tác phẩm văn học.
c. Phải coi trọng tính chủ động tích cực của học sinh trong việc nhận thức và cảm thụ tác phẩm văn học: Giáo dục các em lòng hứng thú say mê, yêu thích học văn, giúp các em tìm tòi cảm nhận tác phẩm một cách chủ động sáng tạo. Từ đó bồi dưỡng cho các em vốn sống, vốn hiểu biết về con người, về xã hội, nâng cao đời sống tâm hồn tình cảm cho các em.
2. Các hình thức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn
a. Hệ thống câu hỏi- một yếu tố then chốt tạo nên hứng thú cho học sinh.
- Trước hết cần đánh giá đúng vai trò của câu hỏi trong giờ dạy học nói chung và giờ ngữ văn nói riêng: Rõ ràng tư duy con người chỉ bắt đầu từ một vấn đề hay từ một câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên, thắc mắc hay mâu thuẫn. Vì thế, hệ thống câu hỏi có nhiều thuận lợi để đánh thức, rèn luyện năng lực nhận thức tư duy của học sinh. Một hệ thống câu hỏi tốt sẽ giúp cho năng lực chủ quan của học sinh được phát huy. Khi đó việc chiếm lĩnh tri thức, thưởng thức tác phẩm, hứng thú học tập mới thực sự có được và hiệu quả giảng dạy, học tập mới thực sự bền lâu.
- Từ cơ sở lí luận đó, tui đã sử dụng hệ thống câu hỏi trong bài dạy không chỉ để nhằm mục đích chính: Đánh thức, rèn luyện tư duy nhận thức của học sinh mà còn dùng nó như một phương tiện để gây hứng thú cho người học. Vậy để làm được những điều đó, hệ thống câu hỏi ấy phải đạt được những yêu cầu gì
+ Trước hết câu hỏi phải mang “chất văn” để gợi những rung cảm văn chương góp phần tạo hứng thú cho học sinh: Văn học là bộ môn vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính khoa học. Vì vậy, tui nghĩ rằng hệ thống câu hỏi trong giờ văn phải mang “ chất văn”, “ chất nghệ thuật”. Với người giáo viên dạy văn, câu hỏi không chỉ đơn thuần là câu hỏi mà phải là “ nghệ thuật hỏi”- hỏi để đánh thức tư duy, hỏi để học sinh tự nguyện trả lời, mong muốn được trả lời. Vậy câu hỏi như thế nào là câu hỏi mang “chất văn” và mang “tính nghệ thuật”?. Nếu như ở các môn khoa học khác câu hỏi chỉ cần độ chính xác, sáng rõ, ngắn gọn kiểu như: Vì sao, tại sao, hãy giải thích, hãy chứng minh…Đó là những kiểu câu hỏi mang tính chất mệnh lệnh thì đối với môn ngữ văn, bên cạnh những yêu cầu về độ chính xác, sáng rõ, ngắn gọn, câu hỏi ấy còn phải có sự dẫn dắt, có hình ảnh, khơi gợi cảm xúc cho người học.
Ví dụ: Câu hỏi có sự dẫn dắt: Trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận, khi cho học sinh tìm hiểu những bức tranh đẹp về thiên nhiên và con người theo hành trình của đoàn thuyền đánh cá, người dạy hỏi: “ Bài thơ là những bức tranh đẹp lộng lẫy, lung linh sắc màu, đó là những cảnh nào ?
Câu hỏi khơi gợi cảm xúc: Trong bài thơ “ Sang thu”- Hữu Thỉnh, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu cảm nhận không gian làng quê sang thu, giáo viên hỏi: Con người cảm nhận thu sang bắt đầu bằng: Hương ổi- phả vào trong gió se. Em có cảm nhận và hình dung như thế nào về hình ảnh đó ?
+ Tạo tình huống có vấn đề và cách giải quyết tình huống có vấn đề thông qua các câu hỏi nêu vấn đề để học sinh được trao đổi, thảo luận là yếu tố quan trọng trong phát triển hứng thú của học sinh trong giờ ngữ văn. Theo quan điểm của tôi, tạo tình huống có vấn đề là “điểm nhấn” để thu hút học sinh trong giờ học. Bởi lẽ, bản chất của câu hỏi nêu vấn đề là “mảnh đất màu mỡ” để khơi gợi năng lực tư duy, là địa điểm để các em gặp gỡ các quan điểm, ý kiến của cá nhân thông qua hình thức trao đổi, thảo luận. Bằng cách này, giáo viên đã tạo ra được không khí tích cực trong giờ dạy. Bên cạnh đó, xét về mặt tâm lí lứa tuổi, ở độ tuổi này, các em rất thích được tự khẳng định mình, mong muốn được bày tỏ ý kiến cá nhân và được ghi nhận. Sau mỗi câu trả lời, học sinh được cô động viên, khuyến khích thì các em rất hào hứng.
tui xin đưa ra một ví dụ về việc tạo tình huống có vấn đề như sau:
Trong văn bản: “ Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng, khi cho học sinh tìm hiểu, phân tích thái độ bé Thu với ông Sáu, tui cho học sinh khai thác điểm nhấn tình huống của truyện bằng cách nêu vấn đề: “ Có ý kiến cho rằng: Khi bé Thu hất miếng trứng cá ra khỏi bát là lúc em ghét ông Sáu nhất và cũng là lúc em yêu ông Sáu nhất. Ý kiến của em như thế nào ?”
Rõ ràng đây là một câu hỏi khó, bởi lẽ để trả lời được câu hỏi này học sinh phải là người có khả năng đi sâu vào thế giới tâm lí nhân vật thì mới có thể hiểu được tâm trạng, cảm xúc, vừa mâu thuẫn, vừa nhất quán trong lòng bé Thu. Song cũng chính từ câu hỏi khó này, mà học sinh của tui hào hứng chinh phục nó. Mỗi em góp một ý kiến. Có những câu trả lời thật sâu sắc ( của học sinh giỏi), cũng có những câu trả lời thật ngô nghê ( của học sinh trung bình, yếu). Sau các ý kiến đó tui ghi nhận, đánh giá và đưa ra câu trả lời đầy đủ nhất, cả lớp học lặng im, chú ý nghe giảng. Nhìn gương mặt của các em khi đó tui thiết nghĩ: Các em rất hứng thú với giờ học của mình rồi.Thậm chí tạo vấn đề để thảo luận VD: So sánh hình ảnh cái bóng ở 2 văn bản Chuyện người con gái Nam Xương và Chiếc lược ngà, nêu ý nghĩa nghệ thuật của 2 hình ảnh này?
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi tối ưu cho giờ dạy- một cách duy trì hứng thú cho học sinh.
Như trên đã nói về vai trò quan trọng của hệ thống câu hỏi trong giờ dạy là để đánh thức, rèn luyện tư duy nhận thức của học sinh. Bên cạnh đó một hệ thống câu hỏi tốt sẽ duy trì hứng thú của học sinh như thế nào? Nhận thức của học sinh là một quá trình, hứng thú của học sinh cũng là cả một quá trình. Do đó, để duy trì được quá trình đó thì câu hỏi không được tùy tiện, nó phải được xây dựng thành một hệ thống logic có tính toán. Giáo viên phải dẫn dắt câu hỏi từ mức độ thấp đến mức độ cao. Có thế, cả lớp mới thực sự được làm việc và mới có hứng thú trong giờ học. Hệ thống câu hỏi phải từ quan sát đến phát hiện, phân tích, từ phân tích đến nhận xét, đánh giá một cách riêng lẻ đến nhận xét đánh giá ở phạm vi rộng hơn, khái quát hơn, nhằm giúp học sinh từng bước đi sâu vào tác phẩm như một chỉnh thể.
Ngoài yêu cầu về hệ thống câu hỏi tối ưu, còn phải đạt các tiêu chuẩn khác như: Câu hỏi chính xác, rõ ràng, có khả năng gợi tình cảm, xúc động thẩm mỹ cho học sinh. Nên sử dụng phong phú các loại câu hỏi: Câu hỏi phát hiện, câu hỏi giải thích, câu hỏi phân tích, câu hỏi so sánh, câu hỏi giảng bình, câu hỏi gợi liên tưởng, tưởng tượng, câu hỏi nêu vấn
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status