Đề tài Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vĩnh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004 - pdf 13

Download Đề tài Hiệu Trưởng trường THPT Hiếu Phụng - Vũng Liêm – Vĩnh Long, tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, năm học 2003 – 2004 miễn phí



MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. Lý do chọn đề tài: 1
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài: 2
III. Giới hạn của đề tài: 2
B.PHẦN NỘI DUNG. 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ: 3
1. Cơ sở lý luận: 3
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài: 3
1.2. Quy trình kiểm tra: 5
1.2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra ( KHKT) giờ dạy trên lớp: .6
1.2.2. Tổ chức kiểm tra: 6
1.2.3. Chỉ đạo kiểm tra giờ dạy trên lớp: 8
1.2.4.Tổng kết điều chỉnh: 9
2. Cơ sở pháp lý: 10
II. THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC TỔ
CHỨC KIỂM TRA GIỜ DẠY TRÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN
TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG NĂM HỌC 2003 - 2004. 10
1. Đặc điểm tình hình nhà trường: 10
1.1.Đặc điểm chung: 10
1.2.Tình hình nhân sự: 11
1.3. Tình hình cơ sở vật chất nhà trường: 11
1.4. Tình hình năm học 2003-2004: 11
2. Phân tích thực trạng tổ chức KTGDTL của HT: 13
2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp: 13
2.2. Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp: 15
2.3.Chỉ đạo kiểm tra giờ dạy trên lớp: 20
2.4.Tổng kết điều - chỉnh hoạt động kiểm tra giờ dạy trên lớp: 21
C. PHẦN KẾT 25
I. Đánh giá chung công việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp. 25
II. Bài học kinh nghiệm 26
III. Kiến nghị 26
IV.Kết luận: 27
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36775/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tra, góp phần phát triển công tác giáo dục. Việc KTGDTL của giáo viên được thực hiện bằng phương pháp đặc trưng và hiệu quả nhất đó là dự giờ.
Quy trình dự giờ được diễn ra theo trình tự các bước sau:
a. Chuẩn bị dự giờ:
+ Thông báo cho người kiểm tra và người được kiểm tra về nội dung, thời gian, mục đích, thành phần kiểm tra..
+ Nghiên cứu nội dung bài giảng của giáo viên: mục đích yêu cầu, kiến thức trọng tâm, kỹ năng hình thành cho học sinh, ĐDDH thông qua phân phối chương trình, sách giáo khoa, giáo án đồng thời thấy rõ được chuẩn bị của thầy và trò trước khi lên lớp.
+ Xem lại chuẩn đánh giá.
+ Chuẩn bị phiếu dự giờ, biên bản đánh giá.
+ Chuẩn bị câu hỏi, bài tập để kiểm tra học sinh trên lớp.
b. Quan sát giờ dạy trên lớp:
+ Quan sát toàn bộ diễn tiến tiết dạy.
+ Ghi nhận toàn bộ hoạt động dạy của thầy và học của trò. Đặc biệt quan tâm đến nội dung kiến thức cơ bản truyền cho học sinh; phương pháp giảng dạy của giáo viên; cách ứng xử giữa thầy và trò trong quá trình dạy học; việc sử dụng thiết bị giáo dục; việc hướng dẫn học sinh học tập.
+ Ghi nhận các tình huống xảy ra trong tiết dạy và cách xử lý của giáo viên (nếu có).
Qua đó giúp HT cải tiến cách quản lý hay chỉ đạo các bộ phận có liên quan.
c. Phân tích - đánh giá giờ dạy:
Đây là bước hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy giáo viên làm việc tốt hơn, là lúc phát huy các mặt mạnh mặt tiến bộ và xoá dần những tồn tại hạn chế. Do vậy ban kiểm tra phải thật khéo léo trong nhận xét đánh giá vì rất dễ gây tranh cãi về chuyên môn và gây tiêu cực cho giáo viên.
*Phân tích giờ dạy:
Căn cứ vào các dữ liệu ghi nhận được qua quá trình dự giờ. Ban kiểm tra những người dự giờ thống nhất những vấn đề cần trao đổi với giáo viên, các biện pháp giúp giáo viên tiến bộ.
* Trao đổi với giáo viên:
- Trước hết: giáo viên tự đánh giá tiết dạy của mình, nêu lên mục đích yêu cầu của bài, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức cho học sinh học tập.
- Sau đó: Đại diện ban dự giờ nêu lên ưu, nhược điểm và nguyên nhân của nó đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục những thiếu sót, tồn tại về các mặt: Nội dung,
phương pháp, cách tổ chức,….
- Đánh giá: Nêu lên kết quả giờ dạy, bài dạy; chỉ ra đặc điểm lao động của người thầy, các đặc tính lao động học tập trong quá trình dạy học của tiết đó đồng thời kiến nghị những giải pháp thích hợp cho các đối tượng (thầy – trò) nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Cuối cùng đi đến thống nhất giữa hai bên ( ban dự giờ và giáo viên được dự giờ ), giáo viên tự nhận thấy được ưu và nhược điểm của mình để phát huy và khắc phục, tự điều chỉnh và bồi dưỡng để các tiết dạy sau đạt hiệu quả cao hơn.
- Lưu hồ sơ: Mỗi cá nhân có một hồ sơ lưu trữ và mỗi tổ chuyên môn cũng cần có một hồ sơ kiểm tra lưu trữ. Các hồ sơ kiểm tra phải thể hiện sự tiến bộ của giáo viên qua các lần kiểm tra.
1.2.4.Tổng kết điều chỉnh:
Sau mỗi đợt kiểm tra hay sau mỗi tháng, học kỳ HT cần tổng hợp thông tin kết quả KTGDTL. Kết luận kiểm tra là cơ sở cho nhà quản lý ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, cải tiến quá trình quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng dạy học giáo
dục của nhà trường góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Cơ sở pháp lý:
- Công văn số 10227/ THPT ngày 11/ 09/ 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên trung học.
- Quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra Giáo dục và Đào tạo (ban hành kèm theo QĐ số 478/ QĐ ngày 11/03/1993 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định công tác kiểm tra nội bộ trong các trường học và các đơn vị trong ngành: Hiệu Trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục, đào tạo trong ngành có trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền, xem xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo; các vấn đề trách nhiệm quản lý của mình. (chương VI điều 22).
- Công tác kiểm tra nội bộ trường học là một trong những nhiệm vụ của HT được qui định trong điều lệ trường trung học, phần nhiệm vụ quyền hạn của HT quản lý giáo viên – nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên (điều 17C ngày 11 tháng 07 năm 2000).
- Văn bản số 3668/ VP ngày 11/ 05/ 2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch triển khai nghị quyết 40/2000/ QH 10 của Quốc Hội về đổi mới giáo dục phổ thông “ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở bậc trung học”.
II. THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC KIỂMTRA GIỜ DẠY TRÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT HIẾU PHỤNG NĂM HỌC 2003 - 2004.
1. Đặc điểm tình hình nhà trường:
1.1.Đặc điểm chung:
Trường trung học phổ thông Hiếu Phụng là một trường vùng sâu của huyện Vũng Liêm được thành lập vào năm 1985. Đời sống nhân dân ở khu vực này còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là nghề nông. Học sinh vừa đi học vừa tham gia sản xuất giúp đỡ gia đình. Trình độ dân trí chưa đồng đều cũng làm ảnh hưởng một phần đến việc giáo dục con em. Đội ngũ giáo viên không ổn định có nhiều giáo viên xin thuyên chuyển sang huyện khác, về thị xã hay lên thành phố (vì lý do hoàn cảnh gia đình). Giáo viên trẻ mới ra trường (công tác từ ba đến năm năm) chiếm tỉ lệ 57%, chất lượng học tập của học sinh còn thấp vì chất lượng đầu vào thấp điểm tuyển vào lớp 10 lấy xuống đến 7 điểm hay 5,5 điểm. Khuôn viên nhà trường rất hẹp khoảng 5000m2. Không có sân chơi bãi tập nên giờ học thể dục ồn ào gây ảnh hưởng rất nhiều đến các lớp học lân cận.
1.2.Tình hình nhân sự:
* Tổng số cán bộ giáo viên – công nhân viên của trường là 82/ 52 nữ.
Trong đó:
Lãnh đạo nhà trường: 03 đồng chí (HT và 2 P.HT).
Kế toán: 01.
TPT đội: 01
Nhân viên: 01
Giáo viên thực dạy khối cấp 3: 44/30 nữ.
Giáo viện thực dạy khối cấp 2: 35/22 nữ.
Trình đọ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn – 78/ 52 nữ.
Giáo viên hợp đồng 01 (giáo viên tin học)
Giáo viên đang theo học thạc sĩ (tự túc) 06/ 04 nữ.
* Chi bộ Đảng độc lập với 24 Đảng viên/ 8 nữ.
* Công Đoàn viên:82/ 52 nữ.
1.3. Tình hình cơ sở vật chất nhà trường:
- Tổng số phòng hiện có:26, số phòng cấp 2: 20, số phòng cấp 3: 06, không có phòng tre lá.
Phòng đang sử dụng học tập: 22, đảm bảo cho học sinh học hai ca sáng và chiều.
01 phòng hội đồng sư phạm.
01 phòng vi tính.
01 phòng lãnh đạo.
01 phòng thiết bị giáo dục. Không có các phòng chức năng và thư viện.
1.4. Tình hình năm học 2003-2004:
* Học sinh của trường: 1644 em, tổng số lớp: 40 lớp. Trong đó có 18 lớp cấp 2 với 709 học sinh; 22 lớp cấp 3 với 935 học sinh.
Chất lượng học lực của học sinh: Giỏi 156 = 9,5%; khá: 591 = 36,0%; trung bình 791 = 48%; yếu, kém: 106 = 6,5%.
Chất lượn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status