Khoá luận Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn-Hà Nội - pdf 13

Download Khoá luận Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn-Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU. . . 1
I. Lý do ch ọn đề tài . . . 1
II. Lị ch sử nghiên cứu đề tài . . . 3
III. Mục đích nghiên c ứu đề tài . . . 3
IV. Khách thể nghiên cứu của đề tài . . 3
V. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. . 4
VI. Mức độ, phạm vi nghiên cứu . . 4
VII. Gi ả thuyết khoa học của đề tài . . 4
VIII. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . . 4
IX. Phương pháp nghiên cứu . . . 4
X. Dự ki ến nộ i dung công trình . . . 5
XI. Kế hoạch triển khai . . . 6
PHẦN II: NỘI DUNG . . . 7
Chương 1: Một s ố vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo . 7
1.1. Ý nghĩa . . . 7
1.2. Nhi ệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo . . 8
1.2.1. Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trưởng hài hoà của trẻ. . . 9
1.2.2. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động . . . 10
1.2.3. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh . . . 10
1.3. Nội dung và phương pháp giáo d ục thể chất cho trẻ mẫu giáo. 11
1.3.1. Giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh . . 11
1.3.2. Tổ chức cho trẻ ăn . . . 13
1.3.3. Tổ chức cho trẻ ngủ . . . 14
1.3.4. Sự phát triển vận động . . . 16
1.3.5. Chế độ sinh hoạt c ủa trẻ ở trường mẫu giáo . . 17
Chương 2: Thực trạng giáo dục thể ch ất cho trẻ m ẫu giáo ở một s ố
trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội . . 20
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian . . 21
2.2. Thực trạng về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên . 22
2.2.1. Thực trạng về công tác thanh tra, ki ểm tra, quản lý và chỉ đạo
trong các cơ sở giáo dục mầm non . . 22
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên . . 24
2.2.2.1. Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên . 24
2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục th ể chất cho trẻ mẫu giáo . . . 25
2.3. Thực trạng thực hi ện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo . . . . 25
2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phương pháp giáo d ục thể chất
cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non . . 27
2.4.1. Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻmẫu giáo. . . 27
2.4.2. Thực trạng tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo . 29
2.4.2 .1. Thực trạng đảm bả o chế độ sinh hoạt h ợp lý. 29
2.4.2.2. Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn . . 31
2.4.2.3. Thực trạng tổ chức cho trẻ ngủ . . 34
2.4.2.4. Thực trạng tổ chức cho trẻ vận động . . 36
2.5. Thực trạng về sự phối h ợp gi ữa gia đình, nhà trường và địa phương
về công tác giáo d ụ c mầm non . . . 39
2.6. Thực trạng kết quả giáo dục thể chất c ủa trẻ mẫu giáo. 41
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp . . 44
3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo . 44
3.2. Gi ải pháp . . . 45
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 47
1. Kết lu ận . . . 47
2. Kiến nghị . . . 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . 51
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36503/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nhanh, ngủ sâu vào những giờ giấc đã định
cho giấc ngủ.
Muốn vậy, khi tổ chức cho trẻ ngủ chúng ta cần lưu ý những công việc
sau:
Trƣớc khi ngủ:
+ Vệ sinh phòng ngủ nhằm loại trừ tối đa những kích thích bên ngoài.
Phòng ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, có diện tích phù hợp, phòng ngủ cần thoáng mát
về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ đảm bảo lưu thông không khí tốt,
hạn chế ánh sáng trong phòng ngủ. Các trang thiết bị trong phòng ngủ có kích
thước phù hợp, sạch sẽ, an toàn với trẻ.
+ Không cho trẻ ăn quá no, vận động quá nhiều, uống các chất kích thích
trước khi ngủ.
+ Cho trẻ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
Trong khi ngủ:
Giáo viên phải có mặt theo dõi quá trình ngủ của trẻ: tư thế, nhiệt độ, độ
ẩm, không khí, ánh sáng, tiếng ồn và xử lý các trường hợp cần thiết khi xảy
ra. Ví dụ: trẻ quấy khóc, đau bụng, trẻ bị sốt… Trẻ có thể thay đổi các tư thế
(ngửa, nghiêng…) vài lần trong một giấc ngủ. Khi trẻ ngủ, không được kéo
chăn chùm kín đầu, không được nằm sấp úp mặt vào gối, không được nằm cả
người lên gối.
Sau khi ngủ:
+ Chỉ cho trẻ thức dậy khi đã ngủ đủ giấc. Cho trẻ dậy và đi vệ sinh cá
nhân một cách trật tự, nề nếp, cho trẻ vận động nhẹ nhàng, ăn bữa phụ.
+ Do sự khác biệt cá nhân mà nên cho trẻ ngủ và thức dậy theo nhóm mà
không nên làm đồng loạt. Tốt nhất là rèn luyện cho trẻ tự mình thức dậy trong
vòng 30 - 45 phút.
16
1.3.4. Sự phát triển vận động
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với cơ thể đang
phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các
nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỷ XVIII: “Cơ thể không vận động cũng
giống như nước trong ao tù”; “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài
nhi là do thiếu vận động” [7]. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng:
phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần
kinh thực vật thường kém phát triển; hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị
hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh.
Ngoài ra, những trẻ “đói vận động” còn có các biểu hiện: giảm khả năng chịu
đựng của cơ thể, hay mắc bệnh về đường hô hấp (qua các kết quả điều tra cho
thấy, trẻ thiếu vận động có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn
trẻ bình thường 20%).
Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở
mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy, khi lập
chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những
cơ sở sau:
Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng
thú với trẻ.
– Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích
được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan
trong cơ thể.
– Cùng với việc dạy trẻ dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải
chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động.
– Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo
dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ
nhàng, chính xác.
17
– Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong
phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động,
thể dục buổi sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động.
Trong đó, trò chơi vận động, trò chơi thể thao là các hình thức hoạt động hấp
dẫn trẻ em và có tác dụng giáo dục nhiều tới các vận động cơ bản và sự phối
hợp các vận động ấy.
1.3.5. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở trƣờng mẫu giáo
Chế độ sinh hoạt là sự luân phiên rõ ràng và hợp lý các dạng hoạt động và
nghỉ ngơi của trẻ trong một ngày, nhằm thoả mãn đầy đủ nhu cầu về ăn, ngủ,
vệ sinh cá nhân, hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng
thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt.
Chế độ sinh hoạt là điều kiện quan trọng để giáo dục thể chất cho trẻ có
kết quả. Khi chế độ sinh hoạt đã trở thành thói quen thì nó giúp trẻ phát triển
tính độc lập tích cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ có được những phẩm chất thói
quen đạo đức, sinh hoạt có nề nếp theo trật tự thời gian.
Chế độ sinh hoạt cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Chế độ sinh hoạt ở trường mẫu giáo được xây dựng trên cơ sở những
đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ, trên cơ sở những nhiệm vụ giáo dục và điều
kiện sinh hoạt quyết định.
– Chế độ sinh hoạt phải thể hiện rõ các hoạt động trong ngày của trẻ, được
sắp xếp theo trình tự nhất định, phù hợp với chức năng cơ thể, với môi trường
sống.
– Chế độ sinh hoạt cần đảm bảo thời gian cần thiết cho mỗi hoạt động
trong ngày phù hợp với nhu cầu sinh lý và khả năng hoạt động của các độ
tuổi. Ví dụ: trẻ từ 1-5 tháng ăn 6 bữa trong ngày; trẻ từ 5-12 tháng ăn 5 bữa
trong ngày; trẻ từ 12-72 tháng ăn 4 bữa trong ngày. Thay vào đó khoảng thời
18
gian giữa các bữa ăn lại tăng lên theo lứa tuổi: từ 3.5 đến 4 giờ và 4.5 giờ một
lần.
– Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo sự cân bằng giữa các hoạt động và nghỉ
ngơi, giúp trẻ có thể tiến hành hoạt động dưới nhiều dạng khác nhau và tránh
quá sức đối với trẻ.
– Chế độ sinh hoạt phải được lặp đi lặp lại tránh xáo trộn nhiều để tạo thói
quen, nề nếp cho trẻ.
– Chế độ sinh hoạt phải được tổ chức một cách linh hoạt cho phù hợp đối
với mọi trẻ; đồng thời chế độ sinh hoạt cần chú ý tới những đặc điểm riêng
của từng trẻ: với những trẻ yếu, hệ thần kinh dễ bị kích thích thì cần tăng
cường thời gian ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn các trẻ khác.
Để đảm bảo chế độ sinh hoạt đúng ở trường mầm non cần chia trẻ
thành các nhóm khác nhau theo lứa tuổi. Mỗi nhóm tuổi là một lớp và có chế
độ sinh hoạt riêng, nhằm đảm bảo cho việc giáo dục trẻ diễn ra thuận lợi và dễ
dàng, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt. Các hoạt động diễn ra trong một ngày của
trẻ là ăn ngủ, vui chơi, dạo chơi, học tập, lao động… Các hoạt động này được
phân định rõ ràng trong chế độ sinh hoạt theo trình tự và thờ i gian khác nhau
theo lứa tuổi.Chế độ sinh hoạt của trẻ được chương trình chăm sóc giáo dục
do Bộ giáo dục - đào tạo ban hành cụ thể như sau:
19
TT Nội dung
Thời gian
Bé Nhỡ Lớn
1 Đón trẻ, chơi tự do, thể dục sáng, điểm danh 1h15 1h15 1h
2 Các tiết học 30ph 1h 1h20p
3 Hoạt động ngoài giờ 50ph 30ph 30ph
4 Trò chơi sáng tạo 50ph 50ph 50ph
5 Vệ sinh ăn trưa 1h 50ph 40ph
6 Ngủ trưa 2h50ph 2h50ph 2h40ph
7
Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn quà chiều (ăn xế
chiều)
50ph 40ph 30ph
8
Sinh hoạt chiều (nêu gương bé ngoan chiều thứ
bảy)
50ph 1h 1h10ph
9 Hoạt động tự chọn, vệ sinh trả trẻ 1h20ph 1h20ph 1h20ph
Việc thực hiện chế độ sinh hoạt không cứng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status