Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay - pdf 13

Download Luận văn Nâng cao chất lượng giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Chương trong tình hình hiện nay miễn phí



Hàng năm tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 luôn đạt trên 97%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 Trung học cơ sở luôn đạt trên 99%. Điều này đã làm cho Thanh Chương là huyện đứng đầu toàn tỉnh về công tác xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, là huyện sớm đạt tiêu chuẩn phổ cập Trung học cơ sở, đó chính là thành tựu nổi bật trong phát triển giáo dục và đào tạo của huyện. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Đảng về công tác giáo dục và đào tạo, trong những năm qua mạng lưới trường lớp ở Thanh Chương được phát triển đúng hướng đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Ở các xã vùng sâu, vùng xa của huyện các em đều được đến trường và đảm bảo đủ lớp, đủ điều kiện cho con em học tập, xoá được các “điểm trắng” về giáo dục.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36484/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

huyện có phong trào văn hóa, thể dục thể thao mạnh. Thực hiện Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị và cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đến nay đã có 464/464 làng xây dựng được hương ước nơi cư trú. Tính đến nay có 15 xã được công nhận xã văn hóa.
- Về dân tộc, tôn giáo
Trước đây Thanh chương không có dân tộc thiểu số, nay do khu vực tái định cư công trình thuỷ điện Bản Vẽ (Tương Dương) chuyển về nên Thanh Chương đã có 1231 hộ với 3654 nhân khẩu đồng bào dân tộc Thái. Về tôn giáo chỉ có một đạo giáo đó là Thiên chúa giáo với qui mô dân số: 1.281 hộ với 7.487 khẩu được phân bố trên địa bàn 21 xã thuộc 3 xứ (xứ Trung Hòa, xứ Mô Vĩnh, xứ Bàn Thạch). Đồng bào theo giáo cơ bản chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, sống tốt đời đẹp đạo, cùng nhau đoàn kết đồng bào lương, giáo xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư và giúp nhau phát triển kinh tế. Tỷ lệ hộ cùng kiệt năm 2009 chiếm 12%, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày được nâng lên, chính trị ổn định.
- Điều kiện tự nhiên, xã hội có tác động đến sự phát triển kinh tế
+ Thuận lợi:
- Tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khoáng sản) rất thuận lợi cho việc trồng cây lâm nghiệp, xây dựng và phát triển công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng, xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển du lịch sinh thái, nhất là dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, đường vào cựa khẩu Thanh Thủy nhằm giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Nguồn nhân lực dồi dào tạo điều kiện phát triển ngành nghề, dịch vụ, xuất khẩu lao động trong khu vực và trên thế giới.
+ Khó khăn:
- Do địa hình phức tạp, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, bão lụt thường xuyên xảy ra, diện tích đất canh tác/đầu người quá ít, nên khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và phát triển chăn nuôi.
- Cơ cấu dân số trong các ngành mất cân đối, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, số người có trình độ tay nghề và kiến thức trong làm ăn còn thấp, do đó chưa khai thác hết tiềm năng săn có về tài nguyên thiên nhiên, làm hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Lao động thất nghiệp, thiếu việc làm đang là vấn đề bức bách cần tập trung giải quyết.
- Cơ sở hạ tầng chưa tốt, không thuận lợi trong việc giao lưu trao đổi hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.
- Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm. Nền sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp chưa trở thành nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THANH CHƯƠNG TỪ 2005 ĐẾN 2010
2.2.1. Tình hình chất lượng giáo dục Trung học cơ sở
Quy mô mạng lưới trường lớp: Trong những năm trước đây, quy mô, mạng lưới các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện ổn định, giữ vững 40 trường. Riêng năm học 2006-2007 cho đến nay. Do huyện Thanh Chương tiếp nhận thêm 2 xã Kim Đa và Kim Tiến thuộc vùng lòng hồ của thuỷ điện bản Vẽ huyện Tương Dương về tái định cư nên số trường tăng thêm 02 trường.
Bảng 1: Quy mô mạng lưới trường lớp học sinh THCS
Năm học
TS trường
TS lớp
TS học sinh
Bình quân hs/lớp
Tỷ lệ huy động vào lớp 6.
2005-2006
40
610
25 327
41,5
99,2%
2006-2007
42
613
24 306
39,6
99,6%
2007-2008
42
611
24 746
40,5
99,8%
2008-2009
42
609
24 227
39,7
99,7%
2009-2010
42
596
19 854
33,3
100%
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng học sinh giảm tương đối nhanh (trong vòng 5 năm đã giảm 5473 em, trung bình mỗi năm giảm hơn 1000 em). Tuy vậy số lớp toàn huyện giảm không nhiều do phân chia số học sinh bình quân/lớp ngày một giảm, điều này phù hợp với một huyện miền núi như Thanh Chương. Mặt khác, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học được tuyển sinh vào lớp 6 luôn luôn đạt ở mức cao (trên 99%). Nguyên nhân của số học sinh giảm là do chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình ngày càng phát huy có hiệu quả, một phần nữa là do tình trạng dân số trong độ tuổi sinh đẻ di cư ra thành phố, các khu công nghiệp ngày một tăng.
Chất lượng giáo dục học sinh Trung học cơ sở .
Xác định chất lượng giáo dục là yếu tố quan trọng bậc nhất , được đặt lên hàng đầu và là yếu tố làm nên thành công hay thất bại của một nhà trường. Kể từ năm học 2002-2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đồng loạt đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa trên toàn quốc. Đồng thời Bộ GD&ĐT cùng ban hành tiêu chuẩn, đánh giá xếp loại học sinh trung học theo tiêu chí mới do đó công tác đánh giá xếp loại học sinh được tiến hành khá nghiêm túc, đúng thực chất. Đặc biệt bước vào năm học 2006-2007 cho đến nay, hưởng ứng cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” nên công tác đánh giá xếp loại học sinh được toàn ngành đánh giá chặt chẽ hơn, sát với trình độ và năng lực của học sinh hơn.
Bảng 2: Xếp loại đạo đức học sinh THCS
Năm học
TS học sinh
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
2005-2006
25327
15038
59,4
7897
31,2
1823
7,2
569
2,2
2006-2007
24306
14807
60,9
7805
32,1
1265
5,2
429
1,8
2007-2008
24746
15784
63,8
7476
30,2
1141
4,6
345
1,4
2008-2009
24227
15334
63,3
7535
31,1
1126
4,6
232
1,0
2009-2010
19854
12755
64,2
6214
31,3
728
3,7
157
0,8
Nhìn chung, học sinh Trung học cơ sở ở Thanh Chương có ý thức tập thể, chăm ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô, ông bà và cha mẹ, biết quan tâm giúp đỡ mọi người, say mê với các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội. Các hiện tượng vi phạm kỷ luật, vi phạm các tệ nạn xã hội giảm nhiều. Tỷ lệ học sinh có đạo đức tốt ngày càng tăng so với những năm học trước. Đây là tiền đề để chất lượng giáo dục và các hoạt động khác được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn có một bộ phận học sinh có tình trạng sút kém về đạo đức, có lối sống thực dụng, đua đòi vi phạm các tệ nạn xã hội, có học sinh xếp loại đạo đức trung bình và yếu.
Bảng 3: Xếp loại văn hoá học sinh THCS
Năm học
TS học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
SL
Tỷ lệ
2005-2006
25327
228
0,9
5673
22,4
18033
71,2
1292
5,1
101
0,4
2006-2007
24306
389
1,6
5274
21,7
14632
60,2
3257
13,4
753
3,1
2007-2008
24746
737
3,0
6558
26,5
16231
65,59
1213
4,9
7
0,03
2008-2009
24227
799
3,3
7583
31,3
14655
60,49
1180
4,9
10
0,04
2009-2010
19854
665
3,4
6115
30,8
11158
56,2
1914
9,64
2
0,01
Bảng 4: Chất lượng mũi nhọn học sinh THCS
Năm học
TS học sinh
HSG cấp huyện
HSG cấp tỉnh
Ghi chú
2005-2006
25327
1375
52
2006-2007
24306
1591
63
2007-2008
24746
956
82
Chỉ thi khối 9
2008-2009
24227
1008
95
Chỉ thi khối 9
2009-2010
19854
828
83
Chỉ thi khối 9
Qua bảng thống kê cho thấy: Chất lượng giáo dục văn hoá đã được nâng dần lên. Nhờ thực hiện tốt kỷ cương nề nếp trong giảng dạy mà chất lượng học tập tiếp tục được tăng cường và giữ vững. Việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy đã đem lại những hiệu quả đáng phấn khởi. Cho nên chất lượng đại trà đạt khá, chất lượng mũi nh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status