Đề tài Những nguyên nhân dẫn đến bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc - pdf 13

Download Đề tài Những nguyên nhân dẫn đến bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc miễn phí



MỤC LỤC
báo cáo khoa học 0
LỜI NÓI ĐẦU 2
Chương I : 4
Những nét chính trong quan hệ Việt - Trung trước Bình thường hoá. 4
1.1. Giai đoạn từ 1949 - 1972 4
1.2. Giai đoạn 1972 - 1986. 5
1.3. Giai đoạn 1986 - 1991 5
Chương II 8
NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN VÀ KHÁCH QUAN DẪN ĐẾN VIỆC BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VIỆT - TRUNG. 8
2.1. Những nguyên nhân khách quan 8
2.1.1. Xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển. 9
2.1.2. Xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá 10
2.1.3. Tình hình khu vực Châu á - Thái Bình Dương 10
2.2. Những nguyên nhân chủ quan. 13
2.2.1. Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 13
2.2.2. Đường lối đối ngoại và cải cách mở cửa của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. 17
Chương III 23
Thực trạng và triển vọng quan hệ 23
Việt Nam Trung quốc 23
3.1. Thuận lợi 23
3.2. Tồn tại . 25
3.3. Triển vọng 26
KẾT LUẬN 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36449/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hợp tác là nhu cầu khách quan, đem lại cơ hội cho các quốc gia phát triển kinh tế được ưu tiên hàng đầu có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia trên trường quốc tế. Đồng thời, không ngừng tạo sự ổn định chính trị và điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế, chính sách dối ngoại mỗi nước nhằm phục vụ đường lối, chính sách phát triển kinh tế nước mình, mở rộng quan hệ chính trị đối ngoại, tạo môi trường quốc tế thuận lợi, khai thác các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển đất nước. Hội nhập và phát triển, khai thác điểm đồng, hạn chế điểm bất đồng, tập hợp lực lượng để tạo ra thế và lực cho nhu cầu phát triển. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự cường và đấu tranh chống sự can thiệp và áp đặt của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và văn hoá dân tộc, phát triển kinh tế xã hội. Khi yếu tố kinh tế trở thành nhân tố quyết định quyền lực của mỗi quốc gia, lợi ích phát triển, hợp tác và cạnh tranh phát triển đang là vấn đề nổi bật trong quan hệ quốc tế hiện đại. Các quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau nhưng trung hợp về nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích vì hoà bình ổn định và phát triển vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình. Trung Quốc và Việt Nam đang thực hiện cải cách và mở cửa rất cần đến hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển ở trong nước cũng như khu vực và quốc tế.
2.1.2. Xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá
Gắn liền với xu thế nêu trên, xu thế quốc tế, khu vực hoá trong lĩnh vực kinh tế đang ngày càng phát triển. Mỗi quốc gia không thể tồn tại biệt lập mà phải hoạch định chính sách liên kết khu vực, hợp tác quốc tế cùng phát triển vì lợi ích căn bản của mỗi bên. Thế giới ngày này là một tổng thể thống nhất, tuỳ từng trường hợp lẫn nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh và kiềm chế ảnh hưởng của nhau. Hội nhập quốc tế là sự lựa chọn tất yếu, đưa đến một thế giới phụ thuộc lẫn nhau ngày một sâu sắc. Nhờ có quá trình tự do hoá kinh tế, các quốc gia đi sau có khả năng tiếp cận các nguồn vốn và công nghệ quốc tế, rút ngắn quá trình. Đồng thời phát huy tối đa thế mạnh của đất nước và tận dụng cơ hội do quá trình quốc tế háo đang mở ra.
Bên cạnh quá trình hội nhập quốc tế, liên kết khu vực và tiểu khu vực, song phương và đa phương ngày càng gia tăng mạnh mẽ, dựa trên cơ sở tương đồng về địa lý, văn hoá truyền thống, tạo nên sức mạnh tập thể hình thành nên thị trường thống nhất, nhân công lao động quốc tế phát triển. Các quốc gia chậm phát triển có cơ hội hội nhập và phát triển kinh tế, từng bước nâng cao vị thế trong khu vực và trên thế giới. Liên kết kinh tế song và đa phương dưới nhiều hình thức tam giác, tứ giác xuất hiện phát triển ngày càng bền vững. Do đó, vấn đề ngoại giao kinh tế cạnh tranh lợi ích kinh tế, lợi dụng tiềm năng quốc tế để phát triển trở thành nội dung quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Những đặc điểm và xu thế trên đây đã quy định tính đa phương, đa dạng hoá quan hệ quốc tế và đường lối chính sách đối ngoại của các quốc gia nói chung của Việt Nam và Trung Quốc nói riêng. Để thực hiện chương trình cải cách kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc phải duy trì môi trường hoà bình và quan hệ với các nước láng giềng. Trong bối cảnh đó, quan hệ Việt trung đã được bình thường hoá và ngày càng phát triển.
2.1.3. Tình hình khu vực Châu á - Thái Bình Dương
Châu á - Thái Bình Dương (CA-TBD) là một khu vực rộng lớn, tập trung nhiều nước lớn có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất thế giới, có vị trí địa lý chiến lược cũng như tiềm năng tiềm lực phát triển cao, là khu vực ngày càng thu hút sự chú ý của thế giới.
Cuộc cách mạng KHCN hiện đại tạo ra thời cơ và thuận lợi cho các nước trong khu vực, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân, đẩy mạnh nhân công lao động quốc tế đã và đang tăng trưởng liên tục trong nhiều thập kỷ qua. Đây là khu vực được coi là có nền kinh tế tăng trưởng năng động nhất thế giới. Xuất hiện nhiều trung tâm ứng dụng công nghệ hiện đại như : Nhật Bản, Trung quốc, ấn Độ… đang tạo ra thế cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia. Đây cũng là khu vực diễn ra quá trình liên kết, tự do hoá thương mại mạnh mẽ tiêu biểu là APEC, hội nghị hợp tác á - Âu (ASEM). Những biến đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế đất nước Châu á đã khẳng định vai trò ngày càng tăng của khu vực này đối với thế giới.
Sau chiến tranh lạnh, các quốc gia trong khu vực đã và đang điều chỉnh chính sách đối ngoại và chiến lược phát triển của mình. Các nước lớn, các trung tâm kinh tế chính trị hàng đầu thế giới cũng đang điều chỉnh chiến lược hướng mạnh vào Châu á. Điều đó tạo thời cơ thuận lợi cho kinh tế các nước khu vực phát triển. Thế và lực của Châuá “khi vị thế và vai trò của Nhà nước XHCN Trung Quốc trong nước ngày càng lên trong khu vực, khiến Mĩ và một vài nước lớn khác lo ngại. Nổi bật nhất trong khu vực CA-TBD là quan hệ tam giác Mĩ - Trung - Nhật, trong đó các cặp quan hệ song phương luôn được tính toán, vừa hợp tác vừa đấu tranh gay gắt, không đảy mối quan hệ đến chố đối đầu căng thẳng, các bên đều tìm giải pháp hoà hoãn để kiềm chế ảnh hưởng của nhau, tác động sâu sắc đến tình hình khu vực nói chung. Các quốc gia vừa và nhỏ cãng đang trong quá trình điều chỉnh chính sách hướng về Châu á - Thái Bình Dương, tham gia hợp tác khu vực và tiểu khu vực, tiếp tục duy trì ổn định chính trị, giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng và dựa trên luật pháp quốc tế. Ngày nay các quốc gia Châu á - TBD đang đứng trước cơ hội phát triển lớn, ưu tiên phát triển kinh tế được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Đặc biệt các nước XHCN còn lại đang trong quá trình cải cách, mở cửa (ở Trung quốc và đổi mới ở Việt Nam) đạt được nhiều thành tựu trong bước đi ban đầu, nhằm xây dựng một nền kinh tế hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển phần thịnh của Châu lục.
Nằm trong khu vực CA-TBD, Đông Nam á được coi là chiếc cầu nối giữa Phương Đông và phương Tây, là khu vực có nguồn tài nguyên và nhân lực phong phú, Đông Nam á có ưu thế về tiềm năng và triển vọng về tốc độ phát triển kinh tế, có vị trí địa lý chiến lược quan trọng đối với thế giới. Việc bình thường hoá quan hệ Việt - Trung để từ đó Việt Nam trở thành cái cầu nối lý tưởng của Trung Quốc đối với Đông Nam á .
Sau chiến tranh lạnh, sự đối đầu giữ hai cực không còn, dưới tác động của xu thế hoà bình, ổn định và phát triển trên thế giới, các nước Đông Nam á chuyển sang giai đoan quan hệ mới : hợp tác và phát triển. Là khu vực có nhiều thế chế xã hội khác nhau, nhưng các quốc gia Đông Nam á đều mong muốn có hoà bình, ổn định ở khu vực. Nguyện vọng này trở thành xu thế không thể đảo ngược trong những thập kỷ trước mắt. Vừa giải quyết hoàn toàn vấn đề Cămphuchia, sự đối đầu giữa Việt Nam - Mĩ, Việt Nam - Trung Quốc không còn nữa, quan hệ giữa c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status