Đề tài Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh- Những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở - pdf 13

Download Đề tài Kinh nghiệm giáo dục đạo đức học sinh- Những em khó dạy ở bậc trung học cơ sở miễn phí



Từ những kiến thức học được trong nhà trường, những gương tốt thầy cô giáo mà bản thân được học. Đặc biệt những thầy cô tôi đã đi qua đời tôi có những lần xử lý tình huống sư phạm đối với học sinh, phụ huynh mà tôi đã thấy và đã giúp tôi trong quãng đời học sinh đầy gian khó.
-Tham khảo cuốn “Sổ tay người giáo viên nhân dân”.
-Tham khảo cuốn “Những tình huống sư phạm người hiệu trưởng”.
- Tham khảo những bài viết từ các Báo Giáo Dục, Báo Tuổi Trẻ về kỷ niệm học đường
- Học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, bản thân tích luỹ từ thực tế công tác
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36149/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

iều hơn khen, xử sự thiếu thống nhất, thiếu công bằng, cùng một sự việc như nhau nhưng em này bị chê, bị khiển trách, em khác lại cho qua. Đôi khi đánh giá là chuyện nhỏ nên không để ý uốn nắn ngay, không nghĩ: “Đừng chê lổ nhỏ, lổ nhỏ đắm thuyền” hay “măng không uốn để thành tre mới uốn”!
- Khi học sinh có lỗi nào đó thì giáo viên cho ngồi riêng một bàn và tuyên bố không cho bạn nào chơi với bạn ấy nữa và làm cho những em khó dạy căm thù tất cả có thể dẫn đến bỏ học, hẹn sẽ trả thù thầy cô và lớp
- Giáo viên chủ nhiệm coi nhẹ, hiểu sai giờ sinh hoạt: giờ sinh hoạt chỉ để nhắc việc thu các khoản tiền, kiểm điểm những bạn chưa thực hiện tốt nội qui làm cho lớp bị hạ loại … rồi hăm dọa các em làm cho giờ sinh hoạt nặng nề, học sinh lo sợ tiết sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chửi lớp hết giờ rồi về hay thấy cán bộ lớp nói tuần qua lớp không có ai vi phạm nội qui thế là giáo viên làm việc riêng, lớp ngồi im lăng hay nói chuyện bằng cách chuyền giấy cho nhau chờ trống hết giờ.
Nhà trường ngày nay khác xưa về biện pháp giáo dục học sinh: ngày nay nhà trường, nhà giáo tuyệt đối không được giáo dục học sinh bằng roi, bằng hình thức phạt quì gối, véo tai… như xưa, vì như thế là xúc phạm thân thể học sinh. Cũng không la rầy học sinh , vì như thế là xúc phạm nhân phẩm, danh dự học sinh, nhà giáo sẽ bị kỷ luật. Không được đuổi học vì như thế ảnh hưởng thi đua của lớp của trườngcủa giáo viên chủ nhiệm về giáo dục đạo đức, về duy trì sĩ số mà còn có thể bị học sinh, phụ huynh đe doạ…Từ những lý do trên ngày nay nhiều học sinh không sợ gì thầy cô, thậm chí thiếu tôn trọng thầy cô giáo. Câu nói: “Trọng thầy mới được làm thầy” ngày xưa nay đã đã đi vào lảng quên rồi.
Về xã hội: Ngày nay phương tiện giải trí mời chào, quyến rủ các em: Quán xá, phim ảnh trò chơi giải trí khắp nơi, hay có, dở có, ban ngày co, ban đêm có, đều sẵn sàng mời chào niềm nỡ đối với các em. Nhiều trò chơi điện tử “ Game” quá hấp dẫn lôi cuốn các em bất cứ giờ nào nên gia đình và nhà trường rất khó quản lý các em. Các hàng tạp hóa bán đủ các loại dao bấm, dao Thái, Trung quốc,… sắc nhọn, trẻ con mua bỏ trong cặp sách để gọi là “ tự vệ”. Có hàng quán bán rượu, bia cho trẻ con ăn nhậu say xỉn như bợm nhậu chẳng ai nói gì. Mà nói thật, có một vài người làm nghề kinh doanh họ chỉ biết “vui” khi thu được nhiều tiền còn con ai ra sao thì mặc, không cần biết. Người nhà thầy cô giáo đến tìm gọi con em, gọi học trò mình về còn bị chủ quán chửi bới thậm tệ, có khi hăm doạ bằng vũ lực với thầy cô.
- Việc học sinh đánh nhau, đặc biệt các em học sinh nữ THCS, THPT còn ghi video clip tung lên mạng gây xôn xao dư luận một số em cũng muốn làm nổi, học đòi nên vụ việc phản giáo dục ấy ngày càng rộ lên, nhưng việc xử lý lại không thật sự nghiêm . Các em xem thường trật tự kỷ cương cũng như đạo đức một con người.
Chính vì những lẽ trên, tui thấy đây là những nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh, thầy cô giáo và là nỗi lo chung của xã hội. Tuy không phải là tất ca, nhưng sự thật có nhiều em là học sinh nhưng còn có những hạn chế không đáp ứng yêu cầu đạo đức tối thiểu của nhà trường và xã hội đã làm cho một số người đánh giá lệch lạc về nhà trường. Họ cho rằng nhà trường hiện nay không chú ý đến việc giáo dục: “Tiên học lễ, hậu học văn” như trường học ngày xưa. Điều ấy có đúng không? Là người thầy giáo mỗi chúng ta phải làm gì và làm như thế nào trong tình hình hiện nay? Để mỗi thầy cô giáo, mỗi cán bô giáo dục luôn xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, để đạo đức học sinh không bị trượt dốc, xã hội không còn phê phán trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường thì thầy cô giáo và ban giám hiệu mỗi nhà trường có suy nghĩ như thế nào?
Từ những suy nghĩ trên, là một thầy giáo tui đã luôn tự vấn, rồi nghĩ cách cho mình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhiều năm qua. Do đó tui luôn tìm đọc sách báo, tìm hiểu những đồng nghiệp có kinh nghiệm để vận dụng cho quá trình công tác chủ nhiệm, công tác giảng dạy bộ môn và cả khi tui đã làm công tác quản lý. Để có biện pháp khả thi trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt những học sinh khó dạy (người ta hay gọi học sinh cá biệt) tui đã tìm hiểu phân tích kỹ những vấn đề sau:
Đạo đức học sinh theo yêu cầu giáo dục nói nôm na là những gì?
Học sinh phải:
Kính trọng người lớn tuổi, thầy cô giáo, đoàn kết thương yêu giúp đỡ anh chị em trong gia đình, bạn bè, các em nhỏ và người tàn tật, neo đơn…ghét bỏ, phê phán những thói hư tật xấu
Khiêm tốn, thật thà. Luôn có ý thức tôn trọng, xây dựng và bảo vệ của công, thực hiện nghiêm túc nội qui nhà trường, phấn đấu trong rèn luyện đạo đức và học tập các bộ môn văn hóa. Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, an ninh trật tự công cộng…
Luôn có ý thức phấn đấu là con ngoan trò giỏi, là cháu ngoan Bác Hồ.
Còn những em khó dạy có những đặc điểm như thế nào?
1.Có thói quen hay quay cóp, lừa dối bố mẹ thầy cô, bạn bè, dọa nạt, gây gỗ với bạn bè yếu thế hơn chúng, lảng tránh hoạt động tập thể, thích trốn học nhưng thích làm thủ lĩnh.
2. Trẻ khó dạy giảm sút phổ biến trong tất cả các lĩnh vực trừ những lĩnh vực gắn liền với những nhu cầu trái với xã hội nhưng hợp với nhu cầu của nó. Có thể học bài khó vô, giải bài tập không được nhưng lại rất nhanh trí và kiên nhẫn trong những trò tinh nghịch, ăn cắp.
3. Sẵn sàng làm những gì theo kiểu trêu ngươi, khiêu khích người khác để thỏa mãn nhu cầu tinh nghịch trái đạo đức. Ví dụ; viết bậy vào vở bạn, giấu vở bạn trong giờ học không cho bạn ghi bài, giấu khăn lau bảng lớp, bôi phấn móc mèo vào ghế học sinh và ghế thầy cô…
4. Không biết xấu hỗ và lại rất chai lì, khi bị cảnh cáo phê bình không biết mắc cở, e thẹn
5. Tự ái không lành mạnh chúng thường phản ứng : “Thì đã sao!”, “tui không làm”, “ Còn bạn đã làm được gì nào!”, Oi dào: “Văn hay chữ tốt, không bằng dốt lắm tiền”…
6. Nói dối xem là chuyện bình thường . Ví dụ: Không chịu làm bài nhưng bảo do chăm sóc bố ốm ở bệnh viện…
7. Coi thường mọi người, có khi còn hăm dọa cả thầy cô giáo.
8. Thường xung đột với người khác, với tập thể, đặc biệt với những nhà giáo vụng xử.
9. Đua đòi, theo băng nhóm đánh nhau, trộm cắp, hút thuốc, uống rượu bia, xăm mình với những câu chữ, hình ảnh không hợp gì với các em cả, ví du: Hận đời đen bạc; Hận kẻ bạc tình; Chim trời chưa mỏi cánh; hình ảnh đầu lâu; quan tài.. .
10. Trẻ khó dạy khi đã mâu thuẫn với môi trường giáo dục dễ rơi vào nhóm băng vi phạm pháp luật.
Từ chỗ tìm hiểu đạo đức xã hội và những đặc điểm tâm lý trẻ nói trên chúng ta thấy rằng việc giáo dục đạo đức học sinh để các em thật sự là con ngoan trò giỏi không đơn giản và cũng không thể nói rằng ai cũng làm được hay đạt được kết quả ngay hay em nào cũng có thể giáo dục thành công theo như ý nhà sư phạm đượ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status