Tiểu luận Huy động – khuyến khích – tổ chức sự tham gia của xã hội cùng làm giáo dục - pdf 13

Download Tiểu luận Huy động – khuyến khích – tổ chức sự tham gia của xã hội cùng làm giáo dục miễn phí



MỤC LỤC
 
I.Lý do chọn đề tài – trang 01
II. Nội dung .
1.Cơ sở lý luận – trang 01
2. Cơ sở thực tiễn – trang 02
3. Cách thức tiến hành
a. Vận động mọi lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. – từ trang 02 đến trang 05.
b.Một số nguyên tắc làm cơ sở cho việc huy động – khuyến khích và tổ chức tham gia của xã hội cùng làm – từ trang 06 đến trang 11.
4.Kết quả - từ trang 12 đến trang 14.
 
III. Kết luận – trang 15.
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36105/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

lợi cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục
- Xã hội hoá giáo dục nhằm mục tiêu “giáo dục cho con người”. Quy luật là muốn thực hiện “ giáo dục cho mọi người” thì mọi người phải làm giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn:
Đại hội giáo dục cấp cơ sở làm cho xã hội hiểu rõ thực trạng của giáo dục địa phương thấy được vị trí, vai trò, lợi ích của giáo dục, hiểu sâu sắc hơn quan điểm giáo dục của Đảng về đổi mới sự nghiệp giáo dục, qua đó nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của nhân dân trong xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương. Từ đó xây dựng được cơ chế liên kết, hợp đồng trách nhiệm hợp lý giữa các lực lượng xã hội, gia đình, nhà trường trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.
Đặc biệt kế hoạch huy động học sinh đến lớp, kế hoạch phổ cập ở địa phương, củng cố và phát huy truyền thống tốt đẹp của đồng bào địa phương, nhất là truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
Tạo thêm nguồn cơ sở vật chất cho giáo dục, huy động được các tổ chức xã hội tham gia xây dựng giáo dục. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ – giáo viên nhà trường trong việc thực hiện cam kết với cha mẹ học sinh, với địa phương, xây dựng nền nếp, kỷ cương học đường, tôn vinh nghề dạy học.
3. Cách thức tiến hành:
a. Vận động mọi lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau:
Xã hội hoá công tác giáo dục là một cuộc vận động quần chúng nhân dân làm giáo dục là “ cách làm phát động phong trào cách mạng làm giáo dục”. Điều đó hoàn toàn đúng qua luật cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Giáo dục là sự nghiệp “ của dân, do dân và vì dân”
Đây là bài học lớn trong kinh nghiệm của lịch sử, của cách mạng và cũng là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Bài học đó, truyền thống đó đã làm nên thành công của cách mạng tháng 8/1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện 9 năm, vinh quang của sự nghiệp giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà. Ngay trong lĩnh vực giáo dục, bài học về vai trò của quần chúng và truyền thống hiếu học của nhân dân ta đã sáng tạo nên những hình thức học tập cho nhân dân lao động từ những ngày xa xưa của lịch sử dân tộc, đã tạo nên nhưng phong trào toàn dân làm bình dân học vụ, thanh toán nạn mù chữ và chống thất học khi cách mạng tháng 8/1945 mới thành công. Phong trào quần chúng đó duy trì suốt cuộc kháng chiến 30 năm ngay cả ở những vùng ác liệt của chiến trường Miền Nam. Bài học kinh nghiệm ấy là một nhân tố giải quyết nạn mù chữ ở vùng mới giải phóng, nhiều vấn đề giáo dục trong những năm khủng hoảng kinh tế – xã hội....góp phần quan trọng vào những phát triển và tiến bộ của giáo dục - đào tạo những năm qua.Xã hội hoá công tác giáo dục trước hết là khơi dậy truyền thống và vận dụng những kinh nghiệm vận động quần chúng tham gia cùng làm giáo dục trong những điều kiện cụ thể, với những đối tượng cụ thể, tuỳ theo tính chất và yêu cầu của từng hoạt động của giáo dục và nhà trường. Chính vì vậy mà cuộc vận động này sẽ thấy bản chất giống nhau giữa các địa phương cùng làm xã hội hoá công tác giáo dục, nhưng về hình thức biểu hiện và mức độ tham gia lại rất đa dạng và có khác nhau. Có những hoạt động giáo dục mà các lực lượng tham gia chưa chủ động, thậm chí thụ động, đáp ứng yêu cầu, một đề nghị hay chấp hành một nghị quyết.... từ bên ngoài. Chẳng hạn như việc đóng góp các loại tiền( học phí, lệ phí....) nhân lực, vật lực, hay cho nhà trường mượn, sử dụng các cơ sở dịch vụ, tham gia dưới hình thức phục vụ....hay tham gia đóng góp ý kiến bàn bạc về một công việc, một vấn đề nào đó của nhà trường......ý thức của sự tham gia này thường là sự chấp nhận một yêu cầu, là sự nhất trí tuân theo và cũng có khi vì sức ép, đó không thật sự tự nguyện( do các quy định, do dư luận cộng đồng). ở mức độ cao hơn, là sự chủ động của các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục. Họ có thể đứng ra
tổ chức một hoạt động cho giáo dục với tư cách là người hợp tác với nhà trường, ví như đoàn thanh niên đứng ra tổ chức các hoạt động hè cho học sinh. Họ có thể tham gia với tư cách là người thực hiện một trách nhiệm được uỷ thác. Họ có thể tham gia với tư cách là người đề xuất các hoạt động, hơn thế nữa là người xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá....
Đó là sự tham gia cùng làm giáo dục một cách chủ động biểu hiện ở mức độ cao của tinh thần tự giác, tự nguyện cá nhân hay tổ chức tham gia cùng làm giáo dục một cách có ý thức rõ ràng có sự cân nhắc, lựa chọn một cách có hiểu biết về giáo dục, có tình cảm sâu sắc để gánh vác công việc với một ý thức trách nhiệm đầy đủ.
Xã hội hoá công tác giáo dục trước hết là tiến hành các hoạt động vận động để trước hết nâng cao ý thức của quần chúng từ chỗ còn thụ động đến mức độ ngày càng cao hơn của tính chủ động.
Một khi quần chúng có tình cảm, có ý thức tự nguyện, tự giác thì sự sáng tạo các hình thức tham gia cùng làm giáo dục sẽ là vô hạn. Nói “ dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” không chỉ nói về sức mạnh vật chất mà còn là sức mạnh của ý chí, của sự sáng tạo của quần chúng. Vì thế phải tránh mọi sự ép buộc thiếu tự nguyện – mệnh lệnh hay chưa dân chủ. Các cơ sở không thiếu những biện pháp, kinh nghiệm vận động quần chúng, vấn đề là các cấp quản lý và lãnh đạo quan tâm đến mức nào.
* Tuỳ theo độ chủ động nói trên của các lực lượng xã hội mà nảy sinh các mức độ khác nhau của sự tham gia, sự cộng tác, sự hợp tác của họ đối với giáo dục và nhà trường. “ sự tham gia” là khái niệm chung và rộng, nhưng mới ở mức độ góp phần của mình vào một hoạt động, một tổ chức chung nào đó, chưa thể hiện hết chiều sâu của việc “ cùng làm giáo dục”.
“Sự cộng tác” là cùng góp sức làm chung một công việc, nhưng có thể không thực hiện chung một trách nhiệm. Sự cộng tác đôi khi có tính chất nhất thời . Cần tiến tới “ sự hợp tác”.
Ba hình thức nói trên trong xã hội hoá công tác giáo dục có những khía cạnh, những mức độ khác nhau tuỳ trình độ tự nguyện, tự giác, tuỳ nhận thức về chức năng nhiệm vụ, tuỳ khả năng và điều kiện của các lực lượng xã hội và từng tính chất của từng hoạt động giáo dục. Người quản lý thường phải có ý thức về các mức độ hình thức đó để có những cơ chế phù hợp với sự tham gia, sự cộng tác hay sự hợp tác, trong quá trình điều hành. Đi vào cụ thể hơn, nhiều cơ sở đã dùng các kiểu làm như ký các cam kết...., nhằm cụ thể hoá các nội dung công việc tạo ra những “ cơ sở pháp lý” những ràng buộc trách nhiệm, nhưng vẫn có “phần mềm” là dựa trên cơ sở của ý thức, tinh thần, đạo đức, tình cảm của mỗi bên tham gia. Đây là kinh nghiệm thuộc cơ chế thực hiện xã hội hoá công...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status