Tiểu luận Xác định quan hệ cha, mẹ, con - Lý luận và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Nghệ An - pdf 13

Download Tiểu luận Xác định quan hệ cha, mẹ, con - Lý luận và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Nghệ An miễn phí



MỤC LỤC:
I: PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: .
1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: .
1.3. Cơ cấu của niên luận: .
II. PHẦN NỘI DUNG.
Chương 1: Những quy định của pháp luật về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con.
1.1. Một số khái niệm cơ bản: .
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền làm cha, mẹ: .
1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa của quan hệ cha, mẹ, con: .
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác định quan hệ cha, mẹ, con: .
1.2. Sơ lược sự phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con: .
1.3. Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật hiện hành: .
1.3.1. Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con: .
1.3.2. Nguyên tắc xác định quan hệ cha, mẹ, con: .
1.3.2.1. Xác định quan hệ cha, mẹ, con trong giá thú: .
1.3.2.2. Xác định quan hệ cha, mẹ, con ngoài giá thú: .
1.3.3. Người có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con: .
1.3.3.1. Xác định quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục tố tụng dân sự: .
1.3.3.2. Xác định quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính: .
1.3.2.3 Việc thu thập chứng cứ để xác định cha, mẹ cho con rất khó khăn vì những lý do sau: .
1.3.2.4. Để tiến hành việc thu thập chứng cứ được thuận lợi cũng như để giải quyết có hiệu quả việc xác định cha, mẹ cho con thì cần có những giải pháp phù hợp:
1.3.4. Thẩm quyền và trình tự thủ tục xác định quan hệ cha, mẹ, con: .
Chương 2: Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại Nghệ An, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện pháp luật: .
2.1.Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An: .
2.1.1. Sơ lược điều kiện kinh tế - xã hội tại địa bàn tỉnh Nghệ An: .
2.1.2. Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An: .
2.1.2.1. Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, theo thủ tục hành chính: .
2.1.2.2 Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, theo thủ tục tố tụng dân sự: .
2.1.2.3. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng nói trên xác định quan hệ cha ,mẹ, con nói trên: .
2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc về xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn tỉnh Nghệ An: .
2.3. Giải pháp kiến nghị nhằm giải quyết có hiệu quả các trường hợp xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật: .
III: PHẦN KẾT LUẬN: .
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37575/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ha để giám định AND. Nhưng mà vì giũa họ và người cha đó không cùng chung sống, yêu thương chăm sóc lẫn nhau nên việc đó không phù hợp với đạo lý, dẫn đến tình trạng khó khăn hay không thể thu thập được chứng cứ để xác định cha cho đứa trẻ đó.
Một nguyên nhân nữa làm cho việc thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn đó là chi phí giám định gien quá cao, nên đương sự không có khả năng hay là không đủ khả năng để giám định gien. Ở nước ta chi phí cho một lần giám định gien cò quá cao, đặc biệt là với những người có cuộc sống khó khăn, những người ở vùng dân tộc xa xôi thì vẫn còn rất nhiều khó khăn.
1.3.2.4. Để tiến hành việc thu thập chứng cứ được thuận lợi cũng như để giải quyết có hiệu quả việc xác định cha, mẹ cho con thì cần có những giải pháp phù hợp:
Cần dự liệu hệ thống chứng cứ. Chứng cứ là một công cụ rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ án không chỉ về hình sự, dân sự mà trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nó cũng đóng vai trò quan trọng, vấn đề về xác định quan hệ cha, mẹ, con thì cần dự liệu những hệ thống chứng cứ phù hợp
Cần có chế tài trong trường hợp đương sự cố tình làm sai sự thật hay từ chối giám định gien. Vấn đề giải quyết các tranh chấp về xác định cha, mẹ, con còn nhiều vướng mắc và phức tạp, trong trường hợp này đương sự có thể lợi dụng để cố tình làm sai sự thật hay chống lại cơ quan chức năng như từ chối không chịu giám định gien.Vì thế chúng ta cần quy định những chế tài cụ thể và chặt chẽ hơn để đương sự dễ dàng hợp tác với cơ quan không gây khó khăn trong viẹc giải quyết các tranh chấp.
Cần quy định cụ thể về việc nộp lệ phí giám định gien phù hợp. Hiện nay tình hình y học của Việt Nam đã có sự phát triển so với nền y học của các nước trên thế giới, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được những yêu cầu của người dân trong nhiều lĩnh vực. Trong vấn đề giám định gien hiện nay của Việt Nam thì chi phí cho hoạt động này còn quá cao so với mức sống của người dân dẫn đến tình trạng người dân không đủ khả năng để thực hiện khi có yêu cầu của pháp luật hay trong trường hợp cần thiết. Chi phí cho một lần giấm định gien có thể lên tới hàng chục triệu đồng, là mức quá cao so với những người có nguồn thu nhập không ổn định trong xã hội. Từ thực tế đó cho thấy rằng cần có biện pháp thích hợp hơn để giảm đi phần nào chi phí giám định gien phù hợp với khả năng của người dân, khi có yêu cầu hay trong trường hợp cần thiết thì mọi người sẽ sẵn sàng đi giám định gien mà không làm cản trở đến việc giải quyết của cơ quan chức năng.
Vấn đề xác định cha, mẹ, con (kể cả con trong giá thú hay con ngoài giá thú ) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thân phận của mỗi cá nhân trong xã hội. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con được xác thực liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ này, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên khác trong gia đình. Quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con là cơ sở giải quyết các tranh chấp đối với loại án kiện xác định cha, mẹ, con trong thực tế; liên quan đến việc giải quyết ổn thỏa, chính xác các tranh chấp về nuôi dưỡng, thừa kế, bồi thường thiệt hại, …. theo quy định của pháp luật.
1.3.3. Người có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con
1.3.3.1. Người có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con theo thủ tục tố tụng dân sự:
Theo quy định tại Điều 65, Điều 66 LHN&GĐ 2000:
Điều 65. Quyền nhận cha, mẹ:
1. Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên xin nhận cha, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha.
Điều 66. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hay xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự
1. Mẹ, cha hay người giám hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hay đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hay xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
2. Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hay xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
3. Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hay đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hay xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự:
a) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
b) Hội liên hiệp phụ nữ.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hay xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, người có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con bao gồm các chủ thể sau:
Người đã thành niên
Mẹ, cha, người giám hộ của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự nhận cha, mẹ hay của cha, mẹ nhận con.
Viện kiểm sát
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Hội liên hiệp phụ nữ.
Cá nhân, cơ quan tổ chức khác.
Luật HN&GĐ năm 1959 là đạo luật đầu tiên của nhà nước ta điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi. Trong Luật này, vấn đề nuôi con nuôi mới chỉ được quy định rất sơ sài bởi một điều luật (Điều 24). Theo quy định của điều luật này thì “việc nhận nuôi con nuôi phải được Ủy ban hành chính cơ sở mơi trú quán của người nuôi hay của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 1959 không có quy định gì về các điều kiện của việc nuôi con nuôi.
Luật HN&GĐ năm 1986 quy định về nuôi con nuôi trong một chương riêng, với quy định về tuổi của người được nhận làm con nuôi, ý chí của các bên và “việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 đều quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch thì mới có giá trị pháp lý.
Với các quy định tại Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 như trên đã dẫn đến cách hiểu là việc nuôi con nuôi chỉ cần cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch mà không bắt buộc phải đăng ký việc nuôi con nuôi như quy định tại Điều 72 Luật HN&GĐ năm 2000. Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tui thì cách hiểu như vậy là chưa đúng với bản chất của việc đăng ký hộ tịch. Theo các văn bản pháp luật về đăng ký hộ tịch thì có thể hiểu đăng ký hộ tịch bao gồm hai việc gắn liền với nhau: đó là công nhận các sự kiện hộ tịch (hay còn gọi là xác nhận các sự k...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status