Tiểu luận Đổi mới thiết chế Chủ tịch nước và Chính phủ ở Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận Đổi mới thiết chế Chủ tịch nước và Chính phủ ở Việt Nam hiện nay miễn phí



Trước công cuộc đổi mới, Chính phủ được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo kết hợp với trách nhiệm cá nhân nhưng xu thế nghiêng về tập thể lãnh đạo, trách nhiệm cá nhân không thể hiện rõ. Trải qua thời gian thực hiện, nguyên tắc này đã bộc lộ rõ một số điểm hạn chế mà ảnh hưởng của nó vẫn còn khá đậm nét cho đến nay, dẫn đến “hiện tượng cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới không tuân thủ hay thực hiện không đúng với nội dung quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên còn diễn ra khá phổ biến. Nhiều quyết định của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ không được thực hiện nghiêm chỉnh”3. Để chấm dứt tình trạng này và để nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ nói riêng, của bộ máy hành chính nhà nước nói chung, chúng tôi ủng hộ ý kiến cho rằng, Hiến pháp nên thiết lập lại nguyên tắc tập trung quyền hành pháp vào tay một người hay nguyên tắc thủ trưởng chế trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ, tương tự như cách tổ chức bộ máy Nhà nước ta theo Hiến pháp năm 1946 và tương tự như thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước của nhiều nước trên thế giới hiện nay.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37555/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LLNN - 2011.02 - Đổi mới thiết chế Chủ tịch nước và Chính phủ ở Việt Nam hiện nay
1. Thiết chế Chủ tịch nước
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, ở nước ta, thiết chế Chủ tịch nước là cá nhân được xác lập trở lại để thay thế cho thiết chế Chủ tịch nước là tập thể. Đây là cải cách tất yếu và cần có để bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phù hợp với điều kiện của đất nước và xu thế của thời đại. Bởi vì, ở phần lớn các quốc gia đương đại, bộ máy nhà nước thường có một nhân vật trung tâm của quyền lực nhà nước, có ảnh hưởng tới Nhà nước lớn đến mức, hễ nói đến Nhà nước đó thì người ta nhắc ngay đến nhân vật này. Chẳng hạn, nói đến nước Mỹ, nước Pháp, nước Nga... là người ta nhắc ngay đến Tổng thống, nói đến các nước Anh, Nhật, Đức, Italia... là người ta nhắc ngay đến Thủ tướng. Người này là linh hồn, là trung tâm quyết sách của Chính phủ, có quyền lựa chọn nhân sự và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ. Chúng tui cho rằng, theo tập tục và truyền thống phương Đông thì ở nước ta hiện nay, người này nên là Chủ tịch nước. Chúng ta đề cao vai trò của quần chúng nhân dân nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của cá nhân trong lịch sử. Thực tế đã chứng minh, nếu nguyên thủ quốc gia là một người tài đức và có thực quyền trong lĩnh vực hành pháp thì có thể dẫn dắt quốc gia vững bước trên con đường phát triển. Bác Hồ của chúng ta là một trong những ví dụ điển hình.
Tuy nhiên, theo quy định của Hiến pháp hiện hành, Chủ tịch nước chỉ đứng đầu Nhà nước mà không phải là thành viên của Chính phủ nên quyền lực của Chủ tịch nước trong lĩnh vực hành pháp còn khá khiêm tốn. Vì thế, Hiến pháp hiện hành nên được sửa đổi theo hướng tăng thêm hơn nữa quyền lực cho Chủ tịch nước trong lĩnh vực hành pháp, nhất là những vấn đề liên quan tới nhân sự và chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ. Khi sửa đổi Hiến pháp hiện hành, chúng ta nên kế thừa quy định về vị trí và quyền lực của Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp năm 1946, đó là: Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, thay mặt chính thức cho Nhà nước trong các quan hệ đối nội, đối ngoại, đồng thời là Chủ tọa Hội đồng Bộ trưởng, người trực tiếp chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ.
Hiện nay, ở nước ta, Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ. Song, theo chúng tôi, Hiến pháp nên quy định cho Chủ tịch nước có quyền đề cử và với sự phê chuẩn của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là thành viên của Chính phủ và có tác động trực tiếp đến bộ máy hành pháp. Chủ tịch nước sẽ chủ trì việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Chính phủ và phải là trung tâm quyết sách của Chính phủ. Nếu quy định như vậy, thì vai trò, vị trí và quyền lực của Chủ tịch nước sẽ tương tự như quyền lực của Chủ tịch nước được quy định trong Hiến pháp năm 1946 hay tương tự như quyền lực của Tổng thống trong các nước có chính thể cộng hoà hỗn hợp hiện nay. Muốn quyền lực của Chủ tịch nước được tăng cường theo hướng này thì quy định về cách thức hình thành chức vụ Chủ tịch nước phải được thay đổi theo hướng Chủ tịch nước là do nhân dân trực tiếp bầu ra. Như thế, quyền lực của Chủ tịch nước nhận được từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho nên có thể độc lập với Quốc hội ở một mức độ nhất định.
Với điều kiện Đảng lãnh đạo như ở nước ta hiện nay, nên chăng có thể quay lại thực tế lịch sử của đất nước trước đây (và cũng giống với quy định của Trung Quốc hiện nay) là Nguyên thủ quốc gia sẽ đồng thời là Tổng Bí thư hay Chủ tịch Đảng. Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa là Chủ tịch nước, vừa là Chủ tịch Đảng.
Trong xu thế hiện nay và nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền, sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước cần rạch ròi hơn, sự giám sát và kiểm soát quyền lực nhà nước cũng cần được tăng cường. Thiết nghĩ, Hiến pháp nên quy định cho Chủ tịch nước quyền yêu cầu Quốc hội thảo luận lại hay xem xét lại một dự luật mà Quốc hội đã thông qua trong một thời gian nhất định và quyền này không thể bị từ chối. Nếu ở lần thảo luận lại này mà Quốc hội vẫn thông qua với ít nhất là 2/3 số phiếu tán thành thì Chủ tịch nước phải công bố. Quy định như vậy sẽ vừa làm tăng trách nhiệm, sự cẩn trọng của Quốc hội trong việc làm luật, vừa làm cho quy trình làm luật cẩn thận, kỹ càng và chắc chắn hơn, qua đó vừa nâng cao sự ổn định của luật, vừa tăng cường được ảnh hưởng, sự quan tâm và trách nhiệm của Chủ tịch nước với việc làm luật của Quốc hội và đảm bảo sự giám sát lẫn nhau trong hoạt động giữa các cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, Hiến pháp cũng nên quy định rõ: Chủ tịch nước đảm nhiệm chức vụ không quá hai nhiệm kỳ, bởi vì, khả năng của con người không phải vô hạn. Thiết nghĩ, trong hai nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước và Chính phủ như vậy, khả năng, tâm trí và sức lực của Chủ tịch nước đã được huy động đến mức tối đa, tài năng đã được bộc lộ hết. Vì vậy, chức vụ này phải được trao cho người khác để vừa có thể huy động được nhiều nhân tài phục vụ cho đất nước, vừa có thể tránh được tình trạng chuyên quyền, trì trệ khi quyền lực nằm quá lâu trong tay một người, có thể mang lại sự đổi mới trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và bước phát triển mới cho đất nước.
2. Thiết chế Chính phủ
J.J. Rousseau quan niệm: “Chính phủ là một cơ thể trung gian giữa các thần dân với cơ quan quyền lực tối cao, để hai bên tương ứng với nhau, thi hành các luật, giữ gìn quyền tự do dân sự cũng như tự do chính trị”1. Quan niệm này của Rousseau đã chỉ rõ vị trí, tính chất của Chính phủ là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện luật và bảo vệ các quyền tự do của công dân. Bên cạnh đó, Hiến pháp của đa số các nước hiện nay đều xác định Chính phủ là cơ quan hành pháp hay cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của quốc gia, có chức năng quản lý các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống. Điều này cũng được thể hiện rõ trong Hiến pháp của nước ta: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 109 Hiến pháp năm 1992).
Việc Hiến pháp quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là hợp lý. “Quy định rất quan trọng này của Hiến pháp năm 1992, một mặt tuân thủ yêu cầu của nguyên...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status