Tiểu luận Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai - pdf 13

Download Tiểu luận Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai miễn phí



Có lẽ không có quốc gia nào có bộ luật về quản lý đất đai đồ sộ và phức tạp như ở Việt Nam, nhưng khái quát về thực trạng pháp luật về đất đai của nước ta có thể diễn nôm rằng: “xác lập quyền rất khó, sử dụng và chuyển dịch quyền cũng khó nhưng tước bỏ quyền thì rất dễ”.
Nếu lấy mục tiêu của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật như thể hiện trong Nghị quyết 48 –NQ/TW của Bộ chính trị năm ban hành năm 2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam từ 2005 đến 2010, tầm nhìn 2020” là thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường và bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân để làm căn cứ đánh giá, thì có thể thấy rằng các quy định pháp luật về đất đai hiện nay đang tiếp tục là các “rào cản”.
Có lẽ không có quốc gia nào có bộ luật về quản lý đất đai đồ sộ và phức tạp như ở Việt Nam, bao gồm Luật Đất đai 2003 và hơn 400 văn bản hướng dẫn sau đó được ban hành cho tới nay. Vấn đề ở chỗ đó không phải là tất cả pháp luật cần có về đất đai (để điều chỉnh nó như là một loại tài nguyên, đối tượng sở hữu và tài sản theo BLDS) mà chủ yếu là các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước hay quản lý hành chính về đất đai, tức về thực chất xoay quanh bảo vệ các quyền và lợi ích của nhà nước với tư cách là “người thay mặt chủ sở hữu (toàn dân) về đất đai”.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37519/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN VÀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI
Posted on 26/10/2010 by Civillawinfor
LS. NGUYỄN TIẾN LẬP
Trong suốt thời gian qua, bất chấp mọi cố gắng của các nhà làm luật, các vấn đề cơ bản liên quan đến sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước vẫn chưa được giải quyết. Vấn đề sở hữu vốn thuộc một trong những phạm trù “cổ điển” của khoa học pháp lý và phạm trù “sơ đẳng” của một hệ thống pháp luật. Do đó, hầu như không có khó khăn gì để minh định nó. Nguyên nhân có thể có nhiều, nhưng theo chúng tôi, phần quan trọng nằm ở các “rào cản” mà các nhà làm luật chưa thể vượt qua cả về tâm lý chính trị và nhận thức chính trị.
Ở khía cạnh pháp lý, “sở hữu” luôn luôn là vấn đề nền tảng của cả pháp luật kinh tế lẫn pháp luật dân sự. Hơn một nửa thế kỷ qua, việc xây dựng pháp luật ở nước ta đều đã xoay quanh khái niệm này, và trên thực tế đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản và nổi bật. Đó là thông qua các Hiến pháp từ 1946, 1959, 1980 và 1992 và các đạo luật đơn lẻ khác, đặc biệt là Bộ luật Dân sự năm 1995 như một đỉnh cao, sau đó sửa đổi năm 2005,  Nhà nước ta đã khẳng định và sáng tạo ra các chế định liên quan đến chế độ và hình thức sở hữu, địa vị pháp lý của chủ sở hữu, các chế định kề cận v.v.. Tuy nhiên, có một thực tế là cho tới hiện nay, vẫn tồn tại hai cách tiếp cận với vấn đề sở hữu  khác nhau, thậm chí chồng chéo và lẫn lộn. Đó là tiếp cận chính trị và tiếp cận pháp lý. Nhấn mạnh cách “tiếp cận chính trị”, chúng ta luôn luôn tìm cách phân định và phân biệt giữa chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa (với nền tảng là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa (mà nòng cốt là sở hữu tư nhân).  Trong khi đó, cách tiếp cận pháp lý đòi hỏi phải xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của các chủ sở hữu và các đối tượng liên quan trong các giao dịch liên quan đến sở hữu theo  “hình thức sở hữu”, vốn đa dạng, phong phú và đậm màu sắc thực tiễn hơn “chế độ sở hữu”. Cụ thể, Hiến pháp 1992 quy định ba chế độ sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Đồng thời, Hiến pháp cũng xác định các đối tượng quan trọng thuộc sở hữu toàn dân, trong đó bao gồm đất đai và “phần vốn và tài sản Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp …”. Đến năm 2003, trong hai đạo luật quan trọng được Quốc hội thông qua là Luật Đất đai và Luật Doanh nghiệp nhà nước lại có hai quy định khác nhau liên quan đến hai đối tượng thuộc sở hữu toàn dân. Trong khi Luật Đất đai vẫn khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân còn Nhà nước là “ thay mặt chủ sử hữu toàn dân”, thì Luật Doanh nghiệp nhà nước lại định nghĩa rằng “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ…”.
Trong suốt thời gian qua mặc dù mọi cố gắng của các nhà làm luật, các vấn đề cơ bản liên quan đến sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước vẫn chưa được giải quyết. Tại sao vậy? Và vấn đề nằm ở đâu? Có thể khẳng định rằng lý do không tại năng lực chuyên môn của các nhà làm luật. Vấn đề sở hữu vốn thuộc một trong những phạm trù “cổ điển” của khoa học pháp lý và phạm trù “sơ đẳng” của một hệ thống pháp luật. Do đó, hầu như không có khó khăn gì để minh định nó. Nguyên nhân có thể có nhiều, nhưng theo chúng tôi, phần quan trọng nằm ở các “rào cản” mà các nhà làm luật chưa thể vượt qua cả về tâm lý chính trị và nhận thức chính trị. Về tâm lý chính trị, phải chăng đó là sự e ngại và né tránh để đối diện và cắt nghĩa về lý luận sự thay đổi có tính bước ngoặt của các chế định có tính nguyên tắc của Hiến pháp 1980 (trong đó khẳng định vị trí độc tôn của sở hữu xã hội chủ nghĩa với hai chế độ sở hữu là “toàn dân” và “tập thể”) thông qua ban hành Hiến pháp 1992 (với sự khẳng định cùng tồn tại của sở hữu tư nhân và nền kinh tế đa thành phần)? Về nhận thức chính trị, phải chăng vẫn tồn tại định kiến xưa cũ rằng chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể được bảo đảm và xây dựng trên nền tảng của hay chế độ sở hữu toàn dân, hay hình thức sở hữu nhà nước ? Ngoài ra, về mặt lý luận, dường như chúng ta vẫn để mặc nhiên tồn tại quan niệm mang tính giáo điều về phạm trù “sở hữu toàn dân” (cho đây là điều có tính tất yếu khách quan trong một xã hội xã hội chủ nghĩa), ở một cực này, và đơn giản hay tầm thường hoá nó bằng khái niệm “sở hữu nhà nước”, ở một cực khác, mà không có sự đào sâu để làm cho minh bạch.
I/ Về chế độ sở hữu toàn dân
Khái niệm sở hữu toàn dân là một sản phẩm của quá khứ. Trên công luận và trong một số công trình nghiên cứu thời gian qua, những vấn đề có tính nghi ngờ hay phê phán đã được mạnh dạn nêu ra theo hướng (i) có tồn tại thật không chế định này về mặt pháp lý, (ii) thực chất sở hữu toàn dân chỉ là cái “áo chính trị” của sở hữu nhà nước, và (iii) từ sự không rõ ràng của khái niệm và chế định này đã “đẻ” ra nhiều hệ quả và hậu quả khó giải quyết. Sự không rõ ràng này là có thật và được minh chứng bới các mâu thuẫn và không nhất quán trong các quy định của Hiến pháp với Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật Đất đai v.v.. Đi sâu về mặt học thuật, có nhiều vấn đề cần bàn luận, thậm chí tranh cãi, về các khái niệm này. Chẳng hạn: Nói đến “sở hữu toàn dân” đương nhiên có thể hiểu đó là quyền sở hữu chung của ít nhất tất cả mọi công dân đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này, về mặt pháp lý, đòi hỏi phải tạo ra một cơ chế để tất cả mọi người dân (tức các đồng sở hữu chủ) đều có quyền tham gia “định đoạt” và “hưởng lợi” từ quyền sở hữu này. Tuy nhiên, dân số vốn là một đại lượng có tính biến động, (chẳng hạn thông qua sự sống, chết và dịch chuyển), do đó, về mặt khách quan sẽ không bao giờ xác định được những ai cuối cùng đã, đang và sẽ là đồng chủ sở hữu. Để đơn giản hoá, sẽ có thể có cách lý giải (mặc dù khiên cưỡng) rằng, Quốc hội chính là chủ thể của sở hữu toàn dân vì là “cơ quan thay mặt cao nhất”. Tuy nhiên, Quốc hội chỉ do các công dân từ 18 tuổi trở lên và những người không bị tước quyền công dân bầu ra chứ không phải toàn dân; hơn nữa, về thực chất, bầu cử là hành vi thực hiện các quyền chính trị (để cấu tạo ra bộ máy nhà nước) chứ không phải hành vi uỷ quyền dân sự trong quan hệ sở hữu. Ở đây, chúng tui muốn nói tới tính vô lý về pháp luật và vô nghĩa về mặt thực tế của khái niệm sở hữu toàn dân. Mặc dù trong thời gian qua, khi cổ phần hoá các xí nghiệp quốc doanh ở Liên Xô và các nước vốn thuộc khối Đông Âu (cũ), để thể hiện thái độ nghiêm túc với chế độ sở hữu toàn dân, người ta đã chia cổ phần của các xí nghiệp này cho mọi người dân, chứ không chỉ “bán một ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status