Đề tài Pháp luật về nhượng quyền thương mại - pdf 13

Download Đề tài Pháp luật về nhượng quyền thương mại miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài 1
3. Phương pháp nghiên cứu 1
4. Cơ cấu của niên luận 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 3
1. Khái niệm 3
1.1. Một số khái niệm trên thế giới 3
1.2. Theo pháp luật Việt Nam 4
2. Đặc điểm 5
3. Bản chất 7
4. Ý nghĩa của hoạt động nhượng quyền thương mại(NQTM) 8
4.1. Đối với bên nhượng quyền 8
4.2. Đối với bên nhận quyền 9
5. Phân biệt nhượng quyền thương mại và các hình thức kinh doanh khác 11
5.1. NQTM và lisence đối tượng sở hữu trí tuệ 11
5.2. NQTM và chuyển giao công nghệ 12
5.3. NQTM và đại lý thương mại 13
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG. 15
1. Những quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại 15
1.1. Quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại trong Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn 16
1.2. Quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại trong các văn bản khác 24
2. Thực tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới và Việt Nam 25
2.1. Trên thế giới 25
2.2. Tại Việt Nam 27
3. Đánh giá chung về các quy định pháp luật 30
3.1.Về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại 30
3.2 Vấn đề xây dựng, cung cấp bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại 31
3.3. Những quy định đối kháng, giữa các văn bản liên quan 33
4. Một số kiến nghị 34
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37460/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ghê từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Như vậy giữa NQTM và chuyển giao công nghệ có đặc điểm chung chính là ở nội dung chuyển giao quy trình kỹ thuật và bí quyết kinh doanh, vì thế giữa hai cách này nhiều khi vẫn có sự nhầm lẫn, Tuy nhiên đây là hai hình thức kinh doanh khác nhau về bản chất, trong chuyển giao công nghệ, bên có quyển chuyển giao có thể chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng công nghệ, nhưng trong hợp đồng NQTM, đối tượng chuyển giao chỉ có thể là quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ. Mặt khác, khi tham gia quan hệ chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao chỉ nhằm mục đích ứng dụng nó vào quá trình sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; còn mục đích tham gia quan hệ nhượng quyền của bên nhận quyền là việc tìm kiếm lợi nhuận bằng cách khai thác giá trị thương hiệu đã thành công của bên nhượng quyền.
Sau khi được chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao có thể sử dụng theo bất kỳ tên thương mại, kiểu dáng, thương hiệu nào mà họ muốn. Ngược lại, bên nhận quyền chỉ được sử dụng công nghệ mà mình nhận được để sản xuất hàng hoá và cung ứng các loại dịch vụ có cùng chất lượng, hình thức, dưới nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại của bên nhượng quyền.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa các chủ thể trong hai hình thức kinh doanh này cũng khác nhau. Nếu như trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, giữa các bên không có quan hệ gì sau khi công nghệ được chuyển giao thì ngược lại, quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng NQTM rất chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau.
5.3. NQTM và dại lý thương mại
Đại lý thương mại là hoạt đông thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá, hay cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý để hưởng thù lao.
Về hình thức, NQTM và đại lý thương mại đều là việc cùng phân phối hàng hoá, dịch vụ trên thương hiệu doanh nghiệp khác, tuy nhiên về bản chất thì NQTM và đại lý thương mại tương đối khác nhau:
Thứ nhất, bên nhận quyền trong quan hệ NQTM là một pháp nhân độc lập, tiến hành phân phối hàng hoá, dịch vụ cho chính mìnhvà tự hạch toán tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình. Còn bên nhận đại lý trong đại lý thương mại chỉ là thay mặt của doanh nghiệp trong việc phân phối, cung ứng dịch vụ theo mức giá quy định của doanh nghiệp đó, bên nhận đại lý sẽ nhận được khoản hoa hồng từ phía doanh nghiệp tính trên doanh số bán được của đại lý đó
Thứ hai, trong quan hệ đại lý thương mại bên nhận đại lý không phải trả khoản phí nào cho doanh nghiệp khi trở thành đại lý của doanh nghiệp, không chỉ vậy, trong suốt quá trình kinh doanh, bên nhận đại lý còn được hưởng thù lao do bên giao đại lý trả (gọi là hoa hồng) cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngược lại, bên nhận quyền trong NQTM muốn than gia vào mạng lưới nhượng quyền phải trả cho bên nhượng quyền khoản phí ban đầu để mua "quyền thương mại", đồng thời trong suốt qúa trình kinh doanh, bên nhận quyền còn phải đóng các khoản phí hàng tháng để tiếp tục duy trì sử dụng các đối tượng .
Một điểm phân biệt khá quan trọng giữa NQTM và đại lý thương mại chính là cách bài trí cửa hàng. Đối với các cửa hàng nhượng quyền bên nhận quyền bắt buộc phải bố trí thiết kế cửa hàng theo đúng quy định của bên nhượng quyền. Nhưng với các cửa hàng đại lý, bên nhận đại lý được toàn quyền quyết định việc bài trí cửa hàng, không chịu bất kỳ sức ép nào từ bên giao đại lý.
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.
1. Những quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại. Quan hệ nhượng quyền thương mại rất phức tạp, phụ thuộc vào đối tượng “ quyền thương mại” được chuyển giao đến mức độ như thế nào mà mỗi hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có những đặc trưng riêng và đặt ra những yêu cầu riêng cho việc áp dụng pháp luật. Vì vậy pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại cũng rất đa dạng và phong phú.
Trong những năm 90, khái niệm franchise gần như xa lạ, chưa được luật hóa. Năm 1998, lần đầu tiên thông tư 1254/BKHCN/1998 hướng dẫn Nghị định 45/CP/1998 về chuyển giao công nghệ, tại mục 4.1.1, có nhắc đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng Anh gọi là franchise...”.
Tháng 02/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ, trong đó có nhắc đến việc cấp phép đặc quyền kinh doanh cũng được xem là chuyển giao công nghệ, do đó chịu sự điều chỉnh của nghị định này. Tiếp đến, tại Điều 755 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định rằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượng chuyển giao công nghệ.
Kể từ năm 2006, franchise chính thức được luật hoá và công nhận. Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2006) đã dành nguyên Mục 8 Chương VI để quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, đến ngày 25/5/2006 thì Bộ Thương mại ban hành Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây chính là những căn cứ pháp lý cơ bản nhất, tương đối đầy đủ để điều chỉnh và tạo điều kiện cho franchise phát triển tại Việt Nam.
Năm 2004, Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn hơn 65 hệ thống franchise hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thế hiện nay, khi franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động franchise sẽ phát triển như vũ bão.
1.1. Quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại trong Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn
- Trong Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thì điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng quyền thương mại và vấn đề nhượng quyền thương mại được ghi nhận từ Điều 284 đến Điều 291 trong Luật thương mại. Luật Thương mại mới chỉ đề cập những vấn đề chung nhất về nhượng quyền thương mại, đó là các quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền và thương nhân nhận quyền; nhượng quyền lại cho bên thứ 3; đăng ký nhượng quyền thương mại.
Khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại thì tại điều 286 và điều 287 có quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền như sau:
*“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:
1. Nhận tiền nhượng quyền;
2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
3. Kiểm tra định kỳ hay đột xuất hoạt động của bên nh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status