Tiểu luận Quốc hội - Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - pdf 13

Download Tiểu luận Quốc hội - Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam miễn phí



Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, thông qua luật và sửa đổi luật. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, quy định các vấn đề quan trọng nhất về quyền lực Nhà nước và cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá - xã hội, về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, về quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Hiến pháp và Luật thể hiện đường lối cơ bản và những chủ trương lớn của Đảng đã được Nhà nước thể chế hoá và có hiệu lực thi hành trên toàn lãnh thổ nước ta. Luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao sau Hiến pháp. Chỉ có Quốc hội mới có quyền đưa ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất. Các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước khác ban hành không được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp và luật. Điều này đã được quy định tại điều 83 và điều 84 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
Quốc hội còn có quyền quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Đây là một điểm mới mà Hiến pháp 1980 chưa quy định. Hiến pháp 1992 đã bổ sung quyền này tại khoản 1 điều 84 nhằm bảo đảm cho hoạt động của Quốc hội có hiệu quả hơn.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37479/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ðại biểu Quốc hội được cử tri bầu ra tại các đơn vị bầu cử, chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Quốc hội có 3 chức năng chính: chức năng lập pháp; chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Vì thế, trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
I/ Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân (cơ quan thay mặt dân cử cao nhất)
Về mặt chính trị, quyền lực nhà nước ở Việt Nam là ý chí thống nhất của nhân dân lao động được thực hiện thông qua nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Về mặt pháp lý, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân cả nước bầu ra thông qua phổ thông đầu phiếu, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Trên thực tế, Quốc hội của nước ta ngay từ khi ra đời đến nay luôn luôn được tổ chức theo cơ cấu thống nhất, không phân chia thành hai viện, và tất cả các đại biểu Quốc hội đều do nhân dân trực tiếp bầu ra để thay mặt nhân dân nắm giữ quyền lực nhà nước. Điều đó nói lên rằng, Quốc hội của nước ta là cơ quan thay mặt cho toàn thể nhân dân thống nhất.
Tính thay mặt cao nhất của Quốc hội nước ta thể hiện trên các yếu tố: cách thức thành lập Quốc hội, Quốc hội có cơ cấu thành phần đại biểu thay mặt rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân; Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình dựa vào sự tín nhiệm của nhân dân, do nhân dân uỷ quyền và Quốc hội chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Về cách thức thành lập
Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo 4 nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Để đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc này, hàng loạt biện pháp đã được quy định trong Hiến pháp và trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.
Ví dụ điều 54 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”.
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định:
“Điều 40:
Mỗi cử tri chỉ có quyền bỏ một phiến bầu.
Cử tri phải tự mình đi bầu, không được nhờ người khác bầu thay, không được bầu bằng cách gửi thư, trừ những trường hợp nói tại Điều 41 của Luật này.
Điều 41:
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự tay mình bỏ phiếu. Nếu vì tàn tật không tự bỏ phiếu được, thì cử tri có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được, có thể đề nghị Tổ bầu cử mang hòm phiếu và phiếu bầu đến nơi ở để bỏ phiếu. Trong trường hợp này, Tổ bầu cử có thể tổ chức hòm phiếu phụ mang đến nơi ở của cử tri để tiếp nhận phiếu bầu.
Điều 42:
Lúc cử tri viết phiếu, không ai được đến xem, kể cả nhân viên Tổ bầu cử.
Nếu viết hỏng cử tri có quyền đề nghị Tổ bầu cử đổi cho phiếu bầu khác.”.
Như vậy, cử tri cả nước (tức là những công dân Việt Nam ) bầu ra những đại biểu Quốc hội thật sự ưu tú để nhân dân ủy quyền, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước của nhân nhân thông qua con đường Nhà nước.Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu nào tỏ ra không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân có thể bị cử tri bãi nhiệm, miễn nhiệm.
Về cơ cấu, thành phần đại biểu
Quốc hội do toàn dân bầu ra có cơ cấu thành phần phản ánh sự đoàn kết rộng rãi các giai cấp, tầng lớp, dân tộc. Hồ Chủ tịch đã nêu rõ: “Các đại biểu trong Quốc hội này không phải thay mặt cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam”; “Quốc hội là tiêu biểu cho ý chí thống nhất của dân tộc ta, một ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi”. Quốc hội  là nơi quy tụ bộ phận tinh hoa của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc anh em đang sống trên mọi vùng lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam . Quốc hội thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Ví dụ trong danh sách trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XII. Trong số 876 ứng cử viên, cử tri đã lựa chon được 493 người trở thành đại biểu Quốc hội, trong đó có 153 Đại biểu do Trung ương giới thiệu. Đại biểu Quốc hội cao tuổi nhất đã 80 tuổi, Đại biểu ít tuổi nhất là 24 tuổi. Trong tổng số các đại biểu Quốc hội, có 245 Đại biểu lần đầu tham gia Quốc hội, 138 người tái cử và 1 người ứng cử. Có 164 Đại biểu có trình độ trên đại học (chiếm 33,27%), 309 Đại biểu có trình độ đại học (chiếm 62,68%). Đại biểu là dân tộc thiểu số có 87 người, Đại biểu là phụ nữ có 127 người, ngoài Đảng 43 người, trẻ tuổi 68 người. Dựa vào danh sách này ta có thể thấy được sự tập trung dân chủ, tập trung trí tuệ của nhân dân cả nước trong cơ cấu, thành phần Đại biểu Quốc hội.
Về thẩm quyền
Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn to lớn trong việc thiết lập trật tự chính trị, pháp lý trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở nước ta Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia và những vấn đề trọng đại khác của đất nước. Mọi quyết định của Quốc hội đều bắt nguồn từ ý chí nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân và đều nhằm phục vụ cho lợi ích chung của toàn dân tộc.
Trong kỳ họp Quốc hội, Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn về các vấn đề của đất nước. Điều 98 Hiến pháp 1992 quy định:
“Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hay tại kỳ họp sau của Quốc hội hay cho trả lời bằng văn bản.
Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Người phụ trách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.”.
Quốc hội chịu trách nhiệm trước nhân dân
Tính
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status