Bình luận quy định về thỏa thuận trọng tài trong Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 - pdf 13

Download Tiểu luận miễn phí
Lời mở đầu
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và nền kinh tế nước ta đã chuyển sang mô hình phát triển theo cơ chế thị trường, các tranh chấp kinh tế ngày càng đa dạng và phức tạp. Vậy, khi phát sinh tranh chấp thì doanh nghiệp cần tìm đến tổ chức nào để giải quyết một cách có hiệu quả, nhanh gọn, tránh những tổn thất quá lớn cho doanh nghiệp? Một giải pháp ưu việt đó chính là giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Đây là một tổ chức phi chính phủ, chỉ nhận giải quyết tranh chấp khi các bên có thỏa thuận về việc chọn trọng tài thương mại là cách giải quyết tranh chấp. Pháp luật đã quy định chi tiết về vấn đề này trong Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, tuy nhiên thực tiễn 7 năm thi hành Pháp lệnh đặt ra nhiều vấn đề cần bàn luận đặc biệt là quy định về “thỏa thuận trọng tài”. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu này sẽ làm rõ một số vấn đề về những quy định về thỏa thuận trọng tài trong Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, những hạn chế và hướng khắc phục.
Nội dung
I. Khái niệm trọng tài thương mại và thỏa thuận trọng tài.
Trọng tài thương mại là cách giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 quy định.
“Hoạt động thương mại” được hiểu là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li – xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.
Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hay đã phát sinh trong hoạt động thương mại.
Có hai loại trọng tài là trọng tài vụ việc (ad – hoc) và trọng tài thường trực. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai mô hình này là ở chỗ, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và sẽ tự giải thể khi tranh chấp được giải quyết xong. Trong khi đó, trọng tài thường trực – như chính tên gọi của nó – tồn tại có tính chất ổn định, có trọng tài viên riêng, có điều lệ và quy tắc tố tụng riêng. Trọng tài thường trực là một thực thể pháp lý độc lập với đầy đủ các dấu hiệu của một pháp nhân, trong đó dấu hiệu quan trọng nhất là có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Việc lựa chọn hình thức trọng tài nào để giải quyết tranh chấp hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên. Tuy nhiên, dù là trọng tài thường trực hay trọng tài vụ việc thì đều không phải là cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, do vậy trong hoạt động xét xử, trọng tài không được sử dụng quyền lực công như tòa án. Chính vì hoạt động xét xử của trọng tài không gắn với quyền lực công nên trọng tài được coi là cơ quan tài phán tư.
II. Bản chất của trọng tài thương mại và nguyên tắc thỏa thuận trọng tài.
Với tư cách là cơ quan tài phán tư thì điều quan trọng cần xem xét là trọng tài có hoạt động vì mục đích lợi nhuận hay không. Trả lời câu hỏi này cần quay trở lại với bản chất của trọng tài. Trọng tài được lập ra nhằm mục đích giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại và có thể giải quyết cả các tranh chấp dân sự khác. Tổ chức trọng tài hoạt động xét xử mang tính chất chuyên nghiệp nên sự tồn tại của nó hoàn toàn phụ thuộc vào doanh thu từ hoạt động xét xử (phí trọng tài). Nói cách khác, trọng tài là một tổ chức kinh tế được lập ra để kinh doanh dịch vụ xét xử. Với quan điểm này thì rõ ràng trọng tài hoạt động vì mục đích lợi nhuận, tức là đổi lại việc thu phí từ khách hàng – là các bên tranh chấp, trọng tài cung cấp dịch vụ xét xử và bảo đảm cho chất lượng của dịch vụ ấy tốt nhất thông qua việc bảo đảm tính khách quan, công bằng, vô tư với chi phí thấp, thủ tục đơn giản và độ bảo mật cao khi tiến hành xét xử. Vì vậy, có thể coi tổ chức trọng tài chính là một chủ thể kinh doanh tồn tại dưới dạng doanh nghiệp cung ứng dịch vụ xét xử. Nhận diện đúng yếu tố này sẽ giúp cho việc quản lý nhà nước đối với trọng tài trở nên phù hợp và hiệu quả hơn.
Hơn nữa, trọng tài là một cách giải quyết tranh chấp lựa chọn dựa trên sự thống nhất thỏa thuận của các bên nên cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận giữa các bên tranh chấp. Nguyên tắc này làm phát sinh hai yêu cầu: thứ nhất, ở chừng mực mà các thỏa thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì Nhà nước phải thừa nhận những thỏa thuận đó. Thứ hai, pháp luật phải bảo đảm đến mức tối đa cơ hội cho các bên thỏa thuận về cách giải quyết tranh chấp. Bảo đảm hai yêu cầu này chính là sử dụng phương pháp điều chỉnh bình đẳng, thỏa thuận của ngành luật dân sự và luật kinh tế – một tiêu chí đã và đang được sử dụng để xác định ngành luật theo lý thuyết về phân định ngành luật ở Việt Nam hiện nay.


7DxXCS080fsY261
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status