Tiểu luận Qui chế nền kinh tế phi thị trường trong pháp luật chống bán phá giá của EU và thực tiễn áp dụng trong các vụ kiện đối với hàng hóa Việt Nam - pdf 13

Download Tiểu luận Qui chế nền kinh tế phi thị trường trong pháp luật chống bán phá giá của EU và thực tiễn áp dụng trong các vụ kiện đối với hàng hóa Việt Nam miễn phí



Hệ thống sổ sách kế toán tuân theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS), được kiểm toán độc lập và được áp dụng cho mọi mục đích
IAS được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm các nguyên tắc chung và các nguyên tắc cụ thể trong việc xây dựng và lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Một khi báo cáo tài chính được xây dựng phù hợp với IAS, các thông tin báo cáo được cho là thiết thực, đáng tin cậy và có thể sử dụng để so sánh, đối chiếu thông tin. Luật chống bán phá giá yêu cầu hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp phải tuân theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế, được kiểm toán độc lập và áp dụng cho moi mục đích. Tiêu chí này được đưa ra với mục đích để có thể kiểm tra tính xác thực trong thông tin của doanh nghiệp.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37818/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

y chế nền kinh tế phi thị trường trong điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên trước đó hàng hóa của Việt Nam đã phải đối mặt với quy chế nền kinh tế phi thị trường trong quá trình điều tra chống bán phá của US và EU.
Bài viết này nghiên cứu các quy định của EU về chống bán phá giá đối với các nước có nền kinh tế thị trường qua việc phân tích các vụ điều tra đã thực hiện đối với hàng hóa của Việt Nam, cụ thể là chốt cải thép không gỉ (2004), xe đạp (2005) và giày mũ da (2006). Từ thực tiễn giải quyết các vụ kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam của EU, bài viết được hy vọng là làm rõ các vấn đề pháp lý mà các doanh nghiệp Việt Nam nên lưu tâm khi tham gia các vụ kiện chống bán phá giá cũng như khi đưa ra các phản biện hợp lý và trong một chừng mực nào đó phù hợp với các tiêu chí xem xét của EU.
Quy chế nền kinh tế phi thị trường áp dụng trong điều tra chống bán phá giá được nêu tại Điều 2(7) Quy định của Hội đồng số 384/96 ngày 22/12/1995 về việc bảo vệ chống lại hàng nhập khẩu bán phá giá từ các quốc gia không phải là thành viên của Cộng đồng Châu Âu (sau đây gọi là Quy định số 384/96). Đến Quy định của Hội đồng số 905/98 ngày 27/4/1998 sửa đổi Quy định của Hội đồng số 384/96, các quy chế đối với nền kinh tế thị trường đã được bổ sung thêm với việc mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp được áp dụng quy chế điều tra thông thường trong trường hợp đáp ứng các điều kiện nhất định. Và trong Quy định này, Việt Nam có tên trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường đang trong quá trình chuyển đổi. Tiếp theo, ngày 5/11/2002, Quy định của Hội đồng số 1972/2002 sửa đổi Quy định số 384/96 quy định về nguyên tắc thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng theo mức phù hợp cho mọi vụ việc, trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nguồn khác nhau bị kết luận là có bán phá giá và gây thiệt hại. Tuy nhiên nếu như doanh nghiệp thuộc các quốc giá có nền kinh tế phi thị trường đáp ứng được các yêu cầu theo quy định thì sẽ được áp mức thuế riêng cho từng doanh nghiệp (gọi là individual treatment – IT).
Như vậy, cho đến nay, các quy định đặc thù về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường được quy định tại các Điều 2(7) và Điều 9(5) trong Quy định số 1225/2009 ngày 30/11/2009 về chống bán phá giá của EU. Theo đó quy chế gồm có các nội dung cơ bản sau:
- Trường hợp hàng chống bán phá giá có nguồn gốc từ nền kinh tế phi thị trường thì giá trị thông thường (normal value) sẽ được xác định dựa trên giá của quốc gia thay thế hay giá do cơ quan điều tra xác định trên cơ sở giá của quốc gia thay thế; - Trường hợp các nhà sản xuất nếu cung cấp đủ các bằng chứng về việc doanh nghiệp hoạt động theo các quy luật của kinh tế thị thì việc xác định giá thông thường sẽ được áp dụng như trường hợp của nền kinh tế thị trường (market economy treatment – MET);
- Về cơ bản việc áp thuế chống bán phá giá cho sản phẩm từ mọi doanh nghiệp trong quốc gia, tuy nhiên doanh nghiệp xuất khẩu từ nước có nền kinh tế phi thị trường có thể có cơ hội được hưởng mức thuế riêng (individual treatment – IT). 1. Phương pháp tiếp cận quốc gia thay thế trong quy chế áp dụng đối với nền kinh tế phi thị trường
Điểm quan trọng nhất của quy chế nền kinh tế phi thị trường theo quy định của Luật chống bán phá của EU đó là phương pháp tiếp cận bằng quốc gia thay thế. Theo đó, giá trị thông thường của sản phẩm sẽ không được xác định dựa trên giá và chi phí sản xuất thực tế tại quốc gia xuất khẩu mà sẽ dựa trên giá và chi phí của một quốc gia khác được đánh giá là tương tự, phù hợp và là nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế việc lựa chọn các quốc gia thay thế lại không giống như cách hiểu từ việc sử dụng thuật ngữ tương tự, phù hợp và là nền kinh tế thị trường. Điều 2(7)(a) quy định: Một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường phù hợp sẽ được lựa chọn không theo một cách thức không hợp lý, có xem xét tới bất kỳ thông tin đáng tin cậy nào có được tại thời điểm lựa chọn. Có thể thấy ngay trong cách quy định của Luật chống bán phá giá của EU, định nghĩa về quốc gia thay thế cũng không rõ ràng. Thay vì cách quy định khẳng định việc lựa chọn dựa trên cách thức hợp lý, EU quy định khẳng định một cách gián tiếp. ‘Lựa chọn không theo một cách thức không hợp lý’ không hoàn toàn đồng nghĩa với ‘lựa chọn cách thức hợp lý’. Nếu quy định theo hướng khẳng định trực tiếp thì EU sẽ đưa ra các tiêu chí cụ thể và sẽ dễ dàng cho bị đơn trong việc đưa ra các lập luận của mình. Tuy nhiên, việc quy định theo hướng khẳng định gián tiếp này, EU không cần thiết phải có những quy định cụ thể và hoàn toàn chủ động xem xét và bác bỏ lập luận của bị đơn. Xem xét các vụ kiện của Việt Nam, các quốc gia đã được lựa chọn bao gồm Đài Loan (chốt cài thép không gỉ), Mexico (xe đạp) và Brazil (giày mũ da). Một vài quốc gia đã được đề xuất lựa chọn bao gồm Nhật (ống tuýp thép), Ấn Độ (chốt cài thép không gỉ), Ấn Độ, Thái Lan (xe đạp) và Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ (giày mũ da). Qua các vụ kiện này có thể thấy các tiêu chí để lựa chọn quốc gia thay thế được các cơ quan điều tra của EU áp dụng bao gồm: Thứ nhất là việc tồn tại thị trường cạnh tranh đối với sản phẩm tương tự đang được điều tra tại quốc gia thay thế. Qua các vụ kiện của Việt Nam có thể thấy EU đã xem xét tính cạnh tranh bao gồm việc tồn tại các nhà sản xuất khác nhau, bao gồm cả nội địa và nhập khẩu; sản phẩm có thể được bán tại thị trường trong nước hay xuất khẩu. Ví dụ như việc lựa chọn Đài Loan là quốc gia thay thế trong vụ kiện chốt cài thép không gỉ, EU lý giải Đài Loan là quốc gia sản xuất chốt cài thép không gỉ lớn nhất thế giới. Thị trường Đài Loan mang tính cạnh tranh bởi tồn tại một số lượng lớn các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm chốt cài thép không gỉ. Tương tự đối với việc lựa chọn Brazil trong vụ kiện giày mũ da. Trong phán quyết của EU, Brazil được coi là một lựa chọn hợp lý vì sự tồn tại của các nhà sản xuất trong nước và một loạt các sản phẩm nhập khẩu tạo ra một thị trường cạnh tranh đối với sản phẩm giày mũ da. Sản phẩm giày mũ da của Brazil cũng được xuất khẩu đi các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Âu. Thứ hai là tính thay mặt của sản phẩm tương tự đang được điều tra. Tiêu chí này liên quan đến việc xác định giá trị thông thường của sản phẩm (normal value) làm căn cứ để xác định biên độ chống bán phá giá và thuế chống bán phá giá. Theo đó, sản phẩm được bán tại thị trường nội địa tại quốc gia thay thế cần chiếm ít nhất 5% khối lương sản phẩm đang bị điều tra bán tại thị trường EU. Ví dụ như Đài Loan được lựa chọn là quốc gia thay thế trong vụ kiện chốt cài thép không gỉ. Tuy nhiên, trong vụ kiện xe đạp, Đài Loan lại không được lựa chọn v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status