Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam - pdf 13

Link tải miễn phí luận văn
Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam
Hợp đồng được thiết lập hợp pháp thì có hiệu lực như pháp luật đối với các bên từ thời điểm giao kết mà các bên không được tự ý sửa đổi, hay hủy bỏ (1). Đây chính là yêu cầu mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng và là nội dung cơ bản của nguyên tắc hiệu lực bất biến (pacta sunt servanda)(2) trong lĩnh vực hợp đồng. Nhưng quan hệ hợp đồng không phải là bất biến mà “ngày càng mang tính chất của một quá trình” và “hàm chứa nhiều loại rủi ro” (3). Thật vậy, trong quá trình thực hiện các hợp đồng, nhất là các hợp đồng dài hạn, những người kinh doanh quốc tế thường đối mặt với những rủi ro bất thường từ thiên nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thậm chí là rủi ro về con người, làm đảo lộn sự cân bằng vốn có của hợp đồng, làm cho một bên gặp phải khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thậm chí không thể thực hiện được nghĩa vụ trong hợp đồng.
Ban đầu, những trường hợp này được giải quyết bằng các cơ chế giải phóng nghĩa vụ của luật hợp đồng cổ điển (4), như cho phép bên vi phạm được chấm dứt hợp đồng và được miễn trách dựa trên điều khoản bất khả kháng. Về sau, người ta thấy rằng, điều khoản bất khả kháng không còn thích hợp để giải quyết nhiều vấn đề được đặt ra từ thực tiễn (5), vì trong nhiều trường hợp, cách giải quyết dựa trên điều khoản này không bảo đảm được sự công bằng cho các bên. Để có cơ chế khác thích hợp hơn trong việc bảo đảm lợi ích các bên nhằm phân chia hợp lý rủi ro và tái lập sự cân bằng của hợp đồng, các nhà kinh doanh thương mại quốc tế đã đưa vào hợp đồng của họ một điều khoản cho phép bên gặp khó khăn đặc biệt được yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng. Điều khoản này được gọi là điều khoản đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi do hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hợp đồng, được gọi ngắn gọn là “hardship”. Khái niệm “hardship” và các khái niệm tương tự cũng đã được thừa nhận trong nhiều hệ thống pháp luật, như “force majeure”, “commercial impracticability”, “frustration of purpose”(6) hay “change of circumstances” trong Thông luật (7), “Wegfall der Geschaftsgrundlage” trong tiếng Đức, hay được các học giả người Đức dùng với thuật ngữ khác là “the foundation of the transaction” (8). Nhưng thuật ngữ “hardship” được sử dụng trong bảng tiếng Pháp của Bộ nguyên tắc UNIDROIT đã được chấp nhận rộng rãi trong thực tiễn thương mại quốc tế (9), nên sẽ được sử dụng thường xuyên trong bài viết này.
Hardship - hiểu nôm na là điều khoản quy định cho phép một bên trong hợp đồng có quyền xin điều chỉnh hợp đồng, khi có những thay đổi về hoàn cảnh và môi trường kinh tế, tới mức gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến quyền lợi của một bên, làm mất đi cân bằng kinh tế của hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên cực kỳ khó khăn và tốn kém. Theo đó, điều khoản hardship quy định những cơ chế can thiệp hợp lý vào hiệu lực hợp đồng, như cho phép các bên yêu cầu tòa án điều chỉnh hay nếu không điều chỉnh được thì cho chấm dứt hợp đồng, nhằm tái lập sự cân bằng về lợi ích giữa các bên trong hợp đồng, theo những căn cứ, thủ tục, điều kiện chặt chẽ và hạn chế.
1. Điều khoản hardship trong pháp luật các nước và tập quán thương mại quốc tế
Khái niệm hardship xuất hiện trong thực tiễn thương mại vào những năm 1960 và được trình bày lần đầu tiên trong các nghiên cứu của Marcel Fontaine, in trong quyển “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, xuất bản năm 1989 (10). Nội dung của điều khoản hardship cũng được thể hiện trong các hợp đồng thương mại quốc tế, dưới nhiều dạng điều khoản khác nhau. Theo Marcel Fontain, từ những năm 1975, nhóm nghiên cứu của ông tập hợp được hơn 120 điều khoản hardship từ thực tiễn thương mại (11). Một số điều khoản loại này đã được Henry Lesguillons khái quát lại và trình bày trong Hội thảo quốc tế tổ chức ở Hà Nội năm 2004 (12). Có nhiều nước trên thế giới từng công nhận và xây dựng khung pháp lý và án lệ cho điều khoản hardship để điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi. Có thể kể đến một số quốc gia sau đây:
Ở Pháp: Vụ tranh chấp về hợp đồng cung cấp khí đốt giữa Công ty khí gas Bordeaux với Tòa Thị chính thành phố, do Tham chính viện (Tòa Hành chính tối cao Pháp) xử ngày 30/3/1916, Tham chính viện đã khẳng định rằng, khi hoàn cảnh thay đổi không lường trước được đối với một hợp đồng hành chính (13), một bên có thể được bồi thường để xác lập lại sự cân bằng về tài chính trong hợp đồng và để tránh việc cung cấp dịch vụ công cộng bị gián đoạn. Mặc dù các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng một giá cung cấp khí đốt cố định trong một khoảng thời gian dài, nhưng do giá khí đốt tăng đột biến, nếu tòa không sửa đổi các điều kiện (hay tăng giá) cung cấp khí đốt, chắc chắn công ty khí đốt sẽ đi đến bờ vực phá sản và việc cung cấp khí đốt sẽ phải dừng lại. Do đó, Tham chính viện đã cho rằng, các bên có thể thỏa thuận để thay đổi hợp đồng, nhưng nếu bên có quyền từ chối việc này thì công ty khí đốt có quyền đòi một khoản tiền bù đắp tổn thất, gọi là tiền bồi thường cho khoản tổn thất không thể đoán (indemnité d’ imprévision), do cơ quan hành chính được cung cấp khí đốt trả (14).
Tuy được án lệ hành chính chấp nhận, nhưng lý thuyết này đã bị các tòa án tư pháp của Pháp bác bỏ gần như tuyệt đối. Trong vụ Kênh đào Craponne do Toà án tư pháp tối cao xử ngày 6/3/1876(15): “Trong mọi trường hợp, toà án không thể căn cứ vào thời gian và hoàn cảnh để thay đổi các thoả thuận của các bên và thay thế các thoả thuận đã được các bên tự do chấp thuận bằng những điều khoản mới, dù toà án cho rằng quyết định của mình có công bằng thế nào chăng nữa”. Và, các toà án tư pháp đã luôn trung thành với định hướng này, bất chấp những biến động kinh tế và tiền tệ xảy ra sau Đại chiến thế giới lần thứ hai. Bản án của Toà án tư pháp tối cao ngày 18/1/1950 lần nữa, đã khẳng định: “Thẩm phán không thể viện dẫn việc tăng giá, kể cả khi điều đó đã được xác nhận, để giải phóng một bên khỏi những cam kết rõ ràng và chính xác mà bên đó đã tự do chấp thuận” (16). Mặc dù vậy, Tòa Paris (17) cũng từng dẫn “Điều khoản tự vệ” của hợp đồng để cho phép các bên sẽ “tiến hành thương lượng để xem xét khả năng thay đổi hợp đồng (về giá hay một điều khoản khác)” nếu giá xăng tăng hơn 6 francs một tấn so với giá quy định trong hợp đồng.
Các phán quyết của Tòa án Tư pháp tối cao bị nhiều học giả đánh giá là cứng nhắc, và cần có sự thay đổi cách nhìn nhận này (18). Thực tiễn thương mại ở Pháp cũng phản ứng lại các phán quyết này bằng cách, khi ký kết hợp đồng, các bên thường đưa vào các hợp đồng của mình điều khoản cho phép đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Chính vì thế, Michel Trochu đã đưa ra bình luận: “Có lẽ điều này giải thích vì sao có ít phán quyết được đưa ra trong lĩnh vực này, bởi vì các bên đã tự tìm ra những giải pháp khác cho những vấn đề của họ” (19).
Trái lại với án lệ, luật thực định của Pháp lại quy định minh thị các giải pháp cho phép điều chỉnh lại hợp đồng khi hoàn cảnh có sự thay đổi. Sau Đại chiến 1914 - 1918, do đồng tiền của Pháp bị mất giá, Quốc hội đã cho ban hành đạo luật Failliot ngày 21/01/1918 cho phép các thẩm phán được giải hiệu các hợp đồng xác lập trước 1914 mà việc thực hiện là quá bất công đối với người có nghĩa vụ. Sau Đại chiến thế giới thứ hai, một đạo luật do Quốc hội ban hành ngày 22/4/1949 cũng cho phép tòa án giải hiệu các hợp đồng ký kết trước ngày 02/9/1939 mà việc thực hiện (giao hàng hay làm một công việc) trở nên quá nặng nhọc cho người có nghĩa vụ, vì tình hình chiến tranh hay do sự thay đổi kinh tế không thể đoán được khi giao kết hợp đồng (20). Như vậy, điều khoản hardship tuy không được thừa nhận rộng rãi trong án lệ, nhưng lại được ghi nhận trong luật thực định khi xảy ra những biến cố đặc biệt, ví dụ khi có sự mất giá đồng tiền trong thời kỳ hậu chiến, như vừa nêu trên, và được chấp nhận khá phổ biến trong thực tiễn thương mại.
Ở Đức: Bộ luật Dân sự của Đức (BGB) cũng có những điều khoản quy định gián tiếp liên quan đến vấn đề này, thể hiện trong quy định về “Disturbance of foundation of transaction” (Điều 313 BGB)(21) hay “Performance in accordance with good faith” (Điều 242 BGB)(22). Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp hợp đồng liên quan đến sự khó khăn hay sự thay đổi hoàn cảnh, làm cho hợp đồng không thể thực hiện, hay nếu thực hiện thì chi phí lớn, hay làm bên có nghĩa vụ giảm thu nhập nghiêm trọng. Có thể xem các án lệ, như: RGZ 112, 329, 333-4; RGZ 119, 133(sale of land); RGZ 147, 286 (sale of cotton)(23) … Trong Luật về những điều khoản chung(24) của hợp đồng của CHLB Đức, một mặt, nhà làm luật cấm các bên bảo lưu “Điều khoản nhằm tăng khoản thù lao đối với hàng hóa hay dịch vụ đã được thực hiện trong vòng 4 tháng sau khi ký hợp đồng”. Nhưng “Quy định này không áp dụng cho những hàng hóa hay dịch vụ đã thực hiện trong phạm vi các quan hệ nghĩa vụ lâu dài, cũng như các dịch vụ có liên quan tới giá cả, áp dụng theo khoản 1 thuộc mục 99 Luật về hạn chế cạnh tranh không lành mạnh” (25).


U1jQ126CEu0F7zj
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status