Tiểu luận Nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nó trong quản lí hành chính nhà nước - pdf 13

Download Tiểu luận Nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nó trong quản lí hành chính nhà nước miễn phí



MỤC LỤC
Mở đầu 1
Nội dung chính 1
1. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ.
1.1 Khái niệm và đặc điểm về các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước. 1
a. Khái niệm 1
b. Đặc điểm 1
1.2 Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước. 2
1.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước 3
a. Cơ sở pháp lý 3
b. Biểu hiện 3
2. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay 8
Kết luận 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37775/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
Mở đầu
Vấn đề tập trung – dân chủ trong quản lí hành chính, việc áp dụng nguyên tắc tập trung – dân chủ và các biểu hiện của nguyên tắc đó như thế nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, trong từng loại cơ quan quản lý cũng như trong mỗi cơ đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như mỗi người dân Việt Nam. Việc áp dụng đó, sao cho hai mặt tập trung và dân chủ kết hợp một cách hợp lí, tối ưu phù hợp bản chất, đặc thù của vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan và từng vấn đề mà nó giải quyết ở từng thời điểm lịch sử cụ thể, luôn luôn là vấn đề cấp bách cuả khoa học lý luận quản lý nhà nước và luật hành chính. Trong bài viết, xin đi sâu phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nó trong quản lí hành chính nhà nước.
Nội dung chính
1. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ.
1.1 Khái niệm và đặc điểm về các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước.
Khái niệm
Trong khoa học pháp lý, các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước được xác định là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.
Dưới góc độ luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính có nội dung là những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Đặc điểm.
Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước đều mang tính pháp lý được ghi nhận trong các văn bản pháp luật nhưng ở những mức độ khác nhau.
Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước mang tính khách quan và khoa học. Các nguyên tắc này đều xuất phát từ thực tiễn khách quan, được xây dựng và ban hành phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta ở mỗi thời kỳ trong từng giai đoạn nên nó mang tính khách quan. Những nguyên tắc được ban hành xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước, từ khả năng nhận thức được tổ chức khoa học hợp lý nên nó mang tính khoa học.
Các nguyên tắc này đều mang tính ổn định tương đối giúp cho các chủ thể quản lý vận dụng linh hoạt, sáng tạo, chủ động, phù hợp với điều kiện quản lý hành chính Nhà nước. Nó còn mang tính chính trị, phù hợp với bản chất nhà nước, với lợi ích của người dân và mang tính hệ thống, thống nhất.
Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước.
Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước thường được phân chia thành hai nhóm: các nguyên tắc chính trị - xã hội và các nguyên tắc tổ chức – kĩ thuật.
Các nguyên tắc chính trị - xã hội là các nguyên tắc chung, được quán triệt trong toàn bộ tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong đó có hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đây là các nguyên tắc thể hiện sâu sắc bản chất giai cấp của nhà nước. Nhóm này bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau: nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước; nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các nguyên tắc tổ chức – kĩ thuật là những nguyên tắc mang tính đặc thù cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nội dung của những nguyên tắc này chi phối các yếu tố mang tính chất kĩ thuật của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nhóm nguyên tắc này gồm nhiều nguyên tắc khác nhau, trong đó có: nguyên tắc quản lý theo ngành, chức năng kết hợp với quản lý theo địa phương; nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng và phối hợp quản lý liên ngành.
Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức – kĩ thuật là để thực hiện một cách đúng đắn các nguyên tắc chính trị - xã hội và việc thực hiện các nguyên tắc chính trị - xã hội là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc tổ chức – kĩ thuật.
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc quản lý quy định trước hết là sự lãnh đạo tập trung, nhưng không phải là tập trung toàn diện và tuyệt đối mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, quần chúng ở địa phương và cơ sở khả năng thực hiện quyết định của trung ương căn cứ vào các điều kiện thực tế của mình đồng thời bảm đảm tính sáng tạo, quyền chủ động của địa phương và cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở.
a.Cơ sở pháp lý
Nguyên tắc tập trung – dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng được tổ chức thực hiện trên cơ sở tuân thủ nội dung của nguyên tắc này. Nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định ở Điều 6 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001: “Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Tập trung dân chủ trong quản lý kinh tế, theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, được thể hiện trong phân cấp quản lý là: “phải bảo đảm quyền làm chủ của ba cấp: quyền quyết định của trung ương (bao gồm cả các ngành trung ương) đối với những lĩnh vực then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lược, bảo đảm cho sự phát triển cân đối của toàn bộ nền kinh tế; quyền chủ động của địa phương trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ; quyền tự chủ sản xuất – kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở và vai trò làm chủ tập thể lao động”.
Ngoài ra, nguyên tắc tập trung dân chủ còn xuất phát từ sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý. Và nguyên tắc này còn nhằm hạn chế, khắc phục kịp thời những khiếm khuyết còn tồn tại trong tổ chức quản lý. Có tập trung quyền lực mới điều khiển được xã hội, mới thiết lập được một trật tự xã hội nhất định. Vì vậy, trong xã hội có giai cấp, quyền lực Nhà nước tập trung vào nhà nước. Đối với Nhà nước bóc lột thì sự tập trung này độc đoán, chuyên quyền (đặc biệt đối với nhà nước theo chế độ chuyên chế). Còn Nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung còn đối với Nhà nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng thì tập trung quyền lực là cần thiết, tuy nhiên phải dân chủ với nhân dân vì Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Tập trung dân chủ là hai vấn đề của một mặt thống nhất kết hợp hài hòa với nhau. Nếu thiên về tập trung thì sẽ dẫn đến độc quyền quan liêu, độc đoán trái bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ, coi nhẹ tập trung sẽ dẫn đến tập trung quá lớn làm cho hoạt động của bộ máy kém hiệu quả.
b.Biểu hiện.
Nguyên tắc tập trung – dân chủ bao hàm sự kết hợp g...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status