Một số vấn đề về xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - pdf 13

Download Một số vấn đề về xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng miễn phí



Để khắc phục những yếu thế của người tiêu dùng, Luật BVQLNTD nên được quan niệm có vị trí ưu tiên áp dụng so với các quy định về hợp đồng giữa thương nhân với người tiêu dùng mà BLDS và Luật Thương mại đã quy định.
Luật BVQLNTD lại là đạo luật có tính chất quy định chung về các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng trong mối tương quan với các đạo luật điều chỉnh từng loại thị trường, từng lĩnh vực kinh doanh nhất định. Ví dụ, trong mối tương quan với các đạo luật điều chỉnh từng lĩnh vực kinh doanh nhất định như Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Du lịch, Luật Dược, Luật Điện lực v.v , Luật BVQLNTD là đạo luật chung, còn các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực cụ thể sẽ là đạo luật chuyên ngành. Trường hợp đạo luật chuyên ngành có quy định khác thì áp dụng quy định của đạo luật chuyên ngành. Trường hợp đạo luật chuyên ngành không quy định mà đạo luật chung có quy định thì áp dụng quy định của đạo luật chung.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37732/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Một số vấn đề về xây dựng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Trước tình trạng việc vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng còn diễn biến phức tạp, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta còn nhiều bất cập cả về phương diện quy định và công tác tổ chức thực thi, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật BVQLNTD) đã chính thức được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XII. Đến nay, Bộ Công thương, cơ quan chủ trì soạn thảo đạo luật này đã thực hiện những công việc khởi động bước đầu, trong đó có việc đánh giá thực trạng công tác bảo vệ người tiêu dùng, thực trạng pháp luật BVQLNTD và xây dựng đề cương Dự thảo Luật BVQLNTD. Hiện có nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn về việc nên hay không nên xây dựng đạo luật này và nếu xây dựng thì phạm vi điều chỉnh ra sao. Bài viết này góp phần vào việc giải quyết những vấn đề đó.
1. Bắt đầu từ vấn đề của người tiêu dùng
Trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay, có khá nhiều luật, pháp lệnh có nội dung quy định trực tiếp hay gián tiếp về bảo vệ người tiêu dùng, như: Pháp lệnh BVQLNTD năm 1999, Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS), Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007, Pháp lệnh Vệ sinh, an toàn thực phẩm năm 2003, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, Pháp lệnh Giá năm 2002... Như vậy, Luật BVQLNTD khi được ban hành (thay cho Pháp lệnh BVQLNTD) sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì và những nhiệm vụ đó hiện nay đã được đáp ứng như thế nào bởi các luật, pháp lệnh hiện tại.
Chúng ta đều biết rằng, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng có nhiệm vụ cung cấp các giải pháp pháp lý để giải quyết các vấn đề mà người tiêu dùng thường mắc phải trong thực tiễn mua sắm, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của mình. Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam và quốc tế cho thấy, trong quan hệ mua sắm hay tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, người tiêu dùng thường gặp bốn vấn đề (hay bốn yếu thế) cơ bản sau:
- Yếu thế trong việc tiếp cận, xử lý và hiểu các thông tin về hàng hoá, dịch vụ trong quan hệ mua bán, trao đổi (vấn đề thông tin không cân xứng). Người tiêu dùng, do không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá, dịch vụ, cũng như do những hạn chế trong hiểu biết về chuyên môn, kỹ thuật nên thường không hiểu được đầy đủ chức năng, công dụng, chất lượng, các rủi ro liên quan tới quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ như các tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ (tạm gọi là thương nhân). Trong giao dịch với thương nhân, người tiêu dùng còn có thể gặp các bất lợi khác như không nắm bắt được thông tin về giá cả của các loại hàng hoá, dịch vụ tương tự, các thông tin về chất lượng dịch vụ, hậu mãi, v.v..
- Yếu thế trong việc đàm phán, thiết lập hợp đồng, giao dịch khi quan hệ với các thương nhân trên thị trường.
- Yếu thế về khả năng chi phối giá cả, các điều kiện kinh doanh, giao dịch trên thị trường, nhất là trong các thị trường mà chỉ có một số ít doanh nghiệp chi phối, chiếm lĩnh.
- Yếu thế về khả năng chịu rủi ro trong quá trình tiêu dùng sản phẩm. Do tiềm lực tài chính có hạn, khi xảy ra các rủi ro (tai nạn) phát sinh trong quá trình tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, người tiêu dùng sẽ rất khó khăn khi phải tự mình trang trải các chi phí khắc phục những rủi ro. Trong khi đó, nếu gánh nặng chi phí ngăn ngừa, gánh chịu rủi ro ấy được chuyển sang cho thương nhân, thì khả năng trang trải các chi phí này thường là tốt hơn.
Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, muốn đáp ứng được tốt yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng, thực hiện được chức năng đã định phải tính tới các yếu thế đó của người tiêu dùng để có giải pháp phù hợp. Nhưng rất tiếc, có thể nói, trong quá trình xây dựng Pháp lệnh BVQLNTD năm 1999 và các đạo luật có liên quan, bốn vấn đề cơ bản kể trên của người tiêu dùng chưa được đề cập một cách trực diện và tổng thể. Luật BVQLNTD cần được ban hành một phần do yêu cầu khắc phục các bất cập đó trong pháp luật hiện hành.
2. Cách tiếp cận của Luật BVQLNTD
Hiện nay, có ý kiến cho rằng, Luật BVQLNTD chỉ nên tập trung ghi nhận quyền của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; cơ sở pháp lý cho các hội bảo vệ người tiêu dùng hoạt động và cung cấp cơ sở pháp lý để thực hiện việc quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng (trong đó có việc thiết lập cơ quan chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng và thiết kế các quyền năng phù hợp cho cơ quan này). Đạo luật không nên có các quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng với thương nhân, bởi các vấn đề về hợp đồng đã được nêu tương đối đầy đủ và chi tiết trong BLDS và Luật Thương mại năm 2005. Nếu Luật BVQLNTD lại điều chỉnh cả quan hệ hợp đồng sẽ tạo sự chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định đã có trong BLDS và Luật Thương mại.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, quan điểm trên có nhiều điểm không phù hợp với yêu cầu thực tiễn bảo vệ người tiêu dùng đang đặt ra cũng như không phù hợp với thông lệ quốc tế. Quan điểm này chưa nhận thấy rõ những bất cập của BLDS và Luật Thương mại hiện hành trong việc giải quyết các vấn đề của người tiêu dùng.
Chúng ta đều biết rằng, BLDS được sinh ra để điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể độc lập, bình đẳng nhau về địa vị pháp lý (không có mối quan hệ lệ thuộc nhau về tài sản hay tổ chức) nên việc bảo đảm nguyên tắc tự do hợp đồng là yêu cầu hàng đầu của Bộ luật này. Luật Thương mại cũng tập trung điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể độc lập, bình đẳng nhau về địa vị pháp lý, nhưng các chủ thể này đều mang tính chuyên nghiệp trong các hoạt động liên quan tới quan hệ được điều chỉnh.
Do nhấn mạnh tới sự bình đẳng của các chủ thể tham gia quan hệ, BLDS và Luật Thương mại không có đủ điều kiện để tính đến các vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa một bên có tính chuyên nghiệp với một bên có tính nghiệp dư trong các quan hệ giao dịch, mua bán. Quan hệ giữa các thương nhân với người tiêu dùng tuy có sự bình đẳng nhất định vì hai chủ thể này là hai chủ thể không lệ thuộc nhau về mặt tài sản hay tổ chức; nhưng do đây là mối quan hệ giữa một bên có tính chuyên nghiệp (thương nhân) với một bên mang nặng tính nghiệp dư (người tiêu dùng) trong các giao dịch, mua bán hàng hoá, dịch vụ nên mức độ bình đẳng về mặt thực tế của các chủ thể này có nhiều vấn đề. Khi đó, BLDS và Luật Thương mại, với việc nhấn mạnh nguyên tắc tự do hợp đồng sẽ trở nên không phù hợp để điều chỉnh quan hệ giữa thương nhân với người tiêu dùng trong một số trường hợp nhất định.
Chính vì vậy, nhằm bảo đảm sự công bằng trong giao dịch giữa thương nhân và người tiêu dùng, ngăn ngừa khả năng thương nhân lợi dụng các ưu thế của mình để xâm hại quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, việc đưa ra các quy tắc đặc thù điều chỉnh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status