Mô hình thi hành án, thời hiệu thi hành án, thủ tục thi hành án trong Dự thảo Luật thi hành án dân sự - pdf 13

Download Mô hình thi hành án, thời hiệu thi hành án, thủ tục thi hành án trong Dự thảo Luật thi hành án dân sự miễn phí



Trước hết, cần nghiên cứu thêm để xác định bản chất và làm rõ nội hàm của một số thuật ngữ quan trọng liên quan đến thủ tục thi hành án trong Dự thảo Luật THADS, như: từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án; trả lại đơn yêu cầu thi hành án; hoãn, tạm đình chỉ thi hành án; đình chỉ thi hành án; kết thúc thi hành án. Đối với mỗi loại thủ tục cần làm rõ thời điểm áp dụng, căn cứ áp dụng, hậu quả pháp lý khi áp dụng. Trên cơ sở đó cần bổ sung vào Điều 4, Dự thảo Luật THADS phần giải thích về các thuật ngữ này.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37699/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Mô hình thi hành án, thời hiệu thi hành án, thủ tục thi hành án trong Dự thảo Luật thi hành án dân sự[1]
Việc tập hợp và pháp điển hoá các quy định về thi hành án dân sự hiện nay, thiết lập cơ sở pháp lý cho việc thi hành án dân sự nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự là một yêu cầu cấp thiết. Để đóng góp ý kiến cho việc xây dựng các quy định trong Dự thảo Luật Thi hành án dân sự (Dự thảo Luật THADS), chúng tui xin trao đổi một số vấn đề về mô hình thi hành án, thời hiệu thi hành án và các quy định liên quan đến thủ tục thi hành án dân sự.
Dự thảo Luật THADS
1. Mô hình thi hành án
Tham khảo pháp luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới cho thấy, ở nhiều nước, việc thi hành án do Thừa phát lại thực hiện. Chẳng hạn, ở Pháp, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, Nhà nước trao cho Thừa phát lại trách nhiệm thi hành các bản án dân sự do Toà án tuyên. Thừa phát lại không phải là công chức nhà nước, được hành nghề theo quy chế tự do và hưởng thù lao từ lệ phí thi hành án thu được theo tỷ lệ nhất định. ở Pháp, Thừa phát lại chịu trách nhiệm trước Toà án về những sai phạm chuyên môn và chịu trách nhiệm trước các tổ chức chuyên môn của nghề hay trước Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm thẩm quyền rộng về những sai phạm kỷ luật của mình[2]. Ngược lại, Thụy Điển, Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Singapore và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây lại theo mô hình thi hành án công, tổ chức thi hành án bao gồm hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, các Chấp hành viên là công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Còn một số nước như Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Áo, Thuỵ Sỹ... lại theo mô hình tổ chức thi hành án bán công, việc thi hành án do viên chức thi hành án đảm nhiệm, trên nguyên tắc tự lấy thu bù đắp chi phí thi hành án.
Xét thực tiễn thi hành án ở Việt Nam dưới thời kỳ Pháp thuộc, việc thi hành án án không do cơ quan thi hành án của Nhà nước thực hiện mà do Thừa phát lại đảm nhiệm. Thừa phát lại do Nhà nước bổ nhiệm nhưng không phải là công chức nhà nước, không hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà được trả thù lao từ các khoản lệ phí thu được từ người được thi hành án theo một tỉ lệ nhất định. Từ năm 1950, trên cơ sở Điều 19, Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và Luật Tố tụng thì việc thi hành án dân sự được giao Toà án đảm nhiệm. Cho đến năm 1993, sau khi Nhà nước ban hành Pháp lệnh Thi hành án ngày 21/4/1993, thì việc tổ chức thi hành án dân sự được bàn giao cho cơ quan thi hành án dân sự thực hiện, các Toà án không còn đảm nhận công tác thi hành án dân sự nữa.
Sau nhiều năm áp dụng mô hình thi hành án công do các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện, bên cạnh những ưu điểm, nó cũng bộc lộ những hạn chế, dẫn tới quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án không được bảo đảm, việc thi hành án bị kéo dài. Do vậy, trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Bộ Chính trị đã chỉ rõ phải “... từng bước xã hội hoá hoạt động thi hành án”. Tiếp theo đó, Nghị quyết số 49 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng xác định “... làm thí điểm ở một số địa phương về chế định Thừa phát lại, từng bước xã hội hoá các hoạt động bổ trợ tư pháp”.
Hiện nay, việc xây dựng các quy định về xã hội hoá công tác thi hành án dân sự trong Dự thảo Luật THADS cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, việc tổ chức thí điểm về Thừa phát lại chưa được triển khai, nên chưa có cơ sở thực tiễn để đánh giá và áp dụng, do đó chưa nên quy định vấn đề này trong Dự thảo Luật THADS. Có ý kiến cho rằng, cần quy định nguyên tắc xã hội hoá trong Dự thảo Luật, làm cơ sở cho việc thực hiện thí điểm.
Thiết nghĩ, việc thiết lập mô hình thi hành án tư nhân để cạnh tranh công bằng với thi hành án nhà nước sẽ rất có lợi cho người dân, các cơ quan thi hành án phải tự nỗ lực để khẳng định uy tín của mình, tình trạng quan liêu, kém hiệu quả sẽ bị đẩy lùi. Xét thực tiễn tố tụng ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh Toà án tư pháp thì việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài thương mại đã phát huy được hiệu quả tích cực, tiếp đến là mô hình công chứng tư cũng là nút gỡ quan trọng cho việc cải cách thủ tục hành chính. Mô hình Thừa phát lại đã từng là mô hình thi hành án dân sự duy nhất được áp dụng dưới thời Pháp thuộc một cách có hiệu quả. Do vậy, cần xây dựng trong Dự thảo Luật THADS các quy định mang tính nền tảng về xã hội hoá thi hành án dân sự, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai áp dụng trên thực tiễn. 
Cụ thể là, nếu cho phép thành lập tổ chức Thừa phát lại để cạnh tranh công bằng với cơ quan thi hành án nhà nước thì cần xây dựng trong Dự thảo Luật THADS các quy định về Thẩm phán chuyên trách đôn đốc, theo dõi công tác thi hành án dân sự có thẩm quyền ra các quyết định liên quan đến thi hành án. Các quy định này nhằm gắn trách nhiệm của Toà án trong việc xét xử và thi hành án, đồng thời khắc phục được sự lệ thuộc của tổ chức Thừa phát lại vào cơ quan thi hành án nhà nước. Bởi vì nếu quan niệm Thừa phát lại chỉ được thực hiện một số công việc thi hành án theo uỷ quyền của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án đồng thời chỉ có “một số quyền hạn của Chấp hành viên” và trường hợp cần áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành án thì “phải có quyết định của Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi thi hành án”[3] thì trên thực tế, tổ chức Thừa phát lại không thể độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ thi hành án. Có thể nhận thấy rằng, sẽ khó có sự cạnh tranh công bằng thực sự giữa các chủ thể có mối liên hệ phụ thuộc. Do vậy, cần xem đây là vấn đề cốt yếu, mang tính đột phá trong cải cách công tác thi hành án hiện tại cần được quy định trong Dự thảo Luật THADS chứ không còn là vấn đề cần nghiên cứu trong tương lai nữa.
2. Thời hiệu thi hành án
Nghiên cứu pháp luật tố tụng nước ngoài cho thấy, nhiều nước trên thế giới như Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản... đều quy định thời hiệu thi hành án dài hơn so với pháp luật về thi hành án dân sự hiện hành của Việt Nam. Cụ thể là theo pháp luật tố tụng của Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức thì thời hiệu thi hành án là 30 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản quy định thời hiệu thi hành án là 10 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. ở Việt Nam, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 quy định thời hiệu thi hành án là 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
Thực tiễn xét xử và thi hành án cho thấy, có những trường hợp người được thi hành án không yêu cầu thi hành án trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Sau...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status