Tiểu luận Luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá và môi trường không khói thuốc lá - pdf 13

Download Tiểu luận Luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá và môi trường không khói thuốc lá miễn phí



Hầu hết các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ và địa phương đều tập trung “chống” tác hại của thuốc lá. Từ khuyến khích không sử dụng thuốc lá trong đám cưới, đám tang đến cấm hút thuốc lá trong phòng làm việc; tại các hội nghị; cấm hút thuốc lá tại công sở, trường học, bệnh viện, nhà ga, sân bay, rạp hát, rạp chiếu phim, trên phương tiện công cộng.
Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14/8/2000 của Chính phủ về “Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010” cũng đã nêu một số biện pháp cơ bản, nhưng chưa đủ, chưa đồng bộ, thiếu chi tiết và chỉ mang tính định hướng, không có tính quy phạm pháp luật một cách rõ ràng.
Chỉ thị số 46/CT-UB-NCVX ngày 28/8/1995 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc “mở cuộc vận động không hút thuốc lá” cũng có nhiều quy định cấm bên cạnh việc vận động tuyên truyền. Ví dụ: “Nghiêm cấm hút thuốc lá trong các hội nghị, hội thảo, phòng họp. Các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể và lực lượng vũ trang phải gương mẫu chấp hành. Từ ngày 01/101995, cơ quan tài chánh không quyết toán chi mua thuốc lá tiếp khách và hội nghị”.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37677/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá và môi trường không khói thuốc lá
Công tác tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá không ngừng được tăng cường trong những năm qua, ở khắp nơi trên thế giới. Từ lâu, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra nhiều khuyến cáo về việc phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ở nhiều nước và vùng lãnh thổ đã ban hành các quy định về cấm hút thuốc lá nơi công cộng, cơ quan, công sở với mức phạt nghiêm khắc để răn đe người có hành vi hút thuốc lá không đúng nơi quy định. Tại Việt Nam, bên cạnh những văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá, công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đã được tăng cường, tỉ lệ người hút thuốc nơi công cộng đã giảm đáng kể, góp phần thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế thế giới về kiểm soát thuốc lá có hiệu lực đối với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 17/3/2005.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra và mục tiêu hướng tới, ở Việt Nam, tỉ lệ người hút thuốc lá còn khá cao, nhất là độ tuổi thanh, thiếu niên. Nguyên nhân là cùng với việc tuyên truyền thì các biện pháp thực thi những quy định hiện hành chưa tốt. Nếu chỉ vận động mà không xử phạt thì thói quen hút thuốc lá của nhiều người vẫn tiếp tục duy trì. Đặc biệt, ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá vẫn tiếp tục phát triển với mức thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt) còn quá thấp, giá bán lẻ thuốc lá vẫn phù hợp (thậm chí là không đáng kể) so với thu nhập của nhiều người. Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện hành chưa tập trung một cách chính thức (như các lĩnh vực khác) trong phòng, chống tác hại của thuốc lá. Chính vì vậy, việc ban hành một đạo luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá để góp phần quan trọng hướng tới một môi trường không khói thuốc là hết sức cần thiết.
1. Những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá 
1.1. Các văn bản còn tản mạn, thiếu hệ thống
Trong số hàng chục văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phòng chống tác hại của thuốc lá, có văn bản chỉ quy định rất giản đơn đối với hành vi vi phạm. Chẳng hạn, Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, chỉ có một Điều 4 khuyến khích thực hiện các hình thức “tổ chức đám cưới không hút thuốc lá”. Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong số 50 điều, thì chỉ có điều 16 quy định mức phạt (cảnh cáo hay phạt tiền) đối với hành vi hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng; hay Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước cũng chỉ có một điều (Điều 4) “Cấm hút thuốc lá trong phòng làm việc”…
Các văn bản ở cấp Bộ, khi điều chỉnh hành vi có liên quan đến tác hại của thuốc lá thì chủ yếu chỉ là “cấm hút thuốc lá”. Đối với Bộ Y tế, Chỉ thị của Bộ trưởng số 04/CT-BYT ngày 19/5/1995 về việc không hút thuốc lá đối với cán bộ, nhân viên ngành y tế. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành  Chỉ thị số 36/2001/CT- BGD&ĐT ngày 10/8/2001; Chỉ thị số 56/2007/CT-BGDĐT ngày 02/10/2007 về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục. Các Bộ trưởng Bộ Văn hoá - thông tin (nay là Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch); Bộ Giao thông - vận tải cũng ban hành chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành, lĩnh vực hoạt động của mình. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng có văn bản cấm hút thuốc lá đối với cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang.
Tại các địa phương, nơi thì ban hành hình thức văn bản là “Chỉ thị”, có nơi thì ban hành “Chỉ thị về mở cuộc vận động” các đối tượng trên địa bàn quản lý của mình không hút thuốc lá; có nơi ban hành Chỉ thị yêu cầu các ngành, các cấp thuộc quyền quản lý thực hiện Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá chưa đồng đều về mốc thời gian ban hành. Một trong những văn bản được ban hành “sớm” là Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế số 04/CT-BYT ngày 19/5/1995 về việc không hút thuốc lá. Sau đó rải rác từ các năm 2000 đến 2008, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ tiếp tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động này.
Tóm lại, các quy định có liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá còn rải rác, chưa tập trung vào một đầu mối (văn bản) thống nhất để quản lý và có tác động tới mọi đối tượng trong xã hội. Chẳng hạn, một bác sĩ khi đến làm việc tại cơ quan phải chịu sự điều chỉnh của hai văn bản Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước và Chỉ thị của Bộ trưởng số 04/CT-BYT ngày 19/5/1995 về việc không hút thuốc lá đối với cán bộ, nhân viên ngành y tế. Nhưng khi về nhà hay đến dự đám cưới, sinh nhật, đám tang... thì không chịu sự điều chỉnh nào về cấm hút thuốc lá.
1.2. Tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật chưa cao
Một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ có tính khả thi cao nếu bên cạnh sự “bắt buộc tuân thủ” với đối tượng điều chỉnh của văn bản đó còn có thêm những “sự đồng bộ” khác. Đó là điều kiện xã hội, thói quen, tập quán, môi trường, điều kiện vật chất… Nhưng đối với văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thì những “sự đồng bộ” đó hầu như chưa có, nên văn bản ít tính khả thi. Xin được nêu một số ví dụ (xem hộp):
Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản có tính quy phạm pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá:
- Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 278/CT ngày 03/8/1990 về việc cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của nước ngoài trên thị trường Việt Nam.
- Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng có Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Chỉ thị yêu cầu các cấp, các ngành đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục (trước hết là đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên) phải thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Trong đó có yêu cầu “không sử dụng thuốc lá”.
- Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 368/TTg ngày 22/6/1995 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước. Trong đó có quy định “các hội nghị không sử dụng thuốc lá, rượu bia để giải khát”;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 63/TC- HCSN ngày 07/8/1995 hướng dẫn thi hành Chỉ thị 368/TTg, trong đó có quy định về việc không hút thuốc lá trong hội nghị.
- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế số 04/CT-BYT ngày 19/5/1995 về việc không hút thuốc lá;
- Bộ Y tế có Quyết định của Bộ trưởng số 2019/QĐ-BYT ngày 30/6/2000
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status