Tiểu luận Bình luận những quy định của pháp luật về công ty hợp danh - pdf 13

Download Tiểu luận Bình luận những quy định của pháp luật về công ty hợp danh miễn phí



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. Vài nét sơ lược về lịch sử hình thành quy định hợp danh trên thế giới 1
II. Về công ty hợp danh theo quy định của pháp luật Việt Nam 2
1. Khái niệm về công ty hợp danh theo quy định của pháp luật Việt Nam: 2
2. Thành viên công ty hợp danh 3
2.1. Thành viên hợp danh 3
2.2. Thành viên góp vốn 5
3. Tư cách pháp lý của công ty hợp danh: 6
4. Vấn đề về vốn trong công ty hợp danh 8
4.1. Về việc góp vốn vào công ty 8
4.2. Về việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác 9
4.3. Về vấn đề huy động vốn 10
5. Cơ cấu tổ chức quản lý 10
III. Hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh trong điều kiện Việt Nam hiện nay 12
1. Về khái niệm công ty hợp danh: 12
2. Về điều kiện để trở thành thành viên hợp danh 13
3. Về quyền của thành viên góp vốn: 13
4. Việc quy định giới hạn trách nhiệm của thành viên góp vốn: 14
5. Về tư cách pháp lý của công ty hợp danh 14
6. Về vấn đề huy động vốn 15
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37867/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

danh hay có sự phân tách riêng biệt hai loại hình của nó, thì pháp luật Việt Nam đã đồng thời ghi nhận sự tồn tại của cả hai loại hình công ty hợp danh là hợp danh thông thường và hợp danh hữu hạn và được gộp dưới một cái ten chung nhất là “công ty hợp danh”. Đó cũng chính là điểm khác biệt cơ bản của pháp luật Việt Nam so với các nước trên thế giới nói chung cũng như khu vực Đông Nam Á nói riêng. Nhưng nói chung, khái niệm công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp Việt Nam có nội hàm công ty đối nhân theo pháp luật các nước. Với quy định về công ty hợp danh Luật doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam.
Thành viên công ty hợp danh
Thành viên hợp danh
Thành viên hợp danh là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của công ty hợp danh. Theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam, một công ty hợp danh muốn ra đời cần có ít nhất hai thành viên hợp danh. Theo điểm b, khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp thì “thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”.
Như vậy, pháp luật Việt Nam không cho phép một pháp nhân, một tổ chức trở thành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Đối với một số trường hợp đặc biệt, nếu công ty hợp danh hoạt động trong những ngành nghề như dịch vụ pháp luật, khám chữa bệnh, dược phẩm, thiết kế công trình, kiểm toán, môi giới chứng khoán… thì thành viên hợp danh trong công ty đó phải có chứng chỉ hành nghề, có trình độ chuyên môn hay có bảng cấp, nghiệp vụ nhất định.
Trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới, chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
Thành viên hợp danh là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty cả về mặt pháp lý và thực tế. Trong quá trình hoạt động, các thành viên được hưởng các quyền cơ bản, quan trọng của thành viên công ty, đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ tương xứng để bảo vệ quyền lợi của công ty và những người liên quan. Điều 134 Luật doanh nghiệp quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp danh. Cụ thể, thành viên hợp danh có các quyền cơ bản từ quản lý, điều hành công ty, sử dụng tài sản của công ty vào việc kinh doanh nhân danh công ty đến những công việc nội bộ khác của công ty. Bên cạnh đó, thành viên hợp danh phải có nghĩa vụ quản lý công ty theo đúng quy định của pháp luật, liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty. Có thể thấy, pháp luật đã trao cho thành viên hợp danh quyền của một chủ công nhân thực sự, đồng thời cũng áp dụng các chế độ trách nhiệm vô hạn mà loại thành viên này phải chịu khi thực hiện các hoạt động nhân danh công ty. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty kể từ khi đăng ký vào danh sách thành viên công ty, bất kể thành viên đó có trực tiếp tham gia vào các hoạt động phát sinh trách nhiệm ấy hay không, trừ trường hợp đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác (khoản 3 Điều 139 Luật doanh nghiệp). Ngay cả khi đã chấm dứt tư cách thành viên hợp danh thì trong thời hạn 2 năm, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên (Khoản 5 Điều 138 Luật doanh nghiệp)
Xuất phát từ việc thành viên hợp danh nắm giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập và quản lý công ty hợp danh mà các trường hợp thuộc quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp cũng không thể trở thành thành viên của công ty hợp danh.
Cũng chính từ vai trò quan trọng và chế độ trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh là tại điều 133 Luật doanh nghiệp đã có một số quy định hạn chế đối với thành viên hợp danh như: không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hay thành viên hợp danh của công tu khác (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại); không được quyền nhân danh cá nhân hay nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty đó; không được quyền chuyển một phần hay toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Việc pháp luật hạn chế các quyền của thành viên hợp danh là hoàn toàn phù hợp bởi thành viên hợp danh giữ vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của công ty hợp danh, hơn nữa, tính đối nhân luôn gắn liền với loại thành viên này, do đó, việc cho phép thành viên hợp danh được tự do chuyển nhượng vốn cũng như tự do thoải mái trong hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty, đến trật tự của môi trường kinh doanh nói chung và làm méo mó bản chất của công ty hợp danh.
Tư cách thành viên của công ty của thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Thành viên chết hay bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, hạn chế hay mất năng lực hành vi dân sự.
Tự nguyện rút khỏi công ty hay bị khai trừ khỏi công ty.
Thành viên góp vốn
Công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hay cá nhân. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Là thành viên của công ty đối nhân nhưng thành viên góp vốn lại hưởng chế độ trách nhiệm tài sản như một thành viên công ty đối vốn. Chính điều này là lý do cơ bản dẫn đến thành viên góp vốn có thân phận pháp lý khác với thành viên hợp danh. Bên cạnh những thuận lợi được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn bị hạn chế bởi những quyền cơ bản của thành viên công ty. Thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được hoạt động nhân danh công ty. Quy định như trên không phải là sự bất bình đẳng, phân biệt đối xử giữa hai loại thành viên mà nó khá hợp lý bởi lẽ việc tham gia của các thành viên góp vốn vào công ty hợp danh là khá an toàn, dù công ty có làm ăn thua lỗ đến đâu thì họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, với tinh thần khá thoải mái, được thì hưởng lợi, mất thì mất vốn, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của mình nên thành viên góp vốn khó có thể điều hành và quản lý công ty một cách cẩn trọng và có trách nhiệm như loại thành viên hợp danh được.
Việc thay đổi thành viên góp vốn trong công ty hợp danh cũng khá dễ dàng. Theo quy định tại điều 140 Luật doanh nghiệp 2005, thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác, được nhân danh cá nhân hay người khác thực hiện kinh doanh các ngành nghề đã đăng ký của công ty.
Như vậy, luật doanh nghiệp đã quy định khá cụ thể về quy chế thành viên của công ty hợp danh. Th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status