Chuyên đề Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên - pdf 13

Download Chuyên đề Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005 3
I. ĐĂNG KÝ KINH DOANH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 3
1. Khái niệm- Đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp 4
2. Khái niệm về đăng ký kinh doanh. Mục đích, ý nghĩa 6
2.1. Đăng ký kinh doanh 6
2.2. Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh 9
2.3. Ý nghĩa 10
II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH – TỪ LUẬT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ LUẬT CÔNG TY NĂM 1990 ĐẾN LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005 12
1. Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty năm 1990 12
1.1. Thủ tục đăng ký kinh doanh 13
1.2. Thủ tục cấp phép 13
2. Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 1999 18
2.1. Điều kiện thành lập và quản lý doanh nghiệp 19
2.2. Thẩm quyền thành lập doanh nghiệp 21
2.3. Thủ tục tiến hành đăng ký kinh doanh 21
3. Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 23
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TỈNH ĐIỆN BIÊN 27
I. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TỈNH ĐIỆN BIÊN 27
1. Sự hình thành phát triển 27
2. Cơ cấu tổ chức 28
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng đăng ký kinh doanh 28
4. Tình hình lao động nhân sự 30
II. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN 32
1. Khái quát về mô hình một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh 32
1.1. Mục đích của Thông tư 02 32
1.2 . Bản chất của cơ chế một cửa 33
2. Thực tiễn hoạt động đăng ký kinh doanh áp dụng tại địa bàn tỉnh Điện Biên 34
2.1. Thực tiễn hoạt động đăng ký kinh doanh tại địa bàn tỉnh Điện Biên 34
2.2. Ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng cách ủy quyền trong công tác đăng ký kinh doanh tại địa bàn tỉnh Điện Biên 42
III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA 44
1. Năm 2005 45
2. Năm 2006 46
3. Năm 2007 47
4. Đến thời điểm 31/12/2008 47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN 48
I. MỘT VÀI NHẬN XÉT 48
1. Pháp luật về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật 48
2.Thực tiễn áp dụng trong công tác đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Điện Biên 57
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN 58
1.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh 58
1.1. Hoàn thiện cơ quan đăng ký kinh doanh 58
1.2. Giải pháp hoàn thiện điều kiện đăng ký kinh doanh 61
1.3. Giải pháp hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh 64
1.4. Giải pháp đảm bảo việc đăng ký kinh doanh được thực hiện đúng luật 68
2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Điện Biên 70
2.1. Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế phối hợp với nhau để tạo ra một mạng thông tin toàn tỉnh về đăng ký kinh doanh 70
2.2. Kết hợp giấy đề nghị đăng ký kinh doanh và bản khai đăng ký thuế thành một bản thống nhất để doanh nghiệp thuận tiện trong việc kê khai. 71
2.4. Quy định rõ ràng và có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định và nội dung báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 72
2.5. Đề nghị làm rõ việc đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài 74
2.6. Tăng cường hơn nữa tuyên truyền pháp luật tới các doanh nghiệp. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37615/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

m lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
+ Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
+ Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch).
+ Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch). Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo
- Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
+ Kết hôn, nghỉ ba ngày;
+ Con kết hôn, nghỉ một ngày;
+ Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hay chồng chết, con chết, nghỉ ba ngày.
- Thời gian nghỉ hưu: Theo quy định là nam 60, nữ 55.Tuy nhiên do đặc thù là tỉnh miền núi, căn cứ vào thời gian làm việc có thể quy định thời gian nghỉ sớm hơn: nam 55, nữ 50.
- Những quy định riêng đối với lao động nữ:
+ Cán bộ, công chức là lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, từ 4- 6 tháng do Chính phủ quy định.
II. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
1. Khái quát về mô hình một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh
Thông tư 02/2007/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 27 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 (sau đây gọi là Thông tư 02).
1.1. Mục đích của Thông tư 02
Giảm thời gian và số lần người thành lập doanh nghiệp phải đi đến các cơ quan hành chính để thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Đây là một mục tiêu quan trọng nhất trong Thông tư 02 và của quá trình cải cách hành chính ở nước ta hiện nay. Theo Thông tư 02 thì từ khi người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ đến khi nhận kết quả bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế và giấy phép khắc dấu tối đa là 15 ngày làm việc.
Tạo tiền lệ tốt về sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhà nước trong việc xử lý các thủ tục hành chính cho công dân và doanh nghiệp; chuẩn bị cho việc áp dụng hệ thống đăng ký kinh doanh thống nhất toàn quốc.
Thông tư 02 có mục đích quan trọng là tạo ra một đầu mối tiếp xúc giữa người thành lập doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước. Đây là một tiến bộ lớn trong quá trình cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh.
1.2 . Bản chất của cơ chế một cửa
Khái niệm “một cửa” trong giao dịch giữa chính quyền với doanh nghiệp và người dân đã xuất hiện từ lâu ở các nước phát triển. Trong tiếng Anh, cách gọi quen thuộc của khái niệm này là “one-stop shop” (tạm dịch là “cửa hàng dừng chân một lần- có tất cả”). Bản thân từ “cửa hàng” hay “shop” đã hàm ý đối tượng phục vụ là khách hàng đến mua hàng hoá và dịch vụ của cửa hàng.
Cách gọi này thể hiện cách nhìn nhận mới về mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính công đối với doanh nghiệp và người dân, theo đó, khách hàng (là doanh nghiệp và người dân) khi bước chân vào loại cửa hàng đặc biệt này (là cơ quan dịch vụ hành chính công) đã có quyền kỳ vọng và đòi hỏi dịch vụ cửa hàng đó phải thuận tiện, đạt tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu của mình.
Nguyên tắc của cơ chế một cửa Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09 năm 2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Bản chất của cơ chế một cửa là doanh nghiệp và người dân khi có công việc giao dịch với cơ quan nhà nước thì chỉ cần liên hệ với một địa chỉ do nhà nước quy định. Tại địa chỉ giao dịch đó, thay mặt cơ quan chức năng của Nhà nước sẽ hướng dẫn, giải thích và thực hiện đầy đủ thủ tục cho doanh nghiệp và người dân. Là một đầu mối giao dịch thống nhất, các hồ sơ hành chính sẽ được nhận và trả tại đầu mối này. Như vậy, cơ chế một cửa thực chất là cơ chế giao dịch giữa nhà nước với doanh nghiệp và người dân thông qua một đầu mối. Mục đích lớn nhất của cơ chế này là nhằm giảm phiền hà cho doanh nghiệp và người dân, chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ công chức, đổi mới căn bản và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
2. Thực tiễn hoạt động đăng ký kinh doanh áp dụng tại địa bàn tỉnh Điện Biên
2.1. Thực tiễn hoạt động đăng ký kinh doanh tại địa bàn tỉnh Điện Biên
Thực hiện theo chỉ thị của Thông tư 02 về cải cách thủ tục trong hành chính trong đăng ký kinh doanh, Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BCA ngày 29/07/2008 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 1918 ngày 11/12/2008 về việc ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Điện Biên dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai theo mô hình một cửa theo cách ủy quyền: cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch & Đầu tư , trực tiếp hướng dẫn, nhận hồ sơ, thụ lý hồ sơ theo khuôn khổ trách nhiệm quyền hạn của mình và phối hợp với cơ quan Thuế, cơ quan Công an và cơ sở khắc dấu để hoàn thành các thủ tục cần thiết cho người thành lập doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực hiện theo cách ủy quyền, công tác đăng ký kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực. Thủ tục đăng ký kinh doanh được tiến hành một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo cách ủy quyền tại Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Điện Biên gồm các bước sau:
Hướng dẫn và nhận hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định tại quy chế ban hành kèm theo quyết định 1918 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.
Người thành lập doanh nghiệp tìm hiểu thủ tục đăng ký kinh doanh đăng ký dấu, đăng ký thuế và nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh. Hồ sơ, trình tự thủ tục, thời gian trả kết quả, các loại phí, lệ phí được niêm yết đầy đủ, công khai, dễ đọc, dễ nhìn tại Phòng Đăng ký kinh doanh ( quy định cụ thể tại Điều 16 Quy chế ban hành kèm quyết định 1918 của ngày 11/12/2008 UBND tỉnh Điện Biên).
- Thể thức hồ sơ: hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký con dấu phải được đánh máy, trình bày theo các mẫu biểu do Bộ Kế hoạch đầu tư; Liên bộ Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Công an đã thống nhất ban hành. Khi mạng điện tử về đăng ký kinh doanh đi vào hoạt động, hồ sơ gửi qua mạng giao dịch điện tử phải tuân theo các quy định về giao dịch điện tử.
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng k
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status