Tiểu luận Phân định giữa khiếu nại và tố cáo và những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng Luật Tố cáo và giải quyết tố cáo - pdf 13

Download Tiểu luận Phân định giữa khiếu nại và tố cáo và những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng Luật Tố cáo và giải quyết tố cáo miễn phí



Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 (thay thế cho Pháp lệnh năm 1981) đã đánh dấu một sự thay đổi căn bản trong việc phân định giữa khiếu nại và tố cáo. Ngay tại Điều 1 của Pháp lệnh đã chia thành hai khoản khác nhau, khoản một là về khiếu nại, khoản 2 là về tố cáo. Đồng thời cũng quy định phạm vi điều chỉnh khiếu nại chỉ bao gồm đối tượng là cơ quan hành chính nhà nước, còn “Quyền khiếu nại của công dân đối với quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, dân sự, trọng tài kinh tế do pháp luật tố tụng hình sự, dân sự, trọng tài kinh tế quy định”. Pháp lệnh quy định khiếu nại, tố cáo thành hai vấn đề khá độc lập với nhau: Chương II Khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại, Chương III Tố cáo và việc giải quyết tố cáo.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37658/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

iêng về tố cáo thì không ít người băn khoăn vì chưa hình dung đạo luật đó sẽ nhằm giải quyết vấn đề gì và sẽ phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào, khi mà các quy định về vấn đề này đã nằm rải rác trong không ít các văn bản có liên quan. Với mục đích góp phần luận giải những khó khăn đang đặt ra trong quá trình nghiên cứu nhằm đổi mới cơ chế giải quyết tố cáo hiện nay, chúng tui xin đưa ra một cái nhìn tổng thể về sự hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo, từ đó nhận định về bản chất hay nguyên nhân của những vướng mắc đặt ra trong cơ chế giải quyết tố cáo hiện nay và những suy nghĩ về giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
1. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về tố cáo và sự phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo
1.1. Quá trình hình thành pháp luật về tố cáo
Văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 về thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Bản Sắc lệnh gồm 8 điều:
“Điều thứ nhất: Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho việc giám sát
Điều thứ hai: Ban thanh tra đặc biệt có toàn quyền:
- Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân…”
Như vậy, ngay trong văn bản này chỉ có khái niệm khiếu nại, chưa hề xuất hiện khái niệm tố cáo hay khái niệm tương tự (tố giác, phản ánh, tin báo tội phạm…). Nhưng vì sao chúng tui vẫn khẳng định quy định này liên quan đến việc giải quyết tố cáo? Đó là vì xuất phát từ sự phân tích bối cảnh và mục tiêu của việc ra đời Ban thanh tra đặc biệt lúc đó cũng như các quyền hạn trao cho nó trong Sắc lệnh số 64 là “điều tra, hỏi chứng… đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào… Tịch biên hay niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra… Truy tố tất cả các việc…” thì có thể thấy rằng, Ban thanh tra được trao những quyền hạn hết sức rộng lớn với mục đích là giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước lúc bấy giờ và đương nhiên là có quyền tiếp nhận và giải quyết các phát hiện tố giác của người dân đối với việc làm vi phạm pháp luật của những người trong bộ máy chính quyền. Điều này càng được khẳng định khi chúng ta xem xét hoạt động của Ban thanh tra đặc biệt “Nhiệm vụ của Ban Thanh tra đặc biệt là thường xuyên nghiên cứu và giải quyết các đơn thư khiếu nại, phản ánh của các tầng lớp nhân dân từ khắp các địa phương gửi lên Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Đầu tháng 2 năm 1946, Ban Thanh tra đặc biệt tiến hành thanh tra vụ tham ô của ông Chủ tịch tỉnh X. Sau khi nghiên cứu kỹ đơn, thư phản ảnh, tố giác của nhân dân và một số nhân sỹ về hành vi tham ô công quỹ của ông Chủ tịch nói trên, Ban Thanh tra đã trực tiếp đi điều tra vụ việc tại tỉnh X…
Cuối tháng 5 năm 1946, Ban thanh tra đặc biệt nhận được nhiều đơn, thư của cán bộ, nhân viên và một số quần chúng nhân dân ở tỉnh Y. phản ảnh về việc cán bộ lãnh đạo tỉnh này có những hành động cửa quyền, lợi dụng quyền lực để ức hiếp quần chúng, trù dập những người dưới quyền… Ban Thanh tra đặc biệt đã về điều tra trực tiếp tại chỗ và chỉ rõ những hành động sai trái của một số lãnh đạo trong bộ máy chính quyền tỉnh Y…”1.
Những hoạt động trên đây chính là việc giải quyết các vụ việc tố cáo hiện nay mà chúng ta đang tiến hành. Tuy nhiên vào thời điểm đó, và cả thời gian rất lâu sau đó, chúng ta chưa có sự phân biệt giữa khiếu nại, tố cáo, mà với nhiều cách gọi khác nhau, hoạt động này được nhìn nhận chung như là việc tiếp nhận những thông tin, phản ánh, thắc mắc của người dân về việc làm sai trái của chính quyền hay của cán bộ, nhân viên nhà nước và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hay là để đòi lại lợi ích cho mình (khiếu nại), hay là vì phát giác để xử lý người vi phạm (tố cáo).
Ngày 13/9/1958, Thủ tướng Chính phủ có Thông tư số 436 Quy định trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chính quyền trong việc giải quyết loại thư khiếu nại, tố giác (gọi tắt là thư khiếu tố) của nhân dân.
Thông tư này bắt đầu thể hiện sự phân biệt về khái niệm giữa khiếu nại và tố cáo (tố giác) nhưng trong văn bản này chưa tìm thấy chỗ nào thể hiện có sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo (thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết), và được gọi chung là đơn thư khiếu tố.
Hiến pháp năm 1959 lần đầu tiên quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân tại Điều 29: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại, tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những hành vi vi phạm của nhân viên cơ quan nhà nước. Những việc khiếu nại và tố cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường”. Như vậy, bắt đầu từ đây, khái niệm tố cáo đã được chính thức sử dụng trong các văn bản của Nhà nước. Tuy nhiên, cũng chưa có sự phân định giữa khiếu nại và tố cáo.
Hiến pháp năm 1980 mở rộng đối tượng của khiếu nại, tố cáo hơn một chút, không chỉ cơ quan nhà nước mà cả “tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân”, nhưng vào thời kỳ này, các đối tượng này cũng không khác mấy so với cơ quan nhà nước, nên về cơ bản, không có sự thay đổi nhiều.
Ngày 22/5/1971, Uỷ ban Thanh tra ban hành Thông tư số 60-UBTTr Hướng dẫn trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc xét và giải quyết đơn thư khiếu nại và tố cáo của công dân, trong đó lần đầu tiên có sự phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo cũng như cách xử lý đối với từng loại đơn.
“… 3. Phân loại đơn để giải quyết:
- Đơn khiếu nại là để chỉ những sự việc của đương sự khiếu vì quyền lợi bị thiệt hại, yêu cầu cơ quan có trách nhiệm giải quyết (đơn đề đạt nguyện vọng xếp vào loại đơn khiếu nại);
- Đơn tố cáo là đơn nói những hành vi sai phạm của cán bộ, cơ quan làm sai chế độ, chính sách, pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của tập thể và của Nhà nước.
- Trường hợp đơn vừa khiếu nại vừa tố cáo thì xem xét việc nào là chủ yếu mà xếp vào việc đó.
4. Đơn khiếu nại chủ yếu do thủ trưởng cơ quan trực tiếp có trách nhiệm phải giải quyết đến nơi đến chốn.
Đơn tố cáo thì tuỳ nội dung sự việc và đối tượng bị tố cáo mà thủ trưởng cấp trên hay cơ quan chuyên môn, chịu trách nhiệm xét, giải quyết theo chức năng đã được Nhà nước quy định.
5. Những đơn khiếu nại của công dân về đời sống kinh tế và chính trị; bị uy hiếp nghiêm trọng và cấp thiết; đơn của quân nhân, gia đình quân nhân và gia đình liệt sỹ được giải quyết trước.
Đơn tố cáo tài sản, chính sách, chế độ nhà nước và tập thể bị xâm phạm nghiêm trọng, phải tập trung giải quyết để kịp thời ngăn chặn”.
Ngày 29/3/1973, Uỷ ban Thanh tra đã ban hành hai Thông tư: Thông tư số 67-UBTTr/ XKT Hướng dẫn việc xét, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo ở cấ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status