Cải cách hệ thống giấy phép kinh doanh Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO - pdf 13

Download Cải cách hệ thống giấy phép kinh doanh Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO miễn phí



 
Cho đến nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ và đáng tin cậy nào về hiệu quả quản lý của giấy phép kinh doanh hay về từng khía cạnh của vấn đề này. Do đó sẽ rất khó đánh giá chính xác tác dụng tích cực của các loại giấy phép trong việc quản lý nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích công cộng. Tuy nhiên, theo thông tin từ báo chí và từ ý kiến của nhiều chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp và người dân thì có vẻ như hệ thống giấy phép hiện nay chưa hay không đạt được hiệu quả quản lý mong muốn, ví dụ:
(i) Hiện tượng kinh doanh không phép hay không đúng điều kiện giấy phép diễn ra khá phổ biến trong một số lĩnh vực đòi hỏi phải có giấy phép (ví dụ hiện tượng đa số nhà thuốc không có dược sỹ, tức là không đủ tiêu chuẩn để được cấp giấy phép kinh doanh thuốc đối với nhà thuốc; đa số các biển quảng cáo tấm lớn ngoài trời ở Hà Nội vi phạm quy định về quảng cáo; hầu hết các cây xăng có hiện tượng vi phạm quy định về đo lường, chất lượng);
(ii) Nhiều lợi ích công cộng vẫn bị vi phạm một cách nghiêm trọng dù đã được quản lý bằng giấy phép (ví dụ hiện tượng phần lớn các quán ăn cố định hay di động không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.).
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38195/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

CẢI CÁCH HỆ THỐNG GIẤY PHÉP KINH DOANH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HẬU WTO
Từ ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với các quyền và nghĩa vụ theo các nguyên tắc chung của tổ chức này và các cam kết cụ thể của Việt Nam. Trong suốt 11 năm đàm phán, và đặc biệt là trong những năm gần đây, mục tiêu gia nhập WTO đã là một động lực, một sức ép tốt để chúng ta thực hiện những cải cách đáng ghi nhận nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng có một động lực khác, mạnh mẽ hơn, đằng sau những cải cách này, đó là nhu cầu tự thân của nước ta trong phát triển kinh tế, vì mục tiêu giải phóng sức lao động, thu hút đầu tư và phát triển bền vững. Chính động lực này sẽ là yếu tố quyết định cho những cải cách sắp tới về môi trường kinh doanh ở nước ta, khi mà mục tiêu gia nhập WTO đã hoàn thành và các cam kết mở cửa đã được ấn định. Nói về mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta, có lẽ không thể không nhắc đến hệ thống giấy phép kinh doanh (thường được biết đến nhiều hơn dưới cái tên “Giấy phép con” - tức là các loại giấy tờ, chấp thuận bằng văn bản hay dưới hình thức khác mà doanh nghiệp phải xin cơ quan quản lý nhà nước trước khi có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy phép thành lập ban đầu). Đã từ lâu, Giấy phép kinh doanh là một chủ đề nóng bỏng của nhiều nỗ lực cải cách bởi đây là yếu tố khó kiểm soát nhất và cũng là nguyên nhân chủ yếu của các hiện tượng tiêu cực khiến bức tranh về môi trường kinh doanh có nhiều điểm tối. Kể từ năm 2000 (thời điểm có hiệu lực của Luật Doanh nghiệp 1999, văn bản pháp lý được đánh giá là đã tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức và phương pháp quản lý kinh tế dân doanh ở Việt Nam), những nỗ lực cải cách hệ thống giấy phép quan trọng nhất ở Việt Nam có thể kể đến bao gồm: (i) 03 đợt bãi bỏ giấy phép kinh doanh của Chính phủ; (ii) Các đợt bãi bỏ giấy phép rải rác khác của các bộ, ngành; (iii) Các nghiên cứu về giấy phép nhằm đánh giá thực trạng hệ thống giấy phép kinh doanh; (iv) Rà soát hệ thống các giấy phép kinh doanh của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005. Những cải cách này đã góp một phần không nhỏ vào quá trình cải thiện môi trường kinh doanh nước ta (thể hiện qua một số lượng lớn các loại giấy phép được hủy bỏ, qua nhận thức rộng rãi của các đối tượng liên quan và qua những cải thiện cụ thể về trình tự, thủ tục của một số loại giấy phép). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi chúng ta có thể nói về một hệ thống giấy phép kinh doanh hoàn thiện ở Việt Nam (I). Có một điều chắc chắn rằng những nỗ lực đó sẽ tiếp tục được hậu thuẫn, vẫn sẽ có những động lực thúc đẩy cải cách dù sức ép của mục tiêu gia nhập WTO đã hoàn thành (II). I. Thực trạng hệ thống giấy phép kinh doanh Việt Nam Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu, điều tra về giấy phép kinh doanh ở Việt Nam nhưng có lẽ việc đưa ra một bức tranh đầy đủ, chính xác về thực trạng hệ thống giấy phép kinh doanh ở Việt Nam dường như vẫn còn là mục tiêu quá tham vọng. Thực tế, việc rà soát tổng thể là rất khó khăn bởi: - Một phần lớn các loại “phép” mà doanh nghiệp phải tuân thủ là do các cơ quan quản lý địa phương đặt ra (từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường); mà mỗi địa phương lại có một hệ thống các quy định của riêng mình, do đó chưa có nghiên cứu nào đủ đồ sộ để rà soát tất cả các địa phương; - Giấy phép kinh doanh có thể tồn tại ở bất kỳ lĩnh vực nào, từ những lĩnh vực quan trọng – nhạy cảm (như bưu chính-viễn thông, văn hoá thông tin, ngân hàng tài chính...) đến những lĩnh vực tưởng như không có nguy cơ gì lớn (phân phối, mua bán...) do đó không phải dễ dàng để rà soát tất cả các ngành nghề kinh doanh vốn rất đa dạng; - Giấy phép có thể tồn tại dưới dạng văn bản, mang tên “giấy phép...” hay các tên khác; cũng có thể tồn tại dưới dạng phi văn bản (lời nói, chấp thuận bằng im lặng...) nên không phải ai cũng nhận biết được rằng đó là giấy phép để mà thống kê hay điều chỉnh sửa đổi. Đây là những khó khăn của việc rà soát, đồng thời cũng cho thấy mức độ phức tạp, khó khả đoán và thiếu minh bạch của hệ thống giấy phép kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu như số lượng giấy phép kinh doanh cần rà soát quá lớn và quá đa dạng thì các tiêu chí để đánh giá thế nào là một giấy phép tốt, có thể chấp nhận được lại đơn giản hơn nhiều (dù rằng một vài yếu tố trong đó tương đối khó định lượng). Các tiêu chí đó bao gồm: - Căn cứ pháp lý của giấy phép: giấy phép có được quy định trong văn bản của Quốc hội, Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ không? (Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005 thì chỉ các cơ quan này có thẩm quyền quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh);[1] - Căn cứ tính hợp lý của giấy phép: Giấy phép có nhằm bảo vệ một hay một số lợi ích công cộng không? Để bảo vệ những lợi ích đó có thể dùng biện pháp nào khác ít cản trở quyền tự do kinh doanh hay không? - Điều kiện cấp phép: Các điều kiện cần có để xin và duy trì giấy phép đó có cụ thể, minh bạch không, có khả thi không, có vượt quá yêu cầu cần thiết để bảo vệ lợi ích công cộng liên quan không? - Thủ tục, trình tự cấp phép: Thủ tục để xin phép, gia hạn giấy phép có minh bạch, thuận lợi và nhanh chóng không? - Hiệu quả của giấy phép: Giấy phép có đạt hiệu quả quản lý như mong muốn không, có góp phần bảo vệ lợi ích công cộng liên quan không? Trên cơ sở các tiêu chí này (vốn đã nhận được sự đồng thuận tương đối từ các chuyên gia, doanh nghiệp cũng như nhiều đơn vị nghiên cứu trong những năm gần đây), một số rà soát cụ thể đối với các loại giấy phép kinh doanh đã được thực hiện trong nỗ lực đưa ra một bức tranh về hệ thống giấy phép này. Đáng kể nhất trong số đó là Nghiên cứu thử nghiệm rà soát chẩn đoán 37 giấy phép kinh doanh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện và Nghiên cứu rà soát 289 giấy phép kinh doanh do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì thực hiện. Sau đây là một số điểm bất cập chính của hệ thống giấy phép kinh doanh Việt Nam rút ra từ kết quả tổng hợp của hai nghiên cứu nói trên: - Về căn cứ pháp lý: Rất nhiều giấy phép có vấn đề về căn cứ pháp lý, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: (i) hay là giấy phép không được nêu trong bất kỳ văn bản nào của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng (ví dụ: Văn bản đồng ý nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến và các điều kiện kinh doanh trò chơi trực tuyến khác quy định tại Thông tư liên tịch 60/2006/TTLT), (ii) hay là giấy phép vẫn được quy định trong những văn bản này nhưng một số quy định về điều kiện cấp phép, duy trì giấy phép lại được nêu trong văn bản cấp bộ (ví dụ các điều kiện kinh doanh quảng cáo chỉ được quy định một phần trong ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status