Đề tài Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - pdf 13

Download Đề tài Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 miễn phí



Mục lục
Lời nói đầu . 1
Chương 1. khái quát chung về ly hôn . 4
1.1 Khái niệm về ly hôn . 4
1.2 Sơ lược lịch sử chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển . 5
1.2.1 Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam . 5
1.2.2 Thời kì Pháp thuộc . 10
1.2.3 Giai đoạn từ 1945 đến nay . 11
1.2.3.1 Từ năm 1945 – 1954 . 11
1.2.3.2 Từ năm 1955 – 1975 . 13
1.2.3.3 Từ năm 1976 đến nay 16
Chương 2. ly hôn theo luật hôn nhân Và gia đình việt nam năm 2000 19
2.1 Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 20
2.1.1 Khái niệm căn cứ ly hôn . 20
2.1.2 Nội dung căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 21
2.2 Các trường hợp ly hôn do luật định . 30
2.2.1 Thuận tình ly hôn . 30
2.2.1 Ly hôn theo yêu cầu của một bên 33
2.3 Hậu quả pháp lý của ly hôn . 36
2.3.1 Quan hệ nhân thân giữa hai vợ chồng . 36
2.3.2 Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn . 38
2.3.2.1 Đối với tài sản riêng của mỗi bên . 38
2.3.2.2 Đối với tài sản chung của vợ chồng . 40
2.3.3 Giải quyết cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn . 44
2.3.4 Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi cha mẹ ly hôn. 45
Chương 3. Thực tiễn áp dụng luật hôn nhân & GIA ĐìNH năm 2000 về ly hôn và một số kiến nghị Hoàn thiện pháp luật về ly hôn 49
3.1. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Luật hôn nhân & Gia đình 2000 về ly hôn . 49
3.2. Vấn đề áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân & Gia đình 2000 trong quá trình xét xử và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ly hôn 53
Tài liệu tham khảo
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38107/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ược đãi, hành hạ nhau, như : Thường xuyên đánh đập, hay có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hay cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau, như : Có quan hệ ngoại tình, đã được người chồng hay người vợ hay bà con thân thích của họ, hay cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có hành vi ngoại tình. (Mục 8, điểm a.1, Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000).
Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 của Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao . Trên thực tế cho thấy, nếu đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hay vẫn tiếp tục có quan hệ sống ly thân, bỏ mặc nhau hay vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được. (Mục 8, điểm a.2, Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000).
Ngoài ra, mục đích của hôn nhân không đạt được theo Mục 8, điểm a.3, Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 là không có tình nghĩa vợ chồng, không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Khi thực tế quan hệ vợ chồng ở trong “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” thì thường dẫn tới hậu quả làm cho “mục đích của hôn nhân không đạt được”. Mục đích của hôn nhân là tình yêu giữa nam và nữ muốn chung sống với nhau suốt đời, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững trên cơ sở giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Con người tiến tới hôn nhân với mục đích mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc. Do vậy, khi mục đích hôn nhân “không đạt được” thì quan hệ hôn nhân thường có tác động ngược lại. Khi đó chấm dứt hôn nhân được giải quyết bằng việc ly hôn.
Mục đích của hôn nhân nói chung xuất phát từ bản chất của hôn nhân. Toà án không thể dựa vào mục đích của hai người kết hôn mà xem xét có đạt được hay không để giải quyết ly hôn. Phần lớn mục đích của nam và nữ trước khi kết hôn là hướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững nhưng cũng có nhiều cuộc hôn nhân được xác lập bắt đầu từ những mục đích khác nhau. Dù cho họ từng kết hôn với mục đích nào đi chăng nữa thì mục đích của hôn nhân bền vững, hạnh phúc vẫn là tiêu chuẩn cao nhất mà bất kỳ ai kết hôn cũng hướng tới. Tuy nhiên, mục đích của vợ hay chồng đôi khi cũng ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình nếu như nó không đạt được sau khi kết hôn. Mục đích của hai người không phải bao giờ cũng giống nhau. Hôn nhân có thể đem đến cho người này nhưng lại không làm thoả mãn mục đích của người kia hay cả hai người. Vì vậy, điều cần thiết là phải hiểu được mục đích của hôn nhân. Nhà làm luật ở đây muốn nói đến mục đích cốt lõi của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Hôn nhân với mục đích rất phong phú và có thể thay đổi nhưng mục đích của hôn nhân lại mang tính cố định duy nhất. Bất cứ một cuộc hôn nhân nào, nếu không đạt được mục đích đó thì việc duy trì nó là không cần thiết và vợ chồng có thể được ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp ly hôn giữa anh Nguyễn Văn Nam và chị Bùi Thanh Tú tại TAND quận Đống Đa. Anh Nam và chị Tú kết hôn với nhau năm 1991, năm đầu họ chung sống với nhau rất hạnh phúc và có với nhau một cháu gái. Chị ở nhà nội trợ còn anh làm lái xe, thường xuyên vắng nhà. Do vậy, anh ít khi về thăm nhà và không quan tâm đến hai mẹ con chị. Trong 8 năm kéo dài như vậy đã khiến cho chị Tú nghi ngờ. Chị đã điều tra và phát hiện anh đã có quan hệ bất chính với người phụ nữ khác. Do vậy, lần nào anh về thăm nhà là vợ chồng anh chị lại cãi cọ, đánh đập nhau. Sự việc này kéo dài tự năm 1998 đến năm 2001, anh Nam có đơn xin ly hôn, TAND quận Đống Đa và TAND TP Hà Nội đã bác đơn. Đến năm 2003, anh Nam lại có đơn xin ly hôn với ly do là từ năm 1998 đến nay, quan hệ vợ chồng anh không hàn gắn được, tình nghĩa vợ chồng không còn và việc này đã kéo dài qua lâu nên thiết tha xin ly hôn. Chị Tú cũng thừa nhận quan hệ vợ chồng đã chấm dứt vào năm 1998. Từ năm 1999 đến nay, mỗi lần anh Nam về nhà lại liên tục hành hạ, đánh đập chị. Chị thấy tình cảm vợ chồng không còn nhưng không nhất trí ly hôn vì không muốn làm ảnh hưởng đến con cái. Như vậy, ta có thể thấy quan hệ hôn giữa anh Nam và chị Tú đã mâu thuẫn trầm trọng, cả hai người đều thừa nhận vợ chồng không còn tình cảm với nhau nữa. Qua nhiều lần hoà giải và hai lần xử bác đơn xin ly hôn, vợ chồng anh chị cũng không hàn gắn lại được. Hơn nữa anh chị lại thường xuyên cãi chửi nhau. Cuộc hôn nhân chỉ còn là hình thức làm cho hai người rằn vặt, đau khổ. Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững nhưng điều đó không đạt được đối với anh chị mà cả hai người đều không được sống một cách yên ổn. Bản án số 02/LHST ngày 14/8/2003 của TAND huyện Gia Lâm đã quyết định: xử cho ly hôn giữa anh Nam và chị Tú, chấm dứt một cuộc hôn nhân tan vỡ đã kéo dài mà không đạt được mục đích 1. TAND huyện Gia Lâm, Bản án sơ thẩm số 02/LHST ngày 14/8/2003
.
Trong quá trình giải quyết ly hôn cần có sự phân biệt giữa căn cứ ly hôn với nguyên nhân, lý do và động cơ xin ly hôn của đương sự. Nguyên nhân ly hôn là những hiện tượng, sự kiện tác động đến hôn nhân và làm cho hôn nhân tan vỡ, ly hôn là kết quả tất yếu của mối quan hệ nhân quả với nguyên nhân nào đó phát sinh trong cuộc sống vợ chồng chẳng hạn như tính tình vợ chồng không hợp, ngoại tình…. còn lý do ly hôn chỉ là cái cớ mà đương sự dựa vào đó để Toà án giải quyết ly hôn. Trong nhiều trường hợp, lý do ly hôn cũng đồng thời là nguyên nhân ly hôn. Còn số ít, để tránh việc phải nêu ra nguyên nhân, động cơ thầm kín, họ thường tìm những lý do nào đó hợp lý để che lấp đi nguyên nhân thực sự dẫn đến ly hôn.
Khác với nguyên nhân và lý do ly hôn, động cơ ly hôn thường mang tính tiềm ẩn. Đó là trường hợp tâm lý bên trong của đương sự, thúc đẩy đương sự xin ly hôn. Vợ chồng khi ly hôn thường có xu hướng che đậy động cơ ly hôn, cho dù động cơ có chính đáng hay không. Có thể lấy ví dụ sau: Một đôi vợ chồng cưới nhau đã 10 năm mà không có con, chị vợ biết mình không có khả năng sinh đẻ, chị quyết định xin ly hôn chồng để giải toả tâm lý cho mình và tạo điều kiện cho anh chồng có cơ hội kết hôn với người khác. Qua điều tra, Toà án nhận thấy hai bên vợ chồng vẫn thực sự yêu thương nhau, có thể khắc phục được tình trạng nên đã kiên trì thuyết phục anh chị đoàn tụ.
Việc giải quyết ly hôn hay không là dựa vào c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status